Chương 7
Người ta nói, chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới..
Cuối mùa Đông năm ấy, Sim bị trả về nhà mẹ đẻ vì tội không sinh được con. Cả làng Đông Anh được một phen nhao nhao.
* * *
Sáng hôm ấy, là một buổi sáng cuối đông lạnh lẽo, mưa phùn dăng dăng khắp ngõ. Sau bữa ăn sáng, Sim được ông bà Đồ gọi vào trong từ đường. Bà Đồ từ tốn bảo:
"Thế là đã tròn ba năm con về làm dâu nhà chúng ta rồi. Nhưng tiếc là nhà ta không đủ phúc khí để con hoài thai, sinh con cho dòng họ Trần. Thôi thì ta tính thế này, dù sao con cũng là con gái cụ Hai Thông bên làng Đông Anh. Là tiểu thư trâm anh thế phiệt. Chúng ta không nở ép buộc con, chi bằng ngày mai con theo ta đi sang làng Thế, hỏi cưới cô út Thơm cho cậu Hạnh. Con bé ấy cũng xinh, là dáng người mắn đẻ, lại hiểu chuyện nết na ngoan hiền. Con thấy thế nào?"
Sim lặng người đi một lúc. Có lẽ nàng đang nuốt lấy từng câu, từng chữ của bà Đồ, nghiền ngẫm thật cẩn thận. Một cảm giác loi lói khó tả dâng lên trong lòng nàng. Nàng không buồn mà cũng chẳng vui. Chỉ gai gai một chút nơi đầu quả tim như thể vừa bị ai đó lấy mũi kim thêu châm nhẹ vào. Gương mặt nàng vẫn điềm nhiên bình thản như chẳng có một chút cảm xúc gì với việc bà Đồ đang đề cập đến. Sau đó, nàng quỳ xuống đất, từ tốn thưa lại rằng:
"Con thưa Thầy, thưa mẹ! Con biết phận con hẩm hiu đã ba năm tròn mà không sinh được con thừa tự cho nhà họ Trần. Con nay chẳng còn mặt mũi mà nhìn bà con, dòng họ nữa. Con bạc phước thế này thì làm sao xứng làm chị người ta? Làm mợ cả trong nhà? Nên nay con xin quỳ đây lạy Thầy, lạy mẹ cho con được phép trở về nhà mẹ đẻ. Để người sau đến danh phận rỡ ràng. Để nhà con yên bề gia thất, gia đạo bình yên ạ."
Nghe những lời nói chân tình, lễ nghĩa của Sim. Bà Đồ cũng không biết nói tiếp làm sao. Bèn nhìn ông cụ Đồ đang trầm ngâm bên cạnh. Bà khẽ lên tiếng hỏi:. Đam Mỹ H Văn
"Con dâu nhà ta đã có ý đó. Ông thấy thế nào?"
Ông cụ Đồ vuốt chòm râu bạc, suy đi nghĩ lại một lúc lâu nữa rồi mới lên tiếng:
"Con dâu này, con là thực lòng muốn như thế? Hay là giận cha, giận mẹ? Hoặc chăng con không muốn san sẻ tình thương của chồng nên mới nói vậy? Trước mặt liệt tổ liệt tông nhà họ Trần. Con hãy thưa cho rõ ràng."
Sim nghe những lời cụ Đồ nói thì vội nuốt nước mắt vào trong. Nhẹ nhàng nhưng đủ to rõ mà thưa lại rằng:
"Dạ thưa Thầy! Trước tổ tiên, gia phả con nào dám nói dối. Tất cả những gì con thưa với Thầy và mẹ là thực lòng con nghĩ như vậy. Xin Thầy mẹ xem xét cho lòng hiếu đạo của con."
Sim lại dập đầu một cái, khẩn thiết xin. Ông bà Đồ nhìn nhau, cả hai đều ngậm ngùi thương cảm cho nàng. Nàng là đứa con dâu ngoan hiền hiếm có. Sự thể ra như vầy, làm cho hai cụ cũng xót xa. Nhưng phép vua còn phải thua lệ làng kia mà. Việc có con nối dõi là chuyện hết sức quan trọng. Không thể muốn bỏ qua là có thể bỏ qua được. Cuối cùng bà Đồ đành thay mặt chồng lên tiếng trước:
"Được rồi! Thầy mẹ đã hiểu tấm lòng của con. Vậy thôi con sắp xếp trở về nhà mẹ đẻ. Trưa nay mẹ sẽ bảo với Cậu Hạnh. Rồi viết cho con một lá hưu thư. Để con khỏi phải ràng buộc điều gì với nhà chúng ta nữa, con nhé."
