Chương : 27
Anna bước vào phòng đợi của sân bay Otopeni, sân bay quốc tế của Bucharest. Cô đẩy một chiếc xe chất đầy một thùng gỗ, một chiếc vali lớn và một chiếc laptop. Cô dừng lại khi trông thấy một người đàn ông đang lao về phía mình.
Anna nhìn ông ta một cách ngờ vực. Ông ta khoảng sáu mươi tuổi, tóc đã bắt đầu hói, nước da tươi tắn và mang một bộ ria mép đen và dầy. Ông ta mặc một bộ complê có vẻ hơi chật, và điều đó cho thấy trước kia hẳn là ông ta trông thon thả hơn.
Ông ta dừng lại trước mặt Anna.
“Tôi là Sergei”, ông ta nói bằng tiếng mẹ đẻ. “Anton nói cho tôi biết cô đã gọi điện và yêu cầu được đón ở sân bay. Ông ấy cũng đã đặt phòng cho cô tại một khách sạn nhỏ trong thành phố”. Sergei cầm lấy chiếc xe đẩy của Anna và đẩy về phía chiếc tắc xi đang chờ sẵn của mình, ông ta mở cửa sau chiếc xe Mercedes màu vàng đã đi được ba trăm nghìn dặm theo con số ghi trên đồng hồ và chờ cho đến khi Anna đã ngồi vào trong xe ông ta mới cho hành lý vào cốp sau và ngồi vào sau vô lăng.
Anna nhìn qua cửa sổ xe và quan sát sự thay đổi của thành phố - nó gần như đã hoàn toàn thay đổi, và giờ đây đã trở thành một thủ đô đầy sức sống đang khẳng định vị thế của mình ở châu Âu. Những tòa nhà văn phòng hiện đại và trung tâm mua bán đã thế chỗ cho những tòa nhà xám xịt dưới chế độ Cộng sản mà mới chỉ một thập niên trước còn thống trị nơi này.
Sergei dừng lại bên ngoài một khách sạn nhỏ náu mình cuối một con phố nhỏ. Ông ta vác chiếc thùng màu đỏ ra khỏi cốp xe trong khi Anna lấy hành lý và bước vào trong khách sạn.
“Việc đầu tiên tôi muốn làm là đi thăm mẹ tôi”, Anna nói sau khi đã làm thủ tục đăng ký vào khách sạn. Sergei nhìn đồng hồ. “Tôi sẽ đón cô vào lúc 9 giờ. Như thế cô sẽ được chợp mắt vài tiếng”.
“Cảm ơn”, Anna nói.
Ông ta nhìn theo cho đến khi cô bước vào trong thang máy cùng với chiếc thùng màu đỏ.
***
Jack đã nhận ra Anna khi anh đang đứng xếp hàng để lên máy bay. Chỉ là kỹ năng quan sát cơ bản: lùi lại phía sau, trong trường hợp người bị anh theo dõi lại đang ở phía sau anh. Vấn đề là đừng để cho người bị theo dõi nhận ra rằng anh đang bám theo họ. Phải hành động một cách tự nhiên, đừng bao giờ ngoái nhìn lại. Không phải là chuyện dễ.
Thầy giáo của anh tại Quantico tối nào cũng bắt anh phải luyện kỹ năng theo dõi sau khi tan lớp. Nhiệm vụ của anh là phải bám theo một lính mới trên đường về nhà. Nếu anh mất dấu anh ta, anh sẽ bị phạt. Jack đã một lần bị mất dấu anh ta và để bù lại, anh đã bám theo chính thầy giáo của mình trên đường về nhà mà không bị phát hiện.
Jack bước lên bậc cầu thang máy bay. Anh không ngoảnh nhìn lại.
***
Khi Anna bước ra khỏi khách sạn lúc vừa hơn chín giờ, cô thấy Sergei đang đứng bên cạnh chiếc xe Mercedes cũ của ông ta.
“Chào ông Sergei”, Anna nói khi ông ta mở cửa sau xe cho cô.
“Chào cô. Cô vẫn muốn đi thăm mẹ mình chứ?”
