Chương 8: Câu chuyện đầu tiên: QUAY VỀ (END)
Trước cả khi biết nói, tôi đã được dạy sự đau đớn chính là tình yêu từ mẹ của mình. Bà ấy luôn lập đi lập lại điều đó, dặn tôi rằng việc cha làm đau cả hai chỉ vì ông ấy yêu, muốn bảo vệ cho hai mẹ con khỏi những thứ xấu xa ngoài kia và không như vậy ông ấy bỏ rơi chúng tôi.
Tôi không hiểu điều đó, những trận đòn roi của cha luôn đau đớn, đáng sợ và sẽ mãi mãi như thế. Tôi khóc, sợ, muốn chạy, nhưng không được, đó là tình yêu. Và mẹ đã dạy bị bỏ rơi khủng khiếp lắm.
Các vết thương, những dấu sẹo ngày càng nhiều, cha cũng đánh mạnh hơn, mẹ cũng dần tham gia, vậy có nghĩa tôi đang được thương yêu nhiều lắm. Thật tốt, tôi sẽ không bị bỏ rơi đúng không?
Cha mẹ, họ vẫn sẽ yêu thương, chăm sóc nếu tôi chịu đựng mọi thứ tiếp nữa. Vậy cứ mãi như vậy, tôi sẽ chịu đựng nó thêm nữa và thật nhiều.
Mọi thứ điều rất tốt cho đến một ngày nọ khi có người nọ ghé ngang nhà, dắt theo mấy đứa trẻ ngang tuổi tôi, nhìn bọn chúng trong những bộ đồ sạch sẽ, lành lặn và cơ thể đẹp đẽ không một tì vết, một thứ gì đó đã trỗi dậy. Tôi cảm thấy thèm khát, mong muốn được như chúng.
Cha và mẹ của bọn chúng luôn né tránh nhìn tôi, say sưa với những cuộc trò chuyện uống rượu với cha, còn bọn trẻ thì cứ cười đùa với nhau mãi. Bọn chúng vô tư kéo tay cha mình lúc đang ăn, đòi được ăn miếng thịt không dính mỡ, muốn chạy loanh quanh chơi và chỉ luôn nhận lại những lời từ chối nhẹ nhàng. Mẹ của chúng, bà ấy luôn cười, gương mặt bà ấy rạng rỡ, xinh đẹp, khác hẳn mẹ tôi, người phụ nữ có gương mặt hốc hác, đôi mắt trố ra và những quầng thâm, vết nhăn thường trực.
Tôi lén theo sau khi bọn chúng được phép ra ngoài trước nhà chơi, dõi theo những nụ cười, ánh mắt, hành động rượt đuổi đó. Tôi tự hỏi điều ấy vụ vậy sao. Rượt đuổi với ai đó thật sự vui ư? Cha luôn rượt theo mẹ với những mảnh chai, khúc cây, dây da trên tay, nhưng mẹ chẳng cười như thế. Hay là vì họ là người lớn nên không cười như vậy? Kỳ lạ, hai đứa đó sao thế nhỉ?
Cứ nhìn mãi rất lâu, cuối cùng hai đứa đó cũng để ý và chạy đến chỗ tôi. Hai bọn họ làm tôi nghĩ sẽ được kéo ra chơi cùng, nhưng không, đứa lớn hơn trong đó đã tức giận mắng lớn, "Đừng nhìn hai đứa tao nữa. Ánh mắt mày làm cho em tao sợ đó đồ quái vật!".
Quái vật? Đó là thứ gì vậy? Nhưng mà nhìn ánh mắt này, nó sao lại giống cái nhìn của cha dành cho tôi vậy? Bạn ấy cũng yêu tôi, phải không? Vậy tôi có thế cùng đuổi bắt với họ chứ? Được đúng không? Sẽ như vậy nhỉ!
Có lẽ do tôi nghĩ ngợi lâu quá, người lớn hơn trong bọn họ đã phát điên, mạnh tay đẩy ngã tôi xuống đất, "Đừng có lại gần bọn tao! Cút đi!".
Họ lại lần nữa nắm tay nhau đi, quay lưng về phía tôi. Tôi không muốn như vậy. Cảm giác bị ai đó quay lưng, bỏ lại mình như vậy thật khó chịu, tôi không muốn.
Và sau đó trước khi tôi nhận thức được, tay đã kịp nắm chặt lấy đứa nhỏ hơn trong bọn chúng. Để rồi nó đã khóc ầm ĩ lên.
Đứa lớn quay lại, lần nữa đẩy mạnh tôi ngã xuống đất, nhưng lần này ánh mắt của còn giận hơn lần trước, "Đồ kinh tởm, quái vật xấu xí! Đem cái cơ thể gớm ghiếc của mày tránh xa tao và em tao ra!".
Cơ thể gớm ghiếc? Gì đây? Bọn chúng nói tôi ư?
Tôi bắt đầu nhìn lại chính mình, nó thật khác so với hai người họ. Nó trắng trẻo, xinh đẹp, còn tôi đầy những vết tích khác nhau, thật xấu xí, kinh tởm. Sao tôi không nhận ra điều đó chứ? Tại sao tôi...
"Bốp!"
Trước khi tôi kịp nghĩ ngợi quá nhiều về những vết tích trên cơ thể mình cha đã từ đâu xông tới đánh tôi. Ông ấy dùng cả chân lẫn tay, ra sức đánh, bóp cổ, đè tôi trên nền đất với gương mặt phẫn nộ.