Bà Đồ nói đến đây thì đã sụt sùi. Nước mắt lại chảy dài trên gò má nhăn nheo của bà. Sim nghe xong vẫn im lặng cúi đầu. Nàng quỳ lạy cha mẹ một lần nữa rồi mới từ từ đứng lên, lặng lẽ đi ra ngoài.
Bên ngoài, người ăn kẻ ở đang đứng lóng ngóng ở trước sân. Nhìn thấy Sim đi ra cũng tỏ ra thương cảm cho nàng. Nhưng họ đều là những người thấp cổ bé họng, nào dám nói điều gì. Chỉ đứng từ xa liếc nhìn nàng rồi thì thầm to nhỏ với nhau. Tô điểm cho không khí của buổi sáng mùa đông ảo não thêm bội phần thê lương.
Còn về phần Hạnh. Chuyện đã xảy ra như vậy, nhưng tuyệt nhiên người ta đều chẳng thấy bóng dáng của chàng đâu cả. Mấy ngày nay, dù trời đông giá rét nhưng Hạnh cũng không chịu ở nhà. Chàng lặn lội đi đến nhà ông sĩ Tân bên làng Khê để đàm đạo văn chương, thi phú. Chuẩn bị cho kì thi Hương sắp tới diễn ra vào mùa thu năm sau. Có lẽ vì vậy mà chàng không biết chuyện.
Sim rời nhà chồng vào buổi trưa hôm ấy, nàng đi mà không gặp được Hạnh để từ biệt chàng lần cuối. Nàng nhìn lại gian phòng ngủ, tất cả những đồ đạc đã quen thuộc với nàng ba năm nay, đều khiến cho nàng lưu luyến cả. Nàng khẽ khàng sờ vào chiếc võng tre của Hạnh. Chiếc võng tre vì thấm mướt mồ hôi của chàng nên đã ngã sang màu vàng bóng loáng. Chiếc ghế gỗ lim trạm xà cừ này nàng vẫn hay ngồi làm việc lặt vặt, lâu lâu lại ngóng ra sân trước chờ Hạnh trở về. Có khi trong những đêm trường mùa hè oi ả, Hạnh nằm ngủ trên võng tre, còn nàng thì ngồi trên chiếc ghế này cả đêm khe khẽ đưa quạt. Chỉ hi vọng chàng có một giấc ngủ yên lành.
Chiếc tủ quần áo rồi đến chiếc giường. Cả cái lò gốm nguội than còn nằm dưới gằm bàn chờ nàng khơi lò vào mỗi sớm. Đều trở thành những đồ vật kỉ niệm quý giá của nàng. Bây giờ nàng phải rời đi rồi. Có lẽ chỉ vài hôm nữa, chúng sẽ có một người chủ mới. Người chủ này sẽ không bạc phước như nàng.
Sim khép cửa lại. Lặng lẽ đi ra đằng sau vườn. Cây Trúc Đào nàng trồng mới hơn nửa năm. Không ngờ trong tiết trời đông lạnh giá này nó vẫn có thể đâm trồi nảy lộc tươi tốt như vậy. Nàng nhìn cây, trầm ngâm một lúc, rồi khe khẽ thở dài. Đưa tay ngắt đi một ít lá non bỏ vào trong tay áo. Sau đó nàng mới mở cửa sau, lách người đi ra bên ngoài. Lòng nàng kể từ đây, xem như đã chết hẳn đi rồi.
* * *
Từ nhà chồng về lại nhà mình chỉ cách nhau vài dặm trường mà Sim cảm tưởng như mình sẽ mãi mãi chẳng bao giờ đến được. Gió đông rít rào bên tai, thổi mạnh từng hơi lạnh buốt lên thân thể mảnh mai, tiều tụy theo năm tháng của nàng, như cố tình cản trở bước chân nàng về lại ngôi nhà xưa, nơi nàng sinh ra và gắn bó cả một thời tuổi thơ bé dại.