“Có chứ”, Anna nói. “Mẹ tôi sống ở-”
Sergei xua tay để thể hiện rằng ông ta đã biết cần phải đưa cô tới đâu. Anna mỉm cười hài lòng khi ông ta đánh xe qua trung tâm thành phố, ngang qua một đài phun nước khổng lồ. Nhưng khi xe ra đến ngoại ô thành phố bức tranh ngay lập tức chuyển sang màu đen trắng. Khi xe đi đến khu Berceni, Anna nhận ra rằng chế độ mới vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài nếu họ muốn thành công trong chương trình THỊNH VƯỢNG CHO TẤT CẢ mà họ đã hứa hẹn với cử tri sau khi chế độ Ceausescu sụp đổ. Anna nhận ra những hình ảnh quen thuộc của thời thơ ấu. Cô thấy người dân ở đây trông có vẻ già hơn độ tuổi của họ. Chỉ có bọn trẻ đang chơi bóng đá trên đường phố là dường như không nhận thấy sự xuống cấp quanh mình. Anna ngạc nhiên khi thấy mẹ mình vẫn khăng khăng ở lại nơi này sau khi cha cô đã bị sát hại trong cuộc nổi dậy. Đã bao lần cô cố thuyết phục bà sang Mỹ với họ, nhưng bà là một người không thể lay chuyển.
Vào năm 1987, Anna được một người bác mà cô chưa từng gặp mời tới Illinois. Ông bác thậm chí còn gửi cho cô hai trăm đôla để thêm tiền lộ phí cho cô. Cha cô đã yêu cầu cô lên đường và lên đường ngay, nhưng chính mẹ cô là người đã tiên đoán rằng cô sẽ không bao giờ quay trở lại. Cô mua một chiếc vé một chiều, và ông bác của cô đã hứa sẽ trả tiền cho chuyến trở về của cô bất kỳ khi nào cô muốn trở lại Bucharest.
Lúc đó Anna mới 17 tuổi và cô đã phải lòng nước Mỹ thậm chí từ trước khi tàu cập bến. Vài tuần sau đó Ceausescu bắt đầu đàn áp những ai dám chống lại chế độ độc tài tàn bạo của ông ta. Cha cô đã viết thư để cảnh báo Anna rằng cô không nên trở về nước vì tình hình rất nguy hiểm.
Đó là bức thư cuối cùng của ông. Ba tuần sau đó, ông tham gia vào cuộc nổi dậy và từ đó chẳng ai gặp lại ông nữa.
Anna rất nhớ mẹ và liên tục giục bà sang Mỹ. Nhưng câu trả lời của bà không bao giờ thay đổi. “Đây là quê hương, nơi mẹ đã sinh ra và cũng là nơi mẹ sẽ nằm xuống. Mẹ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc đời mới”. Quá già ư? Mẹ mới 51 tuổi, nhưng đó là 51 năm đã làm nên sự cứng đầu kiểu Romania, vì vậy Anna buộc phải chấp nhận thực tế là không ai có thể lay chuyển nổi mẹ mình. Một tháng sau đó, bác George của cô xin cho Anna vào học tại một trường ở địa phương. Trong khi sự bất ổn xã hội ở Romania vẫn tiếp diễn, Anna tốt nghiệp đại học và sau đó kiếm được học bổng làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại đại học Penn, trong một lĩnh vực không có rào cản ngôn ngữ. Tiến sỹ Petrescu vẫn đều đặn hàng tháng viết thư cho mẹ, dù cô biết phần lớn thư từ của cô không đến được tay bà, vì những bức thư hiếm hoi của bà mà cô nhận được bao giờ cũng chứa đựng những câu hỏi mà cô đã trả lời.
Quyết định đầu tiên mà cô đưa ra sau khi tốt nghiệp đại học và đầu quân cho hãng Sotheby là mở một tài khoản riêng cho mẹ mình ở Bucharest và cứ đến ngày mồng một hàng tháng cô lại chuyển vào tài khoản đó 400 đôla. Cho dù cô muốn...
“Tôi sẽ chờ cô”, Sergei nói khi chiếc tắc xi đỗ lại bên ngoài một tòa nhà chung cư đổ nát tại khu Piazza Resitei.
“Cảm ơn”, Anna nói rồi ngước nhìn tòa nhà có từ thời trước chiến tranh nơi cô đã sinh ra và cũng là nơi mẹ cô hiện giờ đang sinh sống. Anna băn khoăn không hiểu mẹ tiêu tiền vào những việc gì. Cô bước đi trên lối đi phủ đầy cỏ dại mà ngày xưa cô đã từng cho là rất rộng vì cô không thể nhảy qua.