Mắt ông ấy nổi đầy những sợi đỏ, mặt co lại, răng nghiến chặt, khiến tôi sợ hãi. Cảm giác này thậm chí còn đau đớn, kinh khủng hơn những gì trước đó tôi đã trải qua.
Tôi sợ, tôi khóc, tôi muốn chạy. Cha làm ơn... tình yêu này con không cần.
Tôi tìm kiếm sự giúp đỡ trong vô thức, cố quay đầu nhìn, nhưng mẹ chỉ đứng đó, dùng tay che chặt miệng và lờ đi khi bắt gặp ánh mắt cầu cứu.
Tôi tuyệt vọng, giãy giụa, hét lớn kêu cứu trong tiềm thức, nhưng mẹ vẫn không đến. Bà ấy từ bỏ tôi như mọi khi...
...
"Lại mơ mộng gì à?", Mi dùng tăm bông đã ướt dung dịch màu lam chấm vào vết thương còn đang hở miệng của Nghi, ánh nhìn khi hỏi chuyện thậm chí còn chẳng nhìn lấy đối phương một chút.
Nghi nằm yên cho Mi đùa nghịch các vết thương cơ thể mình như mọi lần, nhắm mắt, đáp, "Nghĩ về ngày gặp Mi một chút". Cái hôm mà cô đã xém chết dưới tay cha mình nếu không có sự ngăn cản từ người cha của hai đứa nhóc trắng trẻo và xinh đẹp kia.
"Hửm? Thấy hối hận à?", Mi dùng sức đè tăm bông vào vết thương mới ngưng chảy máu tí của Nghi.
Nghi đau đến giật thót, cả người cảm thấy lạnh, nhưng vẫn cắn chặt môi không than nửa lời. Hơn chín năm ở gần Mi, cô sớm cũng đã quen với những trò bất chợt, tùy ý làm đau của đối phương.
Tuy Nghi vẫn chưa thể hoàn toàn thích nghi, luyện cho bản thân không còn sợ, cảm thấy muốn bỏ chạy, nhưng ít nhất vẫn có thể im lặng chịu đựng tiếp. Bởi dù sao đây cũng là tình yêu, Mi dành tình cảm cho cô như vậy, đau hơn nữa vẫn phải tiếp tục. Và hơn cả như thế, cô ấy chưa từng gây ra thương tích, cũng rất thích những dấu vết đó, khen chúng đẹp là quá đủ với cô.
"Có vẻ không thay đổi, nhiều năm vậy vẫn chịu đựng rất tốt. Đúng là cô gái ngoan", Mi ngẩng đầu, dành cho Nghi một nụ cười khen thưởng. Sau cô bỏ lại những dụng cụ, gồm tăm bông, dung dịch bí ẩn lại trong hộp, đậy kín, bỏ vào balo kéo lại, rồi mới ngã đầu lên đùi của đối phương một cách tự nhiên. "Thuốc mới có lẽ sẽ ngứa, đau, hay gây viêm nhiễm gì đó. Nhưng vẫn chịu đựng được chứ?".
Nghi gật đầu.
Nhiều năm như vậy từ chỉ dùng tay chạm vào vết thương, Mi đã sớm chuyển sang dùng những kiến thức học được ở trường chết ra những dung dịch kỳ lạ với đủ màu và để nó thử lên cơ thể của Nghi. Trò đó làm cô vui phải biết, mặc dù đôi khi đối phương bị viêm nhiễm nặng đến sốt mấy hôm.
"Hôm nay ở trường thế nào?", Nghi quan tâm Mi.
"Vẫn như vậy, luôn cười với tất cả, làm học sinh ngoan năm tốt, được mọi người mến mộ và chịu đựng sự nhàm chán cực hạn ấy", Mi cười khinh.
Thật kỳ lạ, điên khùng, khó hiểu, nhưng Mi không bao giờ có thể vui vẻ với những thứ mọi người luôn ước ao ấy. Những vết thương, dáng vẻ tội nghiệp, tuyệt vọng, âm thanh của kẻ thất bại, một cái gì đó nghệ thuật là điều duy nhất làm cô lay động. Có lẽ vì thế mà trong đầu cô gái trẻ đã nảy ra một kế hoạch thật hoang đường, bệnh hoạn và đầy kích thích cho chính mình.
"Nhớ cái tên nhóc trắng trẻo sặc mùi cậu ấm hôm nọ không?".
"Hả?", Nghi bất ngờ khi Mi chủ động nhắc đến cái tên trắng trẻo, đẹp trai đến từ thành phố dọn về thôn nhỏ này tầm ba tháng trước. Cô vẫn nhớ rõ cô ấy đã bảo tên đó nhàm chán, nhạt nhẽo, chê bai các kiểu ra sao. "Mi ghét tên đó mà".
"Ừ! Một đứa con trai đẹp, giỏi, giàu, thơm, nhưng chán ngắt. Hắn không có vị thơm, gương mặt, cơ thể, giọng nói đáng yêu như Nghi chút nào", Mi yêu mùi máu tanh pha lẫn thuốc sát trùng và mùi cơ thể, gương mặt, giọng nói của Nghi khi thảm hại. Nó làm cô cảm thấy vui, thích thú, muốn chơi đùa, nắm lấy, chơi trò người tốt như khi nhặt một con chó bệnh ngoài đường.