Ngày Sim cưới chồng, bát nước trắng đã hất đổ đi rồi. Thì liệu bây giờ nàng quay về, nơi đó có còn là nhà của nàng nữa không? Hay nàng chỉ như một vị khách phương xa ghé thăm trong cơn bỉ cực khốn cùng của cuộc đời?
Mẹ nàng sẽ khóc, chị Phương đi lấy chồng xa hồi mùa thu năm trước mất rồi. Chỉ còn chị Duyên ở lại chăm sóc mẹ. Chị Duyên cũng sẽ khóc. Còn lại hết thảy những người khác trong nhà sẽ cười nhạo nàng, có khi sẽ tàn nhẫn đánh đuổi nàng đi nữa. Siết chặt lấy ống tay áo. Lợm cợm toàn lá Trúc Đào. Sim nghĩ, có phải chết đi thì nàng cũng muốn về lại nhà mẹ lần cuối. Được nhìn thấy mẹ, thấy chị một lần nữa thôi là đủ lắm rồi. Nàng sẽ yên tâm ra đi mà không còn tiếc nuối nào nữa.
Giữa trưa mà chẳng có tí nắng nào, bầu trời âm u, sương mù khắp lối. Mỗi bước đi của nàng như hàng ngàn gai nhọn đâm dưới lòng bàn chân. Đôi chân đã đỏ ửng lên vì lạnh, cứng đờ như que củi. Dần dần đã mất đi hết cảm giác.
Nàng đội chiếc nón quai thao rộng. Cố tình che đi nửa khuôn mặt. Nhưng nàng vẫn cảm nhận rõ ràng mọi người xung quanh đang nhìn mình qua những lỗ hổng trên vách. Có thể người làng chưa biết chuyện nhưng con dâu nhà cụ đồ Hạnh lại một mình khăn gói đi về giữa tiết trời đông giá rét thế này thì chỉ có bị đuổi về mà thôi. Chuyện con dâu nhà cụ Đồ Hạnh ba năm không chửa ai mà chẳng biết, chỉ là họ không dám nói ra.
Sim đi trong quán tính, đi như kẻ say rượu. Lần mò trong trí nhớ, cuối cùng nàng cũng về được đến cổng nhà Cụ Hai Thông. Chiếc cổng ốp bằng đá. Dàn dậu hai bên. Dây leo tường vi trắng cả một góc tường.
Nhìn thấy chị Duyên đang loay hoay kéo gầu nước ngoài bể. Thời tiết lạnh lẽo cắt trên da mặt chị thành những vết rạng, ửng đỏ như màu trái đào tươi. Chị thường phải dùng mỡ lợn bôi vào những vết nứt để giữ ẩm cho da.
Sim nhìn thấy chị mà nước mắt ứa ra. Nàng khe khẽ gọi:
"Chị Duyên ơi!.."
Chị dường như không nghe thấy. Vẫn lúi húi kéo gầu.
Sim lại gọi "chị Duyên ơi" những ba lần nữa thì chị mới nghe thấy. Chị vội chạy ra cổng kéo Sim vào một góc nhà kho, sau đó mới ôm chằm lấy Sim rồi òa khóc nức nở:
"Tội nghiệp cô quá cô Tư ơi! Sao mà ra nông nổi thế này hả cô?"
Chị cứ thế vuốt ve khuông mặt tái mét đi vì lạnh của Sim mà cảm thán không thôi. Sim nhìn chị một lúc cũng bắt đầu khóc.
Duyên giúp Sim cởi chiếc áo cánh ngoài ra đã thấm ướt sương giá, thay cho nàng một chiếc áo bông cũ chị lấy trong phòng bà. Rồi lại quạt một lò than hồng cho nàng sưởi ấm. Sau đó mới bắt đầu hỏi han:
"Cô về hôm nay là về ở luôn phải không?"
"..."
Sim không trả lời. Nàng cúi đầu gật nhẹ một cái. Rồi lại sụt sùi khóc.