Bọn trẻ đang chơi bóng đá trên đường tò mò nhìn người phụ nữ lạ mặc quần bò mài, áo khoác mỏng, đi một đôi giày thể thao sành điệu đang bước đi trên con đường đầy ổ gà.
Thang máy phớt lờ việc cô bấm nút - chẳng có gì thay đổi - và đó là lý do tại sao, Anna nhớ lại, những căn phòng đắt giá nhất bao giờ cũng ở những tầng dưới. Cô không hiểu tại sao mẹ cô không chịu chuyển đi nơi khác. Số tiền mà cô gửi thừa đủ để bà có thể thuê một căn hộ sang trọng tại một khu vực khác trong thành phố. Anna cảm thấy như mình có tội và cảm giác ấy gia tăng theo mỗi bậc cầu thang mà cô bước lên. Cô đã quên mất sự tồi tệ của cuộc sống nơi này, nhưng giống như những đứa trẻ đang chơi dưới phố kia, cuộc sống ấy đã từng là một phần của đời cô. Khi cuối cùng Anna tới được tầng mười sáu, cô dừng lại để thở. Hèn gì mẹ cô chẳng mấy khi rời khỏi căn hộ. Những tầng trên cao nữa là nơi sinh sống của các cụ già trên 60 tuổi, những con người cũng hiếm khi ra khỏi nhà giống như mẹ cô. Anna lưỡng lự một chút rồi gõ lên chiếc cánh cửa chưa từng được sơn lại kể từ khi cô rời đi.
Cô chờ một lát trước khi một bà già ốm yếu, tóc bạc trắng, mặc quần áo màu đen mở hé cánh cửa. Mẹ và con nhìn nhau chằm chằm, cho đến khi Elsa Petrescu mở toang cánh cửa, vòng tay ôm lấy cô con gái và kêu lên bằng một giọng già nua như chính vẻ ngoài của bà, “Anna, Anna, Anna”. Cả hai mẹ con cùng oà khóc. Bà già cứ bám chặt lấy tay Anna trong khi cô đưa bà vào căn hộ nơi cô đã sinh ra. Mọi thứ đều sạch sẽ và Anna vẫn có thể nhớ mọi thứ, bởi vì chẳng có gì thay đổi. Bộ bàn ghế mà bà nội đã để lại cho họ, những bức ảnh đen trắng của gia đình, một chiếc thùng đựng than không có than, một tấm thảm cũ mòn tới mức không ai biết ban đầu nó có màu gì. Thứ đồ vật mới duy nhất trong căn phòng này là một bức tranh lớn treo trên tường. Anna ngắm nhìn bức chân dung của cha mình và càng hiểu rõ hơn tình yêu nghệ thuật của cô bắt đầu từ đâu.
“Anna, Anna, có quá nhiều chuyện mẹ muốn hỏi con”, mẹ cô nói. “Mẹ nên bắt đầu từ đâu?” bà già vừa hỏi vừa nắm chặt tay cô con gái.
Mặt trời đã sắp lặn mà Anna vẫn chưa trả lời hết các câu hỏi của mẹ mình. Cô lại nài nỉ, “mẹ ơi sang Mỹ sống với con đi”.
“Không”, mẹ cô trả lời một cách cương quyết, “tất cả bạn bè và những kỷ niệm của mẹ đều ở đây. Mẹ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc sống mới”.
“Thế tại sao mẹ không chuyển tới một căn hộ khác? Con có thể tìm cho mẹ một phòng đẹp hơn ở một tầng thấp hơn”
“Đây là nơi bố mẹ đã cưới nhau”, mẹ cô nói nhỏ, “đây là nơi mẹ đã sinh ra con, là nơi mẹ đã sống suốt ba mươi năm với bố con và cũng là nơi mẹ sẽ nằm xuống”. Bà già nhìn lên và mỉm cười với con gái “ai sẽ chăm lo cho mồ mả của cha con?” bà hỏi như thể bà chưa bao giờ hỏi câu hỏi đó. Bà nhìn vào mắt cô con gái. “Con biết là cha rất vui khi thấy con được sống yên ổn ở Mỹ với bác con” - bà dừng lại - “và bây giờ mẹ hiểu là cha con đã tính đúng”.
