Chương 2: Bất đắc dĩ nuôi con bé mồ Côi
Cả quán lẩu chỉ còn lại một bàn có khách. Năm người đàn ông ngồi ăn uống ngon miệng, xen lẫn trong đó là tiếng cười đùa.
- Mấy anh cứ đùa. Lần này công lớn thuộc về Lục Đại Úy, đương nhiên ảnh phải nhận thưởng chứ!
- Giời! Thế chú mày nhịn đi! Để bốn người tụi này chia tiền!
- Các anh ỷ lớn bắt nạt tôi!?
- Há há, Toại ơi, chính miệng em đòi thế còn gì?
Mặc kệ "lũ giặc" ngồi cùng bàn, Lục Đại Úy vẫn điềm đạm ngồi ăn. "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".
Sau một hồi no nê, nữ nhân viên cũng đến để đưa hóa đơn. Lục Tôn một tay đưa tiền, một tay cầm ví:
- Cho hỏi. Cô gái vừa nãy sao không thấy ra phục vụ nữa?
Cả bốn thanh niên còn lại đứng hình với cái miệng tròn vo ngạc nhiên, xem chừng họ rất tò mò vì sao Đại Úy lại hỏi câu như vậy? Bình thường ít nói, thế mà bây giờ lại thắc mắc cái chuyện không liên quan gì sất!
Nữ nhân viên gãi đầu:
- Dạ... ý anh là chị Khánh Hạ?
- Là cô ấy.
- Chị có việc nên về trước rồi ạ.
Lục Tôn gật đầu, đôi mắt sắc bén như đang ngẫm nghĩ gì đó. Anh hỏi tiếp:
- Ngày mai cô ấy có đến làm không?
- Ơ... có ạ. Chị ấy mỗi ngày đều làm ở đây.
- Cảm ơn.
Lục Tôn nói xong thì đứng dậy, ra hiệu cho cấp dưới ra về. Cả bọn loi choi đi theo sau, không ngừng bàn tán:
- Nè, sao anh hỏi về cô bồi bàn đó vậy? Bắt đầu để ý phụ nữ rồi à?
- Có gì mà lạ? Lục Tôn đại ca mấy chục năm không đụng vào gái, bây giờ phải thèm tí chứ!
- Ê Ê! Nghe thiên hạ đồn ảnh thuộc giới tính thứ 3 nên mới không để ý phụ nữ! Há há!
- Đại Úyyy! Nói thật đi! Có phải anh đột nhiên hết Gay rồi không?
Lục Tôn không hùa theo cuộc trò chuyện nhảm nhí. Anh tung nhẹ chìa khóa cho đứa lớn thứ hai trong đoàn:
- Thành, em lái đi.
Suốt cả quãng đường về lại trạm cứu hỏa, Lục Tôn chỉ ngồi khoanh tay nhìn ra cửa sổ. Đường khuya làm tâm trạng con người ta thêm não nề. Đôi mắt lạnh lùng như chứa đựng mọi bão tố của cuộc đời.
...----------------...
Trong đêm đông giá rét, Khánh Hạ đi bộ về nhà. Cô cầm những đồng lương mình vừa nhận được, đếm đi đếm lại. Tay run lên vì lạnh.
Cô có thể dùng số tiền này cộng với hũ tiết kiệm ở nhà để thuê một căn trọ. Còn đủ để mua thêm một chiếc xe đạp. Như vậy có thể ngày ngày đi làm rồi tối về ngủ ngon. Cuộc sống cô sắp sang trang mới, không còn là địa ngục nữa rồi.
...----------------...
Mười một giờ, Khánh Hạ mở cửa. Cô chưa kịp vào nhà đã nghe chất giọng chói tai quen thuộc:
- Kìa! Nó về kìa!
- Nhỏ ăn bám kia! Mày lại đây!