Chị duyên khe khẽ thở dài.
"Tính ra thì nhà bên đó cũng" bạc "thật đấy"
Chị nói rồi lửng thừng bỏ ra ngoài. Chị đến phòng bà Ba thưa với bà. Vừa nghe tin Sim đã về đến nhà. Bà vội chạy vào nhà kho. Ôm chặt lấy con gái. Từ ngày Sim đi lấy chồng bà chưa một lần gặp lại con. Bà nhớ con da diết. Chỉ ngặt nổi trong nhà nhiều việc quá, từ việc này đến việc kia chẳng thể nào gác lại mà sang thăm con được. Sim quỳ xuống lạy mẹ, rồi gục đầu vào lòng bà nấc lên từng tiếng nấc nghẹn ngào. Việc Sim hôm nay về nhà, ngoài bà Ba và Duyên ra, trong nhà vẫn chưa ai biết. Nhưng bà Ba và Duyên nào dám thông báo. Bởi trước đó vài ngày, cụ Hai Thông đã từng càm ràm với bà sau khi cụ đi từ trên đình về.
"Con Sim đi lấy chồng, ngót gần ba năm mà chưa chửa. Nó làm cái nhà này mất mặt quá."
Bây giờ mà hay tin Sim bị nhà chồng đuổi về giữa tiết trời Đông giá rét thế này. Cụ có mà chửi um lên. Cả nhà này lại một phen gà bay chó nhảy mất.
Nhưng chuyện lớn như thế, làm sao mà giấu mãi được. Đến chiều thì mọi chuyện cũng vỡ lẽ ra.
Sim quỳ gối trước sân nhà. Trước mặt nàng là các bà, các mợ, người ăn kẻ ở trên dưới tụ họp đông đủ cả. Ngót tầm hơn hai mươi người. Kẻ đứng, người ngồi, khúc khích chỉ trỏ nàng, bao xung quanh nàng như đang bao lấy một con con dê con đang bị bịt mắt. Sim có cảm tưởng như mình đang trong trò chơi "Bịt mắt bắt dê" thường diễn ra trong các buổi hội ở đình. Hoặc là trong một buổi bắt vạ đứa con gái hư hỏng chửa hoang của nhà nào đó diễn ra giữa làng.
Cụ Hai Thông ngồi trên sạp gụ, vừa rít điếu thuốc lào. Cụ vừa từ tốn bảo. Khác hẳn với thái độ mà bà Ba dự đoán. Có lẽ chiều nay cụ vừa có chuyện gì vui. Nên mới dễ tính hẳn ra như thế.
"Hôm nay con về lại nhà, là con có dự tính thế nào? Con cứ trình bày rõ ràng cho Thầy biết."
Sim run lên bần bật. Phần vì giá rét phần vì nổi sợ hãi đang dâng lên cuồn cuộn trong lòng. Nàng lấp bắp thưa:
"Dạ thưa thầy! Con.. con về đây hôm nay cốt là để thăm nhà. Sau đó là xin Thầy mẹ cho con được phép rời quê.. gạch.. gạch tên khỏi gia phả dòng họ Nguyễn ạ"
Cụ Hai Thông lại rít một hơi sòng sọc khói trắng. Sau đó phả ra những tràng cười khà khà. Cụ tán thưởng:
"Giỏi! Con gái của ta thế mà giỏi. Nay đã biết nghĩ cho gia đình, dòng họ rồi.."
Sau đó cụ trở nên nghiêm nghị.
"Thôi! Việc đã đến nước này, Thầy cũng chẳng biết làm gì hơn cho con được. Nhà ta không thể có đứa con gái phải tội" lấy chồng không chửa. "Nay con đã biết nghĩ như thế. Ta cũng lấy làm vui trong lòng."