Nghi vui khi Mi thích mình hơn tên kia, cũng có nghĩa hắn sẽ không cướp được cô ấy đi khỏi cô. Cả hai sẽ mãi mãi bên nhau, bất kể cô có cảm thấy đau, những vết thương luôn hay trở xấu, vết sẹo đã phủ đầy dần cơ thể mỏng manh của mình.
Ở phía ngược lại, Mi lại không cảm thấy điều tương tự. Cô bỏ qua cảm xúc của Nghi, vô tư nói, "Mình sẽ sinh con với hắn".
Nghi không hiểu cái gọi là "sinh con", nhưng nghĩ đến Mi cùng ai đó làm gì ngoài mình làm cô cảm thấy không vui. Và trước khi cô kịp thắc mắc, cô ấy đã chủ động kéo tay cô áp lên bụng, qua lớp áo thun mỏng cảm nhận sự bất thường mong manh.
"Mi...".
"Cả hai đã ngủ với nhau, kinh nguyệt của mình cũng mất hai tuần gần đây. Nếu sách sinh học dạy đúng, chẳng bao lâu nữa sẽ có một đứa trẻ được sinh ra".
"Đứa trẻ?", Nghi không kìm nén được đè nhẹ xuống bụng của Mi, muốn từ đó cảm nhận thứ mà bản thân cũng không gõ là gì. Song, một cảm giác sợ hãi, lo lắng tột cùng đang dần trỗi dậy trong cô.
Rõ ràng Mi đang ở trước mắt, xinh đẹp, chân thật, nhưng Nghi lại cảm giác như mình đang vụt mất.
"Mình đã nghĩ về điều này rất lâu. Nhưng cái trò chơi đùa với các vết thương, cơ thể của Nghi một lúc nào đó sẽ nhàm chán và sẽ rất cực nếu lại tìm thú vui mới trong thời gian dài. Và cách tốt nhất là tìm ra trò mới trước khi thú vui cũ hoàn toàn mục nát", Mi cười, tay đặt lên tay của Nghi đương để trên bụng, siết chặt và giữ lấy nó đầy mạnh bạo.
Tay Nghi đau, nhưng đó không phải là thứ làm những giọt nước mắt của cô bắt đầu rơi.
"Nào, sự ra đời của một đứa trẻ là phước lành đấy!", Mi cười, nhưng rõ ràng đó không phải nụ cười trấn an, hay dịu dàng mang hàm ý tốt đẹp.
Mi kéo tay của Nghi luồng vào trong áo mình, chạm trực tiếp vào da thịt ấm nóng, "Một Mi nữa chơi cùng không phải sẽ vui hơn sao? Ít nhất cơ hội chơi cùng chủ nhận của Nghi sẽ nhiều hơn chút đấy, chó nhỏ". Cô nở nụ cười mê hoặc, trước khi mạnh tay ghì đầu của đối phương xuống, hôn và làm những trò thú vị khác.
Mặc dù mọi thứ diễn ra sau đó chỉ là Mi đang tìm trò vui cho chính mình, nhưng Nghi đã tin, an tâm, tự trấn an bản thân rất nhiều về việc sẽ không bị bỏ rơi đâu. Song, một thời gian dài sau hôm đó "chủ nhân" của cô đã không đến nữa.
Nghi cứ chờ mỗi ngày, thật lâu, thậm chí các vết thương có chảy máu, cô dùng dao tự hủy hoại mình, nhưng Mi vẫn cứ không đến. Vậy mà khi lần nữa gặp lại sau gần một năm trời, thứ cô nhận được lại là một đứa trẻ do cô ấy sinh ra. Và trước khi cô kịp hiểu, hay nói gì, cô ấy đã buông lời hờ hững, "Kinh tởm! Nó còn chẳng giống mình".
Sau lần gặp lại đó Mi lại lần nữa mất tích, bỏ lại Nghi một mình trong tuyệt vọng, hoảng sợ cùng với đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn. Cô sợ, cha mẹ đánh mạnh hơn, bọn người xung quanh cứ cười cợt, mắng rủa thậm tệ và rồi không còn nhà để về nữa.
Đứa trẻ này thật chướng mắt, cũng thật xinh đẹp, đáng yêu đến mức Nghi căm ghét, muốn vứt nó đi, cuối cùng vẫn phải giữ và chẳng biết từ lúc nào đã xem đấy như Mi mà giữ chặt lấy và gọi tên tương tự. Tuy vậy cô thậm chí còn chẳng biết làm gì khi nó khóc. Nhưng vì có nó, cô đã được dạy mẹ tốt phải chăm lo, dịu dàng, không làm con tổn thương. Song, theo tháng năm đứa nhỏ dần lớn, cô chưa bao giờ đánh, hay làm đau đứa trẻ cùng với niềm tin đấy là vì mình ghét nó rất nhiều.
Nó còn lớn càng giống Mi, nhưng cũng có gì đó rất khác. Mắt nó sáng, nụ cười ấy đầy nghịch ngợm, dáng vẻ đòi hỏi khó ưa, luôn bắt Nghi làm theo ý mình và luôn khóc khi thấy những vết sẹo cũ. Nó không cười, không thích thú với mấy thứ đó như cô ấy, dù cho đã đến lúc ngang tuổi.
Nghi biết nó ghét mình, sợ hãi, khóc khi thấy những vết sẹo, không khen đẹp, luôn ôm chặt lấy khi đi ngủ và bám theo lúc sáng ra. Nó không giống Mi, nhưng cô lại luôn cảm giác nó giống, để tận hưởng, vui vẻ với điều đó dù cảm giác này rất khác.