Anna nhìn quanh căn phòng. “Thế tại sao mẹ không tiêu một ít tiền mà con vẫn gửi về cho mẹ hàng tháng?”
“Mẹ có tiêu đấy chứ”, mẹ cô nói, “nhưng mẹ không tiêu cho mình”, bà thừa nhận, “bởi vì mẹ chẳng cần gì”.
“Thế thì mẹ tiêu vào việc gì?” Anna hỏi.
“Anton”.
“Anton?”Anna hỏi lại.
“Đúng thế, Anton”, mẹ cô nói. “Con biết là cậu ta đã được ra khỏi tù rồi chứ?”
“À vâng”, Anna nói, “Anh ấy viết cho con ngay sau khi Ceausescu bị bắt và hỏi xem con có giữ một tấm ảnh nào của cha không để cho anh ấy mượn”. Anna nhìn lên bức chân dung của cha mình và mỉm cười.
“Giống như là người thật”, mẹ cô nói.
“Đúng là giống thật”, Anna nói.
“Họ đã trả lại cho Anton công việc cũ của cậu ấy tại học viện. Cậu ấy bây giờ là giáo sư rồi đấy. Nếu con lấy cậu ấy thì bây giờ con đã là vợ của một giáo sư rồi”.
“Anh ấy vẫn còn vẽ chứ ạ?” cô hỏi để tránh câu hỏi tiếp theo của mẹ mình mà cô đã đoán biết trước.
“Vẫn vẽ”, mẹ cô đáp, “nhưng công việc chính của cậu ấy bây giờ là dạy học ở trường Đại học Nghệ thuật. Ở đất nước Romania này có ai sống được bằng nghề vẽ tranh đâu”, mẹ cô nói bằng một giọng buồn bã.
“Người tài như cậu ấy nhẽ ra cũng nên sang Mỹ mà sống”.
Anna lại nhìn lên bức chân dung khổ lớn của cha mình do Anton vẽ. Mẹ cô nói đúng; với một tài năng như thế, anh có thể gặt hái được nhiều thành công ở New York. “Nhưng anh ấy làm gì với khoản tiền mẹ cho?” cô hỏi.
“Cậu ấy mua giấy, sơn, bút vẽ và tất cả những thứ khác mà sinh viên của cậu ấy không đủ tiền mua và con thấy đấy, khoản tiền con gửi đã được dùng đúng chỗ và đã giúp ích được cho rất nhiều người”. Bà cụ dừng lại. “Anton là mối tình đầu của con, đúng không Anna?”
Anna không tin nổi là mẹ cô vẫn còn có thể làm cho cô phải đỏ mặt. “Vâng ạ”, cô thú nhận, “và có lẽ con cũng là mối tình đầu của anh ấy”.
“Bây giờ cậu ấy có vợ rồi và đã có một cậu con trai tên là Peter”. Bà cụ lại dừng lại. “Con có người yêu chưa?”
“Chưa mẹ ạ”.
“Có phải đó là lý do khiến con trở về nước không? Hay con đang phải chạy trốn ai?”
“Điều gì khiến mẹ hỏi con như thế?” Anna hỏi.
“Nhìn vào mắt con là mẹ biết, vừa có vẻ buồn bã, vừa có vẻ sợ sệt”, bà cụ vừa nói vừa nhìn cô con gái, “cũng như hồi còn bé, con đâu có dấu nổi mẹ điều gì”.
“Đúng là con có một vài chuyện”, Anna thừa nhận, “nhưng chẳng có chuyện gì mà không thể giải quyết”. Cô mỉm cười. “Thực tế thì con nghĩ là Anton có thể giúp con giải quyết một trong những chuyện đó và có lẽ con sẽ tới học viện để tìm gặp anh ấy và mời anh ấy đi uống nước. Mẹ có gì muốn nhắn cho anh ấy không?”
Mẹ cô không trả lời. Bà cụ đã ngủ thiếp đi. Anna đắp lại tấm chăn mỏng cho mẹ và hôn lên trán bà. “Con sẽ trở lại vào sáng ngày mai”, cô thì thầm.