Cụ vừa dứt lời. Mọi người có mặt ở đấy bắt đầu bàn tán xôn xao như bầy chim se sẻ ríu ra ríu rít. Bà Ba ngồi lặng im. Chốc lát lại lấy tay quệt vội nước mắt. Bà nghĩ mà tội cho con của bà quá thể. Nó có làm gì nên tội đâu. Nếu Sim mà là cô Bích nhà này, thì Cụ Hai sẽ chẳng bao giờ ép nó phải rời khỏi gia phả. Con cái là việc trời cho, trời không cho thì muốn thế nào được. Nếu con bà có tội thì chỉ là cái tội sinh ra làm con vợ lẽ nhà cụ Hai thôi. Càng nghĩ bà càng tức. Nước mắt cứ thế chảy ra đầm đìa. Bà cả lúc này mới lên tiếng. Cắt đi bầu không khí ảm đạm của buổi chiều đông với chất giọng nghe sang như gái Hà Thành:
"Nếu thế thì sáng ngày mai. Cụ nên mời dòng họ tới. Tuyên bố cho rõ ràng, để kẻo miệng lưỡi thế gian buông lời không hay. Còn về phần cô Tư, bây giờ đã là cuối Đông đầu Xuân, thôi thì hãy đợi đến mùa Xuân hẳn. Lúc đó trời xanh nắng ấm, đi cũng được."
Sim chỉ biết nghe và im lặng. Tâm nàng đã chẳng còn thiết tha hay lưu luyến bất cứ thứ gì trên đời này nữa, huống chi là hai từ danh phận. "Đứa con gái vô dụng, đến chửa đẻ thôi mà cũng chẳng làm được nữa thì nên chết quách đi cho rồi." Câu này nàng sẽ phải nghe cho đến mãn đời nếu còn ở lại đây. Bởi thế nên nàng không muốn ở, mà cũng chẳng ai để nàng ở. Xung quanh nàng, những đôi mắt cú vọ cứ mãi nhìn nàng dò xét làm cho nàng hãi hùng. Sương giá ngoài trời tuy lạnh thật. Nhưng không lạnh bằng lòng người ở Nguyễn tộc nhà nàng đâu.
Đêm hôm đó, nàng ngủ dưới nhà kho. Phòng nàng trước kia đã trở thành phòng của mợ Hai. Mợ là vợ mới của cậu Hữu, con trai trưởng trong nhà. Cậu là em cô Bích con bà Cả, anh trai của nàng. Mối quan hệ của nàng và họ chưa bao giờ tốt đẹp cả.
Chị Duyên đêm đó mang cháo tới. Cháo trắng với hột gà trần để nàng ăn lót dạ. Chị ngồi cùng nàng một lúc rồi phải vào hầu hạ cô Bích ngâm chân. Bà Ba đêm nay phải hầu Cụ Hai. Cũng không ở bên cạnh nàng được. Bỗng nhiên, giữa không gian u tối của đất trời nàng cảm thấy mình lạc lõng quá, lạc lõng vì tình yêu và cả sự ấm lạnh của lòng người. Nàng lấy mấy chiếc lá Trúc Đào trong tay áo ra. Toang ăn thì dừng lại.
Không! Nàng không thể chết ở đây được. Nàng không muốn chết trong không gian chật hẹp u tối này. Mẹ nàng không thể nhìn nàng chết. Chị Duyên cũng không thể nhìn nàng chết. Những người tốt với nàng, những người thương yêu nàng. Sao nàng lại bắt tội họ thế này?
Sim suy đi nghĩ lại, cuối cùng nàng cất lá đi. Nàng nghĩ, có chết thì cũng phải rời khỏi đây rồi mới chết. Nàng sẽ chết giữa trời giữa đất. Giữa một rừng cây già. Thiên nhiên hoang sơ sẽ ôm nàng, muôn chim sẻ cất tiếng ca tiễn biệt nàng. Tiễn một nhánh hoa tím bé nhỏ về với lòng đất mẹ muôn đời.
Nàng nhớ đến rừng cây nàng gặp Hạnh ngày trước. Phải rồi, nàng sẽ chết ở đó.
Cuối mùa Đông năm ấy, Sim bị trả về nhà mẹ đẻ vì tội không sinh được con. Cả làng Đông Anh được một phen nhao nhao.