Mọi thứ với Nghi thật yên bình, dễ chịu, mỗi ngày trôi qua lại ít biến động hơn. Cảm giác ấy tệ đến mức cô cảm giác như không còn sống.
Một ngày nọ, đứa trẻ ấy bỗng nhiên được người phụ nữ luôn mang đến thức ăn, quần áo cho cả hai đón đi, nhưng Nghi đã không mong điều đó, cố níu giữ và rồi lại vụt mất.
Nó khóc, chạy đi, Nghi đuổi theo, nhưng lúc chạm được mọi thứ lại vỡ ra. Những cánh bướm phát sáng màu lục bảo đang bay, cô chạm vào nó, cố đi theo những chỉ dẫn thật lâu. Ấy như một chuyến hành trình, cô đi mãi, bóng đêm vẫn cứ thế bủa vây lấy, giữ chặt, ngày mai chẳng thấy.
Cho đến khi một mùi hương quen thuộc, cảm giác thân quen xuất hiện, Nghi đã mặc kệ mọi thứ quay đầu chạy đi, cố tìm kiếm với niềm tin vô hạn, sự xúc động và rồi cô tìm thấy Mi rồi. Nhưng cô ấy thật lạ, bộ đồ ngắn, mái tóc kỳ lạ, đôi mắt, khuôn mặt, mọi thứ đều không giống. Song, hẳn do cô đã quá mệt mỏi vì tìm kiếm, hoặc vì nỗi nhớ mong nên đã chọn nhận định đó là người mình đang tìm. Kết quả, cô nhầm.
Ánh mắt thích thú, sáng đẹp như sao, sự nhẹ nhàng, chạm lấy cẩn thận, đôi khi là chút vội vã, một gì đó hơi trẻ con, cả nụ hôn ngọt hơn cả đường ấy... đều không phải Mi mà Nghi cần tìm. Đó là con cô ấy, cũng là người cô chăm sóc và cố tìm kiếm những chú bướm phát sáng màu lục bảo cho. Và cô đã phát điên.
Nghi làm tổn thương đứa nhỏ ấy, xém giết chết nó bằng tay mình, dù nó chẳng làm gì cả. Cô đã nhầm, con bé bị kéo vô một cách vô tội vạ và tổn thương. Nếu có thể, cô muốn điều đó không xảy ra, dù bản thân cũng không biết sao mình muốn vậy. Hay do nụ cười của con bé xinh đẹp, người ấm và cả những điều khác nữa.
Cả khi gặp lại Mi thật sự của mình, bị đánh cho một trận, bị bỏ rơi lần nữa như một con chó, nhưng sao điều Nghi lúc này quan tâm vẫn là đứa nhỏ đó. Nó liệu ổn không là câu hỏi lấp đầy tâm trí của cô.
Bị đánh, chịu đau vì đấy là tình yêu, Nghi đã luôn tin cho đến hiện tại. Nhưng, bằng cách nào đó cô lại nhớ nhung những sự dịu dàng, một chút trẻ con, nhút nhát của đứa trẻ đó. Phải chăng cô không còn muốn yêu thương nữa, thích bị chán ghét, không muốn khen vết thương đẹp nữa ư? Và thật kỳ lạ, cô bằng cách nào đó đã hoàn hảo xuất hiện với không vết nào trên người, vậy thì khi có đứa trẻ ấy sẽ phản ứng ra sao? Cô muốn biết.
Nghi muốn gặp lại lần nữa. Cũng là Mi, nhưng không phải đau đớn. Và có tham lam không khi cầu nguyện điều đó sau tất cả mọi chuyện cô đã gây ra.
Nghi cứ như vậy luôn tự hỏi, chìm vào bóng tối lần nữa, nhưng lần này không phải chạy theo thứ gì đó, chỉ như vậy bất động rất lâu cho đến khi lần nữa bị làm phiền bởi cảm giác quen thuộc.
Khuôn mặt sắc sảo, tóc nhuộm màu cam cháy, nụ cười mang theo nhiều sự trẻ con, trong sáng, Mi lần nữa bắt được Nghi, "Đang ngồi thiền hay mơ mộng gì về mẹ tôi à?".
Ngẩn ngơ một chút, Nghi vẫn không thể lập tức thích ứng thứ ánh sáng bước vào bóng tối của mình. Nó đột ngột, kỳ lạ và xinh đẹp một cách khó hiểu.
"Đừng nhìn tôi như kẻ ngốc. Dù cô có nuôi tôi, hay là tình nhân gì đó của mẹ tôi thì cũng đừng mong nghe gọi kiểu "dì", hay "chị" nhé! Bây giờ tôi tốt nghiệp đại học rồi, hai mươi hai, lớn hơn cả độ tuổi khi cô chết, nên chỉ "Mi" thôi. Hãy gọi tôi như vậy, nhưng đừng nghĩ về mẹ tôi khi gọi. Tôi sẽ ở đây đến khi cô quên bà ấy trông ra sao, chính vì vậy hãy nhìn tôi thôi biết chưa!", một chút như ra lệnh, nhưng lại đầy trẻ con, như nhõng nhẽo, đó là kiểu đáng yêu của Mi (Hồ Miên Mi).