Cô nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Khi xuống đến chân chiếc cầu thang đầy rác bẩn, cô hài lòng khi thấy chiếc xe Mercedes cũ màu vàng vẫn đang đỗ bên vệ đường.
Anna nhìn ông ta một cách ngờ vực. Ông ta khoảng sáu mươi tuổi, tóc đã bắt đầu hói, nước da tươi tắn và mang một bộ ria mép đen và dầy. Ông ta mặc một bộ complê có vẻ hơi chật, và điều đó cho thấy trước kia hẳn là ông ta trông thon thả hơn.
Ông ta dừng lại trước mặt Anna.
“Tôi là Sergei”, ông ta nói bằng tiếng mẹ đẻ. “Anton nói cho tôi biết cô đã gọi điện và yêu cầu được đón ở sân bay. Ông ấy cũng đã đặt phòng cho cô tại một khách sạn nhỏ trong thành phố”. Sergei cầm lấy chiếc xe đẩy của Anna và đẩy về phía chiếc tắc xi đang chờ sẵn của mình, ông ta mở cửa sau chiếc xe Mercedes màu vàng đã đi được ba trăm nghìn dặm theo con số ghi trên đồng hồ và chờ cho đến khi Anna đã ngồi vào trong xe ông ta mới cho hành lý vào cốp sau và ngồi vào sau vô lăng.
Anna nhìn qua cửa sổ xe và quan sát sự thay đổi của thành phố - nó gần như đã hoàn toàn thay đổi, và giờ đây đã trở thành một thủ đô đầy sức sống đang khẳng định vị thế của mình ở châu Âu. Những tòa nhà văn phòng hiện đại và trung tâm mua bán đã thế chỗ cho những tòa nhà xám xịt dưới chế độ Cộng sản mà mới chỉ một thập niên trước còn thống trị nơi này.
Sergei dừng lại bên ngoài một khách sạn nhỏ náu mình cuối một con phố nhỏ. Ông ta vác chiếc thùng màu đỏ ra khỏi cốp xe trong khi Anna lấy hành lý và bước vào trong khách sạn.
“Việc đầu tiên tôi muốn làm là đi thăm mẹ tôi”, Anna nói sau khi đã làm thủ tục đăng ký vào khách sạn. Sergei nhìn đồng hồ. “Tôi sẽ đón cô vào lúc 9 giờ. Như thế cô sẽ được chợp mắt vài tiếng”.
“Cảm ơn”, Anna nói.
Ông ta nhìn theo cho đến khi cô bước vào trong thang máy cùng với chiếc thùng màu đỏ.
***
Jack đã nhận ra Anna khi anh đang đứng xếp hàng để lên máy bay. Chỉ là kỹ năng quan sát cơ bản: lùi lại phía sau, trong trường hợp người bị anh theo dõi lại đang ở phía sau anh. Vấn đề là đừng để cho người bị theo dõi nhận ra rằng anh đang bám theo họ. Phải hành động một cách tự nhiên, đừng bao giờ ngoái nhìn lại. Không phải là chuyện dễ.
Thầy giáo của anh tại Quantico tối nào cũng bắt anh phải luyện kỹ năng theo dõi sau khi tan lớp. Nhiệm vụ của anh là phải bám theo một lính mới trên đường về nhà. Nếu anh mất dấu anh ta, anh sẽ bị phạt. Jack đã một lần bị mất dấu anh ta và để bù lại, anh đã bám theo chính thầy giáo của mình trên đường về nhà mà không bị phát hiện.
Jack bước lên bậc cầu thang máy bay. Anh không ngoảnh nhìn lại.
***
Khi Anna bước ra khỏi khách sạn lúc vừa hơn chín giờ, cô thấy Sergei đang đứng bên cạnh chiếc xe Mercedes cũ của ông ta.
“Chào ông Sergei”, Anna nói khi ông ta mở cửa sau xe cho cô.
“Chào cô. Cô vẫn muốn đi thăm mẹ mình chứ?”