* * *
Sáng hôm ấy, là một buổi sáng cuối đông lạnh lẽo, mưa phùn dăng dăng khắp ngõ. Sau bữa ăn sáng, Sim được ông bà Đồ gọi vào trong từ đường. Bà Đồ từ tốn bảo:
"Thế là đã tròn ba năm con về làm dâu nhà chúng ta rồi. Nhưng tiếc là nhà ta không đủ phúc khí để con hoài thai, sinh con cho dòng họ Trần. Thôi thì ta tính thế này, dù sao con cũng là con gái cụ Hai Thông bên làng Đông Anh. Là tiểu thư trâm anh thế phiệt. Chúng ta không nở ép buộc con, chi bằng ngày mai con theo ta đi sang làng Thế, hỏi cưới cô út Thơm cho cậu Hạnh. Con bé ấy cũng xinh, là dáng người mắn đẻ, lại hiểu chuyện nết na ngoan hiền. Con thấy thế nào?"
Sim lặng người đi một lúc. Có lẽ nàng đang nuốt lấy từng câu, từng chữ của bà Đồ, nghiền ngẫm thật cẩn thận. Một cảm giác loi lói khó tả dâng lên trong lòng nàng. Nàng không buồn mà cũng chẳng vui. Chỉ gai gai một chút nơi đầu quả tim như thể vừa bị ai đó lấy mũi kim thêu châm nhẹ vào. Gương mặt nàng vẫn điềm nhiên bình thản như chẳng có một chút cảm xúc gì với việc bà Đồ đang đề cập đến. Sau đó, nàng quỳ xuống đất, từ tốn thưa lại rằng:
"Con thưa Thầy, thưa mẹ! Con biết phận con hẩm hiu đã ba năm tròn mà không sinh được con thừa tự cho nhà họ Trần. Con nay chẳng còn mặt mũi mà nhìn bà con, dòng họ nữa. Con bạc phước thế này thì làm sao xứng làm chị người ta? Làm mợ cả trong nhà? Nên nay con xin quỳ đây lạy Thầy, lạy mẹ cho con được phép trở về nhà mẹ đẻ. Để người sau đến danh phận rỡ ràng. Để nhà con yên bề gia thất, gia đạo bình yên ạ."
Nghe những lời nói chân tình, lễ nghĩa của Sim. Bà Đồ cũng không biết nói tiếp làm sao. Bèn nhìn ông cụ Đồ đang trầm ngâm bên cạnh. Bà khẽ lên tiếng hỏi:. Đam Mỹ H Văn
"Con dâu nhà ta đã có ý đó. Ông thấy thế nào?"
Ông cụ Đồ vuốt chòm râu bạc, suy đi nghĩ lại một lúc lâu nữa rồi mới lên tiếng:
"Con dâu này, con là thực lòng muốn như thế? Hay là giận cha, giận mẹ? Hoặc chăng con không muốn san sẻ tình thương của chồng nên mới nói vậy? Trước mặt liệt tổ liệt tông nhà họ Trần. Con hãy thưa cho rõ ràng."
Sim nghe những lời cụ Đồ nói thì vội nuốt nước mắt vào trong. Nhẹ nhàng nhưng đủ to rõ mà thưa lại rằng:
"Dạ thưa Thầy! Trước tổ tiên, gia phả con nào dám nói dối. Tất cả những gì con thưa với Thầy và mẹ là thực lòng con nghĩ như vậy. Xin Thầy mẹ xem xét cho lòng hiếu đạo của con."
Sim lại dập đầu một cái, khẩn thiết xin. Ông bà Đồ nhìn nhau, cả hai đều ngậm ngùi thương cảm cho nàng. Nàng là đứa con dâu ngoan hiền hiếm có. Sự thể ra như vầy, làm cho hai cụ cũng xót xa. Nhưng phép vua còn phải thua lệ làng kia mà. Việc có con nối dõi là chuyện hết sức quan trọng. Không thể muốn bỏ qua là có thể bỏ qua được. Cuối cùng bà Đồ đành thay mặt chồng lên tiếng trước:
"Được rồi! Thầy mẹ đã hiểu tấm lòng của con. Vậy thôi con sắp xếp trở về nhà mẹ đẻ. Trưa nay mẹ sẽ bảo với Cậu Hạnh. Rồi viết cho con một lá hưu thư. Để con khỏi phải ràng buộc điều gì với nhà chúng ta nữa, con nhé."