Nghi nghe xong vẫn không nói lời nào, hay có biểu hiện cụ thể đáp lại những yêu cầu của Mi. Song, cô lại bắt đầu nghĩ về việc bản thân sẽ không quên Ngọc Mi khi gọi tên cô bé trước mặt, để chạm đến khoảnh khắc "đến khi". Nhưng chắc sẽ khó khăn lắm, cô gần đây toàn nghĩ cô nàng Mi tóc đổi màu.
Tôi không hiểu điều đó, những trận đòn roi của cha luôn đau đớn, đáng sợ và sẽ mãi mãi như thế. Tôi khóc, sợ, muốn chạy, nhưng không được, đó là tình yêu. Và mẹ đã dạy bị bỏ rơi khủng khiếp lắm.
Các vết thương, những dấu sẹo ngày càng nhiều, cha cũng đánh mạnh hơn, mẹ cũng dần tham gia, vậy có nghĩa tôi đang được thương yêu nhiều lắm. Thật tốt, tôi sẽ không bị bỏ rơi đúng không?
Cha mẹ, họ vẫn sẽ yêu thương, chăm sóc nếu tôi chịu đựng mọi thứ tiếp nữa. Vậy cứ mãi như vậy, tôi sẽ chịu đựng nó thêm nữa và thật nhiều.
Mọi thứ điều rất tốt cho đến một ngày nọ khi có người nọ ghé ngang nhà, dắt theo mấy đứa trẻ ngang tuổi tôi, nhìn bọn chúng trong những bộ đồ sạch sẽ, lành lặn và cơ thể đẹp đẽ không một tì vết, một thứ gì đó đã trỗi dậy. Tôi cảm thấy thèm khát, mong muốn được như chúng.
Cha và mẹ của bọn chúng luôn né tránh nhìn tôi, say sưa với những cuộc trò chuyện uống rượu với cha, còn bọn trẻ thì cứ cười đùa với nhau mãi. Bọn chúng vô tư kéo tay cha mình lúc đang ăn, đòi được ăn miếng thịt không dính mỡ, muốn chạy loanh quanh chơi và chỉ luôn nhận lại những lời từ chối nhẹ nhàng. Mẹ của chúng, bà ấy luôn cười, gương mặt bà ấy rạng rỡ, xinh đẹp, khác hẳn mẹ tôi, người phụ nữ có gương mặt hốc hác, đôi mắt trố ra và những quầng thâm, vết nhăn thường trực.
Tôi lén theo sau khi bọn chúng được phép ra ngoài trước nhà chơi, dõi theo những nụ cười, ánh mắt, hành động rượt đuổi đó. Tôi tự hỏi điều ấy vụ vậy sao. Rượt đuổi với ai đó thật sự vui ư? Cha luôn rượt theo mẹ với những mảnh chai, khúc cây, dây da trên tay, nhưng mẹ chẳng cười như thế. Hay là vì họ là người lớn nên không cười như vậy? Kỳ lạ, hai đứa đó sao thế nhỉ?
Cứ nhìn mãi rất lâu, cuối cùng hai đứa đó cũng để ý và chạy đến chỗ tôi. Hai bọn họ làm tôi nghĩ sẽ được kéo ra chơi cùng, nhưng không, đứa lớn hơn trong đó đã tức giận mắng lớn, "Đừng nhìn hai đứa tao nữa. Ánh mắt mày làm cho em tao sợ đó đồ quái vật!".
Quái vật? Đó là thứ gì vậy? Nhưng mà nhìn ánh mắt này, nó sao lại giống cái nhìn của cha dành cho tôi vậy? Bạn ấy cũng yêu tôi, phải không? Vậy tôi có thế cùng đuổi bắt với họ chứ? Được đúng không? Sẽ như vậy nhỉ!
Có lẽ do tôi nghĩ ngợi lâu quá, người lớn hơn trong bọn họ đã phát điên, mạnh tay đẩy ngã tôi xuống đất, "Đừng có lại gần bọn tao! Cút đi!".
Họ lại lần nữa nắm tay nhau đi, quay lưng về phía tôi. Tôi không muốn như vậy. Cảm giác bị ai đó quay lưng, bỏ lại mình như vậy thật khó chịu, tôi không muốn.
Và sau đó trước khi tôi nhận thức được, tay đã kịp nắm chặt lấy đứa nhỏ hơn trong bọn chúng. Để rồi nó đã khóc ầm ĩ lên.
Đứa lớn quay lại, lần nữa đẩy mạnh tôi ngã xuống đất, nhưng lần này ánh mắt của còn giận hơn lần trước, "Đồ kinh tởm, quái vật xấu xí! Đem cái cơ thể gớm ghiếc của mày tránh xa tao và em tao ra!".
Cơ thể gớm ghiếc? Gì đây? Bọn chúng nói tôi ư?
Tôi bắt đầu nhìn lại chính mình, nó thật khác so với hai người họ. Nó trắng trẻo, xinh đẹp, còn tôi đầy những vết tích khác nhau, thật xấu xí, kinh tởm. Sao tôi không nhận ra điều đó chứ? Tại sao tôi...
"Bốp!"
Trước khi tôi kịp nghĩ ngợi quá nhiều về những vết tích trên cơ thể mình cha đã từ đâu xông tới đánh tôi. Ông ấy dùng cả chân lẫn tay, ra sức đánh, bóp cổ, đè tôi trên nền đất với gương mặt phẫn nộ.
Mắt ông ấy nổi đầy những sợi đỏ, mặt co lại, răng nghiến chặt, khiến tôi sợ hãi. Cảm giác này thậm chí còn đau đớn, kinh khủng hơn những gì trước đó tôi đã trải qua.