“Có chứ”, Anna nói. “Mẹ tôi sống ở-”
Sergei xua tay để thể hiện rằng ông ta đã biết cần phải đưa cô tới đâu. Anna mỉm cười hài lòng khi ông ta đánh xe qua trung tâm thành phố, ngang qua một đài phun nước khổng lồ. Nhưng khi xe ra đến ngoại ô thành phố bức tranh ngay lập tức chuyển sang màu đen trắng. Khi xe đi đến khu Berceni, Anna nhận ra rằng chế độ mới vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài nếu họ muốn thành công trong chương trình THỊNH VƯỢNG CHO TẤT CẢ mà họ đã hứa hẹn với cử tri sau khi chế độ Ceausescu sụp đổ. Anna nhận ra những hình ảnh quen thuộc của thời thơ ấu. Cô thấy người dân ở đây trông có vẻ già hơn độ tuổi của họ. Chỉ có bọn trẻ đang chơi bóng đá trên đường phố là dường như không nhận thấy sự xuống cấp quanh mình. Anna ngạc nhiên khi thấy mẹ mình vẫn khăng khăng ở lại nơi này sau khi cha cô đã bị sát hại trong cuộc nổi dậy. Đã bao lần cô cố thuyết phục bà sang Mỹ với họ, nhưng bà là một người không thể lay chuyển.
Vào năm 1987, Anna được một người bác mà cô chưa từng gặp mời tới Illinois. Ông bác thậm chí còn gửi cho cô hai trăm đôla để thêm tiền lộ phí cho cô. Cha cô đã yêu cầu cô lên đường và lên đường ngay, nhưng chính mẹ cô là người đã tiên đoán rằng cô sẽ không bao giờ quay trở lại. Cô mua một chiếc vé một chiều, và ông bác của cô đã hứa sẽ trả tiền cho chuyến trở về của cô bất kỳ khi nào cô muốn trở lại Bucharest.
Lúc đó Anna mới 17 tuổi và cô đã phải lòng nước Mỹ thậm chí từ trước khi tàu cập bến. Vài tuần sau đó Ceausescu bắt đầu đàn áp những ai dám chống lại chế độ độc tài tàn bạo của ông ta. Cha cô đã viết thư để cảnh báo Anna rằng cô không nên trở về nước vì tình hình rất nguy hiểm.
Đó là bức thư cuối cùng của ông. Ba tuần sau đó, ông tham gia vào cuộc nổi dậy và từ đó chẳng ai gặp lại ông nữa.
Anna rất nhớ mẹ và liên tục giục bà sang Mỹ. Nhưng câu trả lời của bà không bao giờ thay đổi. “Đây là quê hương, nơi mẹ đã sinh ra và cũng là nơi mẹ sẽ nằm xuống. Mẹ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc đời mới”. Quá già ư? Mẹ mới 51 tuổi, nhưng đó là 51 năm đã làm nên sự cứng đầu kiểu Romania, vì vậy Anna buộc phải chấp nhận thực tế là không ai có thể lay chuyển nổi mẹ mình. Một tháng sau đó, bác George của cô xin cho Anna vào học tại một trường ở địa phương. Trong khi sự bất ổn xã hội ở Romania vẫn tiếp diễn, Anna tốt nghiệp đại học và sau đó kiếm được học bổng làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại đại học Penn, trong một lĩnh vực không có rào cản ngôn ngữ. Tiến sỹ Petrescu vẫn đều đặn hàng tháng viết thư cho mẹ, dù cô biết phần lớn thư từ của cô không đến được tay bà, vì những bức thư hiếm hoi của bà mà cô nhận được bao giờ cũng chứa đựng những câu hỏi mà cô đã trả lời.
Quyết định đầu tiên mà cô đưa ra sau khi tốt nghiệp đại học và đầu quân cho hãng Sotheby là mở một tài khoản riêng cho mẹ mình ở Bucharest và cứ đến ngày mồng một hàng tháng cô lại chuyển vào tài khoản đó 400 đôla. Cho dù cô muốn...
“Tôi sẽ chờ cô”, Sergei nói khi chiếc tắc xi đỗ lại bên ngoài một tòa nhà chung cư đổ nát tại khu Piazza Resitei.
“Cảm ơn”, Anna nói rồi ngước nhìn tòa nhà có từ thời trước chiến tranh nơi cô đã sinh ra và cũng là nơi mẹ cô hiện giờ đang sinh sống. Anna băn khoăn không hiểu mẹ tiêu tiền vào những việc gì. Cô bước đi trên lối đi phủ đầy cỏ dại mà ngày xưa cô đã từng cho là rất rộng vì cô không thể nhảy qua.