Khánh Hạ chậm rãi đóng cửa rồi bước lại chỗ đôi vợ chồng trung niên đang ngồi trên sô pha. Đây là họ hàng của cô, người đã phải bất đắc dĩ nuôi con bé mồ côi này theo quy định Pháp luật.
Người phụ nữ lớn tuổi, tuy cơ thể có phần mập mạp nhưng da không căng bóng, lại còn rất nhăn nheo. Bà ta như chỉ đợi Khánh Hạ bước đến, liền đứng bật dậy giáng thẳng một bạt tai vào cô gái bé nhỏ.
Chú dì đều là dân buôn bản sỉ các loại vải vóc ngoài chợ nên sức khỏe rất trâu bò. Khánh Hạ ngã xuống sàn nhưng không chống cự, cũng không hỏi lí do. Những chuyện như thế này ngày nào cũng xảy ra, cô ăn đòn thay cơm nên quen rồi.
- Mày là cái thứ ăn trộm ăn cắp!
Người phụ nữ chửi oang oang, ông chồng bên cạnh cũng quát lên theo:
- Mày mở to mắt ra cho tao! Đây là cái gì?
Ông ta chỉ tay lên bàn, nơi có những tờ tiền vương vãi. Lúc này Khánh Hạ mới lên tiếng, tay vẫn ôm khư khư bên má:
- T-Tiền tiết kiệm của cháu...
- Nói láo!
Chưa nói hết câu đã bị bà vợ cắt ngang. Hai vợ chồng nâng giọng nói tiếp:
- Mày đi bưng bê thì kiếm đâu ra chục triệu để bỏ heo?
- Đúng! Chỉ có nước ăn trộm ở cái nhà này thôi!
Đó là những gì Khánh Hạ làm lụng vất vả, tích góp suốt 4 năm trời, mục tiêu duy nhất là có đủ tiền để rời khỏi đây. Có lẽ chú dì đã lục lọi phòng của cô khi cô không có nhà nên mới tìm thấy nó.
Đối với một số người, có được số tiền này không cần phải đến 4 năm. Nhưng với Khánh Hạ, cô không được ăn học đàng hoàng, học xong cấp 3 đã bị bắt nghỉ ngang, thì rất khó để kiếm việc lương cao.
Khánh Hạ đứng lên một cách khó khăn, lí nhí trong cổ họng:
- Đó là tiền của cháu ạ. Cháu không trộm...
Lần này cô gái nhỏ bị nắm tóc giật ngược ra sau, bà dì đay nghiến:
- Cái thứ không có bố mẹ dạy dỗ như mày quả nhiên nói dối không ngượng mồm nhỉ?
Ông chú vơ tiền trên bàn rồi đứng dậy nói:
- Tiền này mày ăn trộm nên bây giờ vợ chồng tao cầm. Ngày mai mày tự bỏ tiền túi ra đi chợ cho cái nhà này coi như là hình phạt thích đáng!
Khánh Hạ không can tâm, tay cô giữ lấy bàn tay mập mạp đang kéo tóc mình, khổ sở cầu xin:
- Cháu xin chú dì... Tiền đó là của cháu. Đừng lấy tiền của cháu...
Ông chú không quan tâm, chỉ cầm tiền rồi lủi lên lầu. Lúc này bà dì mới buông tóc cô ra, nét mặt nhìn Khánh Hạ giống như nhìn thấy thứ gì đó kinh tởm lắm:
- Ngày mai tao cấm mày đi làm ở cái quán lẩu đó! Ra ngoài xã hội toàn học thói bố láo trộm cắp rồi mang về cái nhà này áp dụng!
- Dì ơi, cháu-
- Câm! Ở đây tao cho mày đồ ăn chỗ ngủ, mày còn đòi gì nữa? Hay muốn tao đuổi cổ mày ra đường?
Số tiền tiết kiệm đã không còn, bây giờ mà bị đuổi thì cô không biết sống sao. Khánh Hạ hiền lành, chỉ biết cúi đầu:
- Không ạ...