Bà Đồ nói đến đây thì đã sụt sùi. Nước mắt lại chảy dài trên gò má nhăn nheo của bà. Sim nghe xong vẫn im lặng cúi đầu. Nàng quỳ lạy cha mẹ một lần nữa rồi mới từ từ đứng lên, lặng lẽ đi ra ngoài.
Bên ngoài, người ăn kẻ ở đang đứng lóng ngóng ở trước sân. Nhìn thấy Sim đi ra cũng tỏ ra thương cảm cho nàng. Nhưng họ đều là những người thấp cổ bé họng, nào dám nói điều gì. Chỉ đứng từ xa liếc nhìn nàng rồi thì thầm to nhỏ với nhau. Tô điểm cho không khí của buổi sáng mùa đông ảo não thêm bội phần thê lương.
Còn về phần Hạnh. Chuyện đã xảy ra như vậy, nhưng tuyệt nhiên người ta đều chẳng thấy bóng dáng của chàng đâu cả. Mấy ngày nay, dù trời đông giá rét nhưng Hạnh cũng không chịu ở nhà. Chàng lặn lội đi đến nhà ông sĩ Tân bên làng Khê để đàm đạo văn chương, thi phú. Chuẩn bị cho kì thi Hương sắp tới diễn ra vào mùa thu năm sau. Có lẽ vì vậy mà chàng không biết chuyện.
Sim rời nhà chồng vào buổi trưa hôm ấy, nàng đi mà không gặp được Hạnh để từ biệt chàng lần cuối. Nàng nhìn lại gian phòng ngủ, tất cả những đồ đạc đã quen thuộc với nàng ba năm nay, đều khiến cho nàng lưu luyến cả. Nàng khẽ khàng sờ vào chiếc võng tre của Hạnh. Chiếc võng tre vì thấm mướt mồ hôi của chàng nên đã ngã sang màu vàng bóng loáng. Chiếc ghế gỗ lim trạm xà cừ này nàng vẫn hay ngồi làm việc lặt vặt, lâu lâu lại ngóng ra sân trước chờ Hạnh trở về. Có khi trong những đêm trường mùa hè oi ả, Hạnh nằm ngủ trên võng tre, còn nàng thì ngồi trên chiếc ghế này cả đêm khe khẽ đưa quạt. Chỉ hi vọng chàng có một giấc ngủ yên lành.
Chiếc tủ quần áo rồi đến chiếc giường. Cả cái lò gốm nguội than còn nằm dưới gằm bàn chờ nàng khơi lò vào mỗi sớm. Đều trở thành những đồ vật kỉ niệm quý giá của nàng. Bây giờ nàng phải rời đi rồi. Có lẽ chỉ vài hôm nữa, chúng sẽ có một người chủ mới. Người chủ này sẽ không bạc phước như nàng.
Sim khép cửa lại. Lặng lẽ đi ra đằng sau vườn. Cây Trúc Đào nàng trồng mới hơn nửa năm. Không ngờ trong tiết trời đông lạnh giá này nó vẫn có thể đâm trồi nảy lộc tươi tốt như vậy. Nàng nhìn cây, trầm ngâm một lúc, rồi khe khẽ thở dài. Đưa tay ngắt đi một ít lá non bỏ vào trong tay áo. Sau đó nàng mới mở cửa sau, lách người đi ra bên ngoài. Lòng nàng kể từ đây, xem như đã chết hẳn đi rồi.
* * *
Từ nhà chồng về lại nhà mình chỉ cách nhau vài dặm trường mà Sim cảm tưởng như mình sẽ mãi mãi chẳng bao giờ đến được. Gió đông rít rào bên tai, thổi mạnh từng hơi lạnh buốt lên thân thể mảnh mai, tiều tụy theo năm tháng của nàng, như cố tình cản trở bước chân nàng về lại ngôi nhà xưa, nơi nàng sinh ra và gắn bó cả một thời tuổi thơ bé dại.
Ngày Sim cưới chồng, bát nước trắng đã hất đổ đi rồi. Thì liệu bây giờ nàng quay về, nơi đó có còn là nhà của nàng nữa không? Hay nàng chỉ như một vị khách phương xa ghé thăm trong cơn bỉ cực khốn cùng của cuộc đời?