Bọn trẻ đang chơi bóng đá trên đường tò mò nhìn người phụ nữ lạ mặc quần bò mài, áo khoác mỏng, đi một đôi giày thể thao sành điệu đang bước đi trên con đường đầy ổ gà.
Thang máy phớt lờ việc cô bấm nút - chẳng có gì thay đổi - và đó là lý do tại sao, Anna nhớ lại, những căn phòng đắt giá nhất bao giờ cũng ở những tầng dưới. Cô không hiểu tại sao mẹ cô không chịu chuyển đi nơi khác. Số tiền mà cô gửi thừa đủ để bà có thể thuê một căn hộ sang trọng tại một khu vực khác trong thành phố. Anna cảm thấy như mình có tội và cảm giác ấy gia tăng theo mỗi bậc cầu thang mà cô bước lên. Cô đã quên mất sự tồi tệ của cuộc sống nơi này, nhưng giống như những đứa trẻ đang chơi dưới phố kia, cuộc sống ấy đã từng là một phần của đời cô. Khi cuối cùng Anna tới được tầng mười sáu, cô dừng lại để thở. Hèn gì mẹ cô chẳng mấy khi rời khỏi căn hộ. Những tầng trên cao nữa là nơi sinh sống của các cụ già trên 60 tuổi, những con người cũng hiếm khi ra khỏi nhà giống như mẹ cô. Anna lưỡng lự một chút rồi gõ lên chiếc cánh cửa chưa từng được sơn lại kể từ khi cô rời đi.
Cô chờ một lát trước khi một bà già ốm yếu, tóc bạc trắng, mặc quần áo màu đen mở hé cánh cửa. Mẹ và con nhìn nhau chằm chằm, cho đến khi Elsa Petrescu mở toang cánh cửa, vòng tay ôm lấy cô con gái và kêu lên bằng một giọng già nua như chính vẻ ngoài của bà, “Anna, Anna, Anna”. Cả hai mẹ con cùng oà khóc. Bà già cứ bám chặt lấy tay Anna trong khi cô đưa bà vào căn hộ nơi cô đã sinh ra. Mọi thứ đều sạch sẽ và Anna vẫn có thể nhớ mọi thứ, bởi vì chẳng có gì thay đổi. Bộ bàn ghế mà bà nội đã để lại cho họ, những bức ảnh đen trắng của gia đình, một chiếc thùng đựng than không có than, một tấm thảm cũ mòn tới mức không ai biết ban đầu nó có màu gì. Thứ đồ vật mới duy nhất trong căn phòng này là một bức tranh lớn treo trên tường. Anna ngắm nhìn bức chân dung của cha mình và càng hiểu rõ hơn tình yêu nghệ thuật của cô bắt đầu từ đâu.
“Anna, Anna, có quá nhiều chuyện mẹ muốn hỏi con”, mẹ cô nói. “Mẹ nên bắt đầu từ đâu?” bà già vừa hỏi vừa nắm chặt tay cô con gái.
Mặt trời đã sắp lặn mà Anna vẫn chưa trả lời hết các câu hỏi của mẹ mình. Cô lại nài nỉ, “mẹ ơi sang Mỹ sống với con đi”.
“Không”, mẹ cô trả lời một cách cương quyết, “tất cả bạn bè và những kỷ niệm của mẹ đều ở đây. Mẹ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc sống mới”.
“Thế tại sao mẹ không chuyển tới một căn hộ khác? Con có thể tìm cho mẹ một phòng đẹp hơn ở một tầng thấp hơn”
“Đây là nơi bố mẹ đã cưới nhau”, mẹ cô nói nhỏ, “đây là nơi mẹ đã sinh ra con, là nơi mẹ đã sống suốt ba mươi năm với bố con và cũng là nơi mẹ sẽ nằm xuống”. Bà già nhìn lên và mỉm cười với con gái “ai sẽ chăm lo cho mồ mả của cha con?” bà hỏi như thể bà chưa bao giờ hỏi câu hỏi đó. Bà nhìn vào mắt cô con gái. “Con biết là cha rất vui khi thấy con được sống yên ổn ở Mỹ với bác con” - bà dừng lại - “và bây giờ mẹ hiểu là cha con đã tính đúng”.