Tôi sợ, tôi khóc, tôi muốn chạy. Cha làm ơn... tình yêu này con không cần.
Tôi tìm kiếm sự giúp đỡ trong vô thức, cố quay đầu nhìn, nhưng mẹ chỉ đứng đó, dùng tay che chặt miệng và lờ đi khi bắt gặp ánh mắt cầu cứu.
Tôi tuyệt vọng, giãy giụa, hét lớn kêu cứu trong tiềm thức, nhưng mẹ vẫn không đến. Bà ấy từ bỏ tôi như mọi khi...
...
"Lại mơ mộng gì à?", Mi dùng tăm bông đã ướt dung dịch màu lam chấm vào vết thương còn đang hở miệng của Nghi, ánh nhìn khi hỏi chuyện thậm chí còn chẳng nhìn lấy đối phương một chút.
Nghi nằm yên cho Mi đùa nghịch các vết thương cơ thể mình như mọi lần, nhắm mắt, đáp, "Nghĩ về ngày gặp Mi một chút". Cái hôm mà cô đã xém chết dưới tay cha mình nếu không có sự ngăn cản từ người cha của hai đứa nhóc trắng trẻo và xinh đẹp kia.
"Hửm? Thấy hối hận à?", Mi dùng sức đè tăm bông vào vết thương mới ngưng chảy máu tí của Nghi.
Nghi đau đến giật thót, cả người cảm thấy lạnh, nhưng vẫn cắn chặt môi không than nửa lời. Hơn chín năm ở gần Mi, cô sớm cũng đã quen với những trò bất chợt, tùy ý làm đau của đối phương.
Tuy Nghi vẫn chưa thể hoàn toàn thích nghi, luyện cho bản thân không còn sợ, cảm thấy muốn bỏ chạy, nhưng ít nhất vẫn có thể im lặng chịu đựng tiếp. Bởi dù sao đây cũng là tình yêu, Mi dành tình cảm cho cô như vậy, đau hơn nữa vẫn phải tiếp tục. Và hơn cả như thế, cô ấy chưa từng gây ra thương tích, cũng rất thích những dấu vết đó, khen chúng đẹp là quá đủ với cô.
"Có vẻ không thay đổi, nhiều năm vậy vẫn chịu đựng rất tốt. Đúng là cô gái ngoan", Mi ngẩng đầu, dành cho Nghi một nụ cười khen thưởng. Sau cô bỏ lại những dụng cụ, gồm tăm bông, dung dịch bí ẩn lại trong hộp, đậy kín, bỏ vào balo kéo lại, rồi mới ngã đầu lên đùi của đối phương một cách tự nhiên. "Thuốc mới có lẽ sẽ ngứa, đau, hay gây viêm nhiễm gì đó. Nhưng vẫn chịu đựng được chứ?".
Nghi gật đầu.
Nhiều năm như vậy từ chỉ dùng tay chạm vào vết thương, Mi đã sớm chuyển sang dùng những kiến thức học được ở trường chết ra những dung dịch kỳ lạ với đủ màu và để nó thử lên cơ thể của Nghi. Trò đó làm cô vui phải biết, mặc dù đôi khi đối phương bị viêm nhiễm nặng đến sốt mấy hôm.
"Hôm nay ở trường thế nào?", Nghi quan tâm Mi.
"Vẫn như vậy, luôn cười với tất cả, làm học sinh ngoan năm tốt, được mọi người mến mộ và chịu đựng sự nhàm chán cực hạn ấy", Mi cười khinh.
Thật kỳ lạ, điên khùng, khó hiểu, nhưng Mi không bao giờ có thể vui vẻ với những thứ mọi người luôn ước ao ấy. Những vết thương, dáng vẻ tội nghiệp, tuyệt vọng, âm thanh của kẻ thất bại, một cái gì đó nghệ thuật là điều duy nhất làm cô lay động. Có lẽ vì thế mà trong đầu cô gái trẻ đã nảy ra một kế hoạch thật hoang đường, bệnh hoạn và đầy kích thích cho chính mình.
"Nhớ cái tên nhóc trắng trẻo sặc mùi cậu ấm hôm nọ không?".
"Hả?", Nghi bất ngờ khi Mi chủ động nhắc đến cái tên trắng trẻo, đẹp trai đến từ thành phố dọn về thôn nhỏ này tầm ba tháng trước. Cô vẫn nhớ rõ cô ấy đã bảo tên đó nhàm chán, nhạt nhẽo, chê bai các kiểu ra sao. "Mi ghét tên đó mà".
"Ừ! Một đứa con trai đẹp, giỏi, giàu, thơm, nhưng chán ngắt. Hắn không có vị thơm, gương mặt, cơ thể, giọng nói đáng yêu như Nghi chút nào", Mi yêu mùi máu tanh pha lẫn thuốc sát trùng và mùi cơ thể, gương mặt, giọng nói của Nghi khi thảm hại. Nó làm cô cảm thấy vui, thích thú, muốn chơi đùa, nắm lấy, chơi trò người tốt như khi nhặt một con chó bệnh ngoài đường.
Nghi vui khi Mi thích mình hơn tên kia, cũng có nghĩa hắn sẽ không cướp được cô ấy đi khỏi cô. Cả hai sẽ mãi mãi bên nhau, bất kể cô có cảm thấy đau, những vết thương luôn hay trở xấu, vết sẹo đã phủ đầy dần cơ thể mỏng manh của mình.