- Tốt! Vậy thì ngoan ngoãn ở nhà đi.
- Mấy anh cứ đùa. Lần này công lớn thuộc về Lục Đại Úy, đương nhiên ảnh phải nhận thưởng chứ!
- Giời! Thế chú mày nhịn đi! Để bốn người tụi này chia tiền!
- Các anh ỷ lớn bắt nạt tôi!?
- Há há, Toại ơi, chính miệng em đòi thế còn gì?
Mặc kệ "lũ giặc" ngồi cùng bàn, Lục Đại Úy vẫn điềm đạm ngồi ăn. "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".
Sau một hồi no nê, nữ nhân viên cũng đến để đưa hóa đơn. Lục Tôn một tay đưa tiền, một tay cầm ví:
- Cho hỏi. Cô gái vừa nãy sao không thấy ra phục vụ nữa?
Cả bốn thanh niên còn lại đứng hình với cái miệng tròn vo ngạc nhiên, xem chừng họ rất tò mò vì sao Đại Úy lại hỏi câu như vậy? Bình thường ít nói, thế mà bây giờ lại thắc mắc cái chuyện không liên quan gì sất!
Nữ nhân viên gãi đầu:
- Dạ... ý anh là chị Khánh Hạ?
- Là cô ấy.
- Chị có việc nên về trước rồi ạ.
Lục Tôn gật đầu, đôi mắt sắc bén như đang ngẫm nghĩ gì đó. Anh hỏi tiếp:
- Ngày mai cô ấy có đến làm không?
- Ơ... có ạ. Chị ấy mỗi ngày đều làm ở đây.
- Cảm ơn.
Lục Tôn nói xong thì đứng dậy, ra hiệu cho cấp dưới ra về. Cả bọn loi choi đi theo sau, không ngừng bàn tán:
- Nè, sao anh hỏi về cô bồi bàn đó vậy? Bắt đầu để ý phụ nữ rồi à?
- Có gì mà lạ? Lục Tôn đại ca mấy chục năm không đụng vào gái, bây giờ phải thèm tí chứ!
- Ê Ê! Nghe thiên hạ đồn ảnh thuộc giới tính thứ 3 nên mới không để ý phụ nữ! Há há!
- Đại Úyyy! Nói thật đi! Có phải anh đột nhiên hết Gay rồi không?
Lục Tôn không hùa theo cuộc trò chuyện nhảm nhí. Anh tung nhẹ chìa khóa cho đứa lớn thứ hai trong đoàn:
- Thành, em lái đi.
Suốt cả quãng đường về lại trạm cứu hỏa, Lục Tôn chỉ ngồi khoanh tay nhìn ra cửa sổ. Đường khuya làm tâm trạng con người ta thêm não nề. Đôi mắt lạnh lùng như chứa đựng mọi bão tố của cuộc đời.
...----------------...
Trong đêm đông giá rét, Khánh Hạ đi bộ về nhà. Cô cầm những đồng lương mình vừa nhận được, đếm đi đếm lại. Tay run lên vì lạnh.
Cô có thể dùng số tiền này cộng với hũ tiết kiệm ở nhà để thuê một căn trọ. Còn đủ để mua thêm một chiếc xe đạp. Như vậy có thể ngày ngày đi làm rồi tối về ngủ ngon. Cuộc sống cô sắp sang trang mới, không còn là địa ngục nữa rồi.
...----------------...
Mười một giờ, Khánh Hạ mở cửa. Cô chưa kịp vào nhà đã nghe chất giọng chói tai quen thuộc:
- Kìa! Nó về kìa!
- Nhỏ ăn bám kia! Mày lại đây!
Khánh Hạ chậm rãi đóng cửa rồi bước lại chỗ đôi vợ chồng trung niên đang ngồi trên sô pha. Đây là họ hàng của cô, người đã phải bất đắc dĩ nuôi con bé mồ côi này theo quy định Pháp luật.