Anna nhìn quanh căn phòng. “Thế tại sao mẹ không tiêu một ít tiền mà con vẫn gửi về cho mẹ hàng tháng?”
“Mẹ có tiêu đấy chứ”, mẹ cô nói, “nhưng mẹ không tiêu cho mình”, bà thừa nhận, “bởi vì mẹ chẳng cần gì”.
“Thế thì mẹ tiêu vào việc gì?” Anna hỏi.
“Anton”.
“Anton?”Anna hỏi lại.
“Đúng thế, Anton”, mẹ cô nói. “Con biết là cậu ta đã được ra khỏi tù rồi chứ?”
“À vâng”, Anna nói, “Anh ấy viết cho con ngay sau khi Ceausescu bị bắt và hỏi xem con có giữ một tấm ảnh nào của cha không để cho anh ấy mượn”. Anna nhìn lên bức chân dung của cha mình và mỉm cười.
“Giống như là người thật”, mẹ cô nói.
“Đúng là giống thật”, Anna nói.
“Họ đã trả lại cho Anton công việc cũ của cậu ấy tại học viện. Cậu ấy bây giờ là giáo sư rồi đấy. Nếu con lấy cậu ấy thì bây giờ con đã là vợ của một giáo sư rồi”.
“Anh ấy vẫn còn vẽ chứ ạ?” cô hỏi để tránh câu hỏi tiếp theo của mẹ mình mà cô đã đoán biết trước.
“Vẫn vẽ”, mẹ cô đáp, “nhưng công việc chính của cậu ấy bây giờ là dạy học ở trường Đại học Nghệ thuật. Ở đất nước Romania này có ai sống được bằng nghề vẽ tranh đâu”, mẹ cô nói bằng một giọng buồn bã.
“Người tài như cậu ấy nhẽ ra cũng nên sang Mỹ mà sống”.
Anna lại nhìn lên bức chân dung khổ lớn của cha mình do Anton vẽ. Mẹ cô nói đúng; với một tài năng như thế, anh có thể gặt hái được nhiều thành công ở New York. “Nhưng anh ấy làm gì với khoản tiền mẹ cho?” cô hỏi.
“Cậu ấy mua giấy, sơn, bút vẽ và tất cả những thứ khác mà sinh viên của cậu ấy không đủ tiền mua và con thấy đấy, khoản tiền con gửi đã được dùng đúng chỗ và đã giúp ích được cho rất nhiều người”. Bà cụ dừng lại. “Anton là mối tình đầu của con, đúng không Anna?”
Anna không tin nổi là mẹ cô vẫn còn có thể làm cho cô phải đỏ mặt. “Vâng ạ”, cô thú nhận, “và có lẽ con cũng là mối tình đầu của anh ấy”.
“Bây giờ cậu ấy có vợ rồi và đã có một cậu con trai tên là Peter”. Bà cụ lại dừng lại. “Con có người yêu chưa?”
“Chưa mẹ ạ”.
“Có phải đó là lý do khiến con trở về nước không? Hay con đang phải chạy trốn ai?”
“Điều gì khiến mẹ hỏi con như thế?” Anna hỏi.
“Nhìn vào mắt con là mẹ biết, vừa có vẻ buồn bã, vừa có vẻ sợ sệt”, bà cụ vừa nói vừa nhìn cô con gái, “cũng như hồi còn bé, con đâu có dấu nổi mẹ điều gì”.
“Đúng là con có một vài chuyện”, Anna thừa nhận, “nhưng chẳng có chuyện gì mà không thể giải quyết”. Cô mỉm cười. “Thực tế thì con nghĩ là Anton có thể giúp con giải quyết một trong những chuyện đó và có lẽ con sẽ tới học viện để tìm gặp anh ấy và mời anh ấy đi uống nước. Mẹ có gì muốn nhắn cho anh ấy không?”
Mẹ cô không trả lời. Bà cụ đã ngủ thiếp đi. Anna đắp lại tấm chăn mỏng cho mẹ và hôn lên trán bà. “Con sẽ trở lại vào sáng ngày mai”, cô thì thầm.
Cô nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Khi xuống đến chân chiếc cầu thang đầy rác bẩn, cô hài lòng khi thấy chiếc xe Mercedes cũ màu vàng vẫn đang đỗ bên vệ đường.