Ở phía ngược lại, Mi lại không cảm thấy điều tương tự. Cô bỏ qua cảm xúc của Nghi, vô tư nói, "Mình sẽ sinh con với hắn".
Nghi không hiểu cái gọi là "sinh con", nhưng nghĩ đến Mi cùng ai đó làm gì ngoài mình làm cô cảm thấy không vui. Và trước khi cô kịp thắc mắc, cô ấy đã chủ động kéo tay cô áp lên bụng, qua lớp áo thun mỏng cảm nhận sự bất thường mong manh.
"Mi...".
"Cả hai đã ngủ với nhau, kinh nguyệt của mình cũng mất hai tuần gần đây. Nếu sách sinh học dạy đúng, chẳng bao lâu nữa sẽ có một đứa trẻ được sinh ra".
"Đứa trẻ?", Nghi không kìm nén được đè nhẹ xuống bụng của Mi, muốn từ đó cảm nhận thứ mà bản thân cũng không gõ là gì. Song, một cảm giác sợ hãi, lo lắng tột cùng đang dần trỗi dậy trong cô.
Rõ ràng Mi đang ở trước mắt, xinh đẹp, chân thật, nhưng Nghi lại cảm giác như mình đang vụt mất.
"Mình đã nghĩ về điều này rất lâu. Nhưng cái trò chơi đùa với các vết thương, cơ thể của Nghi một lúc nào đó sẽ nhàm chán và sẽ rất cực nếu lại tìm thú vui mới trong thời gian dài. Và cách tốt nhất là tìm ra trò mới trước khi thú vui cũ hoàn toàn mục nát", Mi cười, tay đặt lên tay của Nghi đương để trên bụng, siết chặt và giữ lấy nó đầy mạnh bạo.
Tay Nghi đau, nhưng đó không phải là thứ làm những giọt nước mắt của cô bắt đầu rơi.
"Nào, sự ra đời của một đứa trẻ là phước lành đấy!", Mi cười, nhưng rõ ràng đó không phải nụ cười trấn an, hay dịu dàng mang hàm ý tốt đẹp.
Mi kéo tay của Nghi luồng vào trong áo mình, chạm trực tiếp vào da thịt ấm nóng, "Một Mi nữa chơi cùng không phải sẽ vui hơn sao? Ít nhất cơ hội chơi cùng chủ nhận của Nghi sẽ nhiều hơn chút đấy, chó nhỏ". Cô nở nụ cười mê hoặc, trước khi mạnh tay ghì đầu của đối phương xuống, hôn và làm những trò thú vị khác.
Mặc dù mọi thứ diễn ra sau đó chỉ là Mi đang tìm trò vui cho chính mình, nhưng Nghi đã tin, an tâm, tự trấn an bản thân rất nhiều về việc sẽ không bị bỏ rơi đâu. Song, một thời gian dài sau hôm đó "chủ nhân" của cô đã không đến nữa.
Nghi cứ chờ mỗi ngày, thật lâu, thậm chí các vết thương có chảy máu, cô dùng dao tự hủy hoại mình, nhưng Mi vẫn cứ không đến. Vậy mà khi lần nữa gặp lại sau gần một năm trời, thứ cô nhận được lại là một đứa trẻ do cô ấy sinh ra. Và trước khi cô kịp hiểu, hay nói gì, cô ấy đã buông lời hờ hững, "Kinh tởm! Nó còn chẳng giống mình".
Sau lần gặp lại đó Mi lại lần nữa mất tích, bỏ lại Nghi một mình trong tuyệt vọng, hoảng sợ cùng với đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn. Cô sợ, cha mẹ đánh mạnh hơn, bọn người xung quanh cứ cười cợt, mắng rủa thậm tệ và rồi không còn nhà để về nữa.
Đứa trẻ này thật chướng mắt, cũng thật xinh đẹp, đáng yêu đến mức Nghi căm ghét, muốn vứt nó đi, cuối cùng vẫn phải giữ và chẳng biết từ lúc nào đã xem đấy như Mi mà giữ chặt lấy và gọi tên tương tự. Tuy vậy cô thậm chí còn chẳng biết làm gì khi nó khóc. Nhưng vì có nó, cô đã được dạy mẹ tốt phải chăm lo, dịu dàng, không làm con tổn thương. Song, theo tháng năm đứa nhỏ dần lớn, cô chưa bao giờ đánh, hay làm đau đứa trẻ cùng với niềm tin đấy là vì mình ghét nó rất nhiều.
Nó còn lớn càng giống Mi, nhưng cũng có gì đó rất khác. Mắt nó sáng, nụ cười ấy đầy nghịch ngợm, dáng vẻ đòi hỏi khó ưa, luôn bắt Nghi làm theo ý mình và luôn khóc khi thấy những vết sẹo cũ. Nó không cười, không thích thú với mấy thứ đó như cô ấy, dù cho đã đến lúc ngang tuổi.
Nghi biết nó ghét mình, sợ hãi, khóc khi thấy những vết sẹo, không khen đẹp, luôn ôm chặt lấy khi đi ngủ và bám theo lúc sáng ra. Nó không giống Mi, nhưng cô lại luôn cảm giác nó giống, để tận hưởng, vui vẻ với điều đó dù cảm giác này rất khác.
Mọi thứ với Nghi thật yên bình, dễ chịu, mỗi ngày trôi qua lại ít biến động hơn. Cảm giác ấy tệ đến mức cô cảm giác như không còn sống.