Người phụ nữ lớn tuổi, tuy cơ thể có phần mập mạp nhưng da không căng bóng, lại còn rất nhăn nheo. Bà ta như chỉ đợi Khánh Hạ bước đến, liền đứng bật dậy giáng thẳng một bạt tai vào cô gái bé nhỏ.
Chú dì đều là dân buôn bản sỉ các loại vải vóc ngoài chợ nên sức khỏe rất trâu bò. Khánh Hạ ngã xuống sàn nhưng không chống cự, cũng không hỏi lí do. Những chuyện như thế này ngày nào cũng xảy ra, cô ăn đòn thay cơm nên quen rồi.
- Mày là cái thứ ăn trộm ăn cắp!
Người phụ nữ chửi oang oang, ông chồng bên cạnh cũng quát lên theo:
- Mày mở to mắt ra cho tao! Đây là cái gì?
Ông ta chỉ tay lên bàn, nơi có những tờ tiền vương vãi. Lúc này Khánh Hạ mới lên tiếng, tay vẫn ôm khư khư bên má:
- T-Tiền tiết kiệm của cháu...
- Nói láo!
Chưa nói hết câu đã bị bà vợ cắt ngang. Hai vợ chồng nâng giọng nói tiếp:
- Mày đi bưng bê thì kiếm đâu ra chục triệu để bỏ heo?
- Đúng! Chỉ có nước ăn trộm ở cái nhà này thôi!
Đó là những gì Khánh Hạ làm lụng vất vả, tích góp suốt 4 năm trời, mục tiêu duy nhất là có đủ tiền để rời khỏi đây. Có lẽ chú dì đã lục lọi phòng của cô khi cô không có nhà nên mới tìm thấy nó.
Đối với một số người, có được số tiền này không cần phải đến 4 năm. Nhưng với Khánh Hạ, cô không được ăn học đàng hoàng, học xong cấp 3 đã bị bắt nghỉ ngang, thì rất khó để kiếm việc lương cao.
Khánh Hạ đứng lên một cách khó khăn, lí nhí trong cổ họng:
- Đó là tiền của cháu ạ. Cháu không trộm...
Lần này cô gái nhỏ bị nắm tóc giật ngược ra sau, bà dì đay nghiến:
- Cái thứ không có bố mẹ dạy dỗ như mày quả nhiên nói dối không ngượng mồm nhỉ?
Ông chú vơ tiền trên bàn rồi đứng dậy nói:
- Tiền này mày ăn trộm nên bây giờ vợ chồng tao cầm. Ngày mai mày tự bỏ tiền túi ra đi chợ cho cái nhà này coi như là hình phạt thích đáng!
Khánh Hạ không can tâm, tay cô giữ lấy bàn tay mập mạp đang kéo tóc mình, khổ sở cầu xin:
- Cháu xin chú dì... Tiền đó là của cháu. Đừng lấy tiền của cháu...
Ông chú không quan tâm, chỉ cầm tiền rồi lủi lên lầu. Lúc này bà dì mới buông tóc cô ra, nét mặt nhìn Khánh Hạ giống như nhìn thấy thứ gì đó kinh tởm lắm:
- Ngày mai tao cấm mày đi làm ở cái quán lẩu đó! Ra ngoài xã hội toàn học thói bố láo trộm cắp rồi mang về cái nhà này áp dụng!
- Dì ơi, cháu-
- Câm! Ở đây tao cho mày đồ ăn chỗ ngủ, mày còn đòi gì nữa? Hay muốn tao đuổi cổ mày ra đường?
Số tiền tiết kiệm đã không còn, bây giờ mà bị đuổi thì cô không biết sống sao. Khánh Hạ hiền lành, chỉ biết cúi đầu:
- Không ạ...
- Tốt! Vậy thì ngoan ngoãn ở nhà đi.