Một ngày nọ, đứa trẻ ấy bỗng nhiên được người phụ nữ luôn mang đến thức ăn, quần áo cho cả hai đón đi, nhưng Nghi đã không mong điều đó, cố níu giữ và rồi lại vụt mất.
Nó khóc, chạy đi, Nghi đuổi theo, nhưng lúc chạm được mọi thứ lại vỡ ra. Những cánh bướm phát sáng màu lục bảo đang bay, cô chạm vào nó, cố đi theo những chỉ dẫn thật lâu. Ấy như một chuyến hành trình, cô đi mãi, bóng đêm vẫn cứ thế bủa vây lấy, giữ chặt, ngày mai chẳng thấy.
Cho đến khi một mùi hương quen thuộc, cảm giác thân quen xuất hiện, Nghi đã mặc kệ mọi thứ quay đầu chạy đi, cố tìm kiếm với niềm tin vô hạn, sự xúc động và rồi cô tìm thấy Mi rồi. Nhưng cô ấy thật lạ, bộ đồ ngắn, mái tóc kỳ lạ, đôi mắt, khuôn mặt, mọi thứ đều không giống. Song, hẳn do cô đã quá mệt mỏi vì tìm kiếm, hoặc vì nỗi nhớ mong nên đã chọn nhận định đó là người mình đang tìm. Kết quả, cô nhầm.
Ánh mắt thích thú, sáng đẹp như sao, sự nhẹ nhàng, chạm lấy cẩn thận, đôi khi là chút vội vã, một gì đó hơi trẻ con, cả nụ hôn ngọt hơn cả đường ấy... đều không phải Mi mà Nghi cần tìm. Đó là con cô ấy, cũng là người cô chăm sóc và cố tìm kiếm những chú bướm phát sáng màu lục bảo cho. Và cô đã phát điên.
Nghi làm tổn thương đứa nhỏ ấy, xém giết chết nó bằng tay mình, dù nó chẳng làm gì cả. Cô đã nhầm, con bé bị kéo vô một cách vô tội vạ và tổn thương. Nếu có thể, cô muốn điều đó không xảy ra, dù bản thân cũng không biết sao mình muốn vậy. Hay do nụ cười của con bé xinh đẹp, người ấm và cả những điều khác nữa.
Cả khi gặp lại Mi thật sự của mình, bị đánh cho một trận, bị bỏ rơi lần nữa như một con chó, nhưng sao điều Nghi lúc này quan tâm vẫn là đứa nhỏ đó. Nó liệu ổn không là câu hỏi lấp đầy tâm trí của cô.
Bị đánh, chịu đau vì đấy là tình yêu, Nghi đã luôn tin cho đến hiện tại. Nhưng, bằng cách nào đó cô lại nhớ nhung những sự dịu dàng, một chút trẻ con, nhút nhát của đứa trẻ đó. Phải chăng cô không còn muốn yêu thương nữa, thích bị chán ghét, không muốn khen vết thương đẹp nữa ư? Và thật kỳ lạ, cô bằng cách nào đó đã hoàn hảo xuất hiện với không vết nào trên người, vậy thì khi có đứa trẻ ấy sẽ phản ứng ra sao? Cô muốn biết.
Nghi muốn gặp lại lần nữa. Cũng là Mi, nhưng không phải đau đớn. Và có tham lam không khi cầu nguyện điều đó sau tất cả mọi chuyện cô đã gây ra.
Nghi cứ như vậy luôn tự hỏi, chìm vào bóng tối lần nữa, nhưng lần này không phải chạy theo thứ gì đó, chỉ như vậy bất động rất lâu cho đến khi lần nữa bị làm phiền bởi cảm giác quen thuộc.
Khuôn mặt sắc sảo, tóc nhuộm màu cam cháy, nụ cười mang theo nhiều sự trẻ con, trong sáng, Mi lần nữa bắt được Nghi, "Đang ngồi thiền hay mơ mộng gì về mẹ tôi à?".
Ngẩn ngơ một chút, Nghi vẫn không thể lập tức thích ứng thứ ánh sáng bước vào bóng tối của mình. Nó đột ngột, kỳ lạ và xinh đẹp một cách khó hiểu.
"Đừng nhìn tôi như kẻ ngốc. Dù cô có nuôi tôi, hay là tình nhân gì đó của mẹ tôi thì cũng đừng mong nghe gọi kiểu "dì", hay "chị" nhé! Bây giờ tôi tốt nghiệp đại học rồi, hai mươi hai, lớn hơn cả độ tuổi khi cô chết, nên chỉ "Mi" thôi. Hãy gọi tôi như vậy, nhưng đừng nghĩ về mẹ tôi khi gọi. Tôi sẽ ở đây đến khi cô quên bà ấy trông ra sao, chính vì vậy hãy nhìn tôi thôi biết chưa!", một chút như ra lệnh, nhưng lại đầy trẻ con, như nhõng nhẽo, đó là kiểu đáng yêu của Mi (Hồ Miên Mi).
Nghi nghe xong vẫn không nói lời nào, hay có biểu hiện cụ thể đáp lại những yêu cầu của Mi. Song, cô lại bắt đầu nghĩ về việc bản thân sẽ không quên Ngọc Mi khi gọi tên cô bé trước mặt, để chạm đến khoảnh khắc "đến khi". Nhưng chắc sẽ khó khăn lắm, cô gần đây toàn nghĩ cô nàng Mi tóc đổi màu.