Mẹ nàng sẽ khóc, chị Phương đi lấy chồng xa hồi mùa thu năm trước mất rồi. Chỉ còn chị Duyên ở lại chăm sóc mẹ. Chị Duyên cũng sẽ khóc. Còn lại hết thảy những người khác trong nhà sẽ cười nhạo nàng, có khi sẽ tàn nhẫn đánh đuổi nàng đi nữa. Siết chặt lấy ống tay áo. Lợm cợm toàn lá Trúc Đào. Sim nghĩ, có phải chết đi thì nàng cũng muốn về lại nhà mẹ lần cuối. Được nhìn thấy mẹ, thấy chị một lần nữa thôi là đủ lắm rồi. Nàng sẽ yên tâm ra đi mà không còn tiếc nuối nào nữa.
Giữa trưa mà chẳng có tí nắng nào, bầu trời âm u, sương mù khắp lối. Mỗi bước đi của nàng như hàng ngàn gai nhọn đâm dưới lòng bàn chân. Đôi chân đã đỏ ửng lên vì lạnh, cứng đờ như que củi. Dần dần đã mất đi hết cảm giác.
Nàng đội chiếc nón quai thao rộng. Cố tình che đi nửa khuôn mặt. Nhưng nàng vẫn cảm nhận rõ ràng mọi người xung quanh đang nhìn mình qua những lỗ hổng trên vách. Có thể người làng chưa biết chuyện nhưng con dâu nhà cụ đồ Hạnh lại một mình khăn gói đi về giữa tiết trời đông giá rét thế này thì chỉ có bị đuổi về mà thôi. Chuyện con dâu nhà cụ Đồ Hạnh ba năm không chửa ai mà chẳng biết, chỉ là họ không dám nói ra.
Sim đi trong quán tính, đi như kẻ say rượu. Lần mò trong trí nhớ, cuối cùng nàng cũng về được đến cổng nhà Cụ Hai Thông. Chiếc cổng ốp bằng đá. Dàn dậu hai bên. Dây leo tường vi trắng cả một góc tường.
Nhìn thấy chị Duyên đang loay hoay kéo gầu nước ngoài bể. Thời tiết lạnh lẽo cắt trên da mặt chị thành những vết rạng, ửng đỏ như màu trái đào tươi. Chị thường phải dùng mỡ lợn bôi vào những vết nứt để giữ ẩm cho da.
Sim nhìn thấy chị mà nước mắt ứa ra. Nàng khe khẽ gọi:
"Chị Duyên ơi!.."
Chị dường như không nghe thấy. Vẫn lúi húi kéo gầu.
Sim lại gọi "chị Duyên ơi" những ba lần nữa thì chị mới nghe thấy. Chị vội chạy ra cổng kéo Sim vào một góc nhà kho, sau đó mới ôm chằm lấy Sim rồi òa khóc nức nở:
"Tội nghiệp cô quá cô Tư ơi! Sao mà ra nông nổi thế này hả cô?"
Chị cứ thế vuốt ve khuông mặt tái mét đi vì lạnh của Sim mà cảm thán không thôi. Sim nhìn chị một lúc cũng bắt đầu khóc.
Duyên giúp Sim cởi chiếc áo cánh ngoài ra đã thấm ướt sương giá, thay cho nàng một chiếc áo bông cũ chị lấy trong phòng bà. Rồi lại quạt một lò than hồng cho nàng sưởi ấm. Sau đó mới bắt đầu hỏi han:
"Cô về hôm nay là về ở luôn phải không?"
"..."
Sim không trả lời. Nàng cúi đầu gật nhẹ một cái. Rồi lại sụt sùi khóc.
Chị duyên khe khẽ thở dài.
"Tính ra thì nhà bên đó cũng" bạc "thật đấy"
Chị nói rồi lửng thừng bỏ ra ngoài. Chị đến phòng bà Ba thưa với bà. Vừa nghe tin Sim đã về đến nhà. Bà vội chạy vào nhà kho. Ôm chặt lấy con gái. Từ ngày Sim đi lấy chồng bà chưa một lần gặp lại con. Bà nhớ con da diết. Chỉ ngặt nổi trong nhà nhiều việc quá, từ việc này đến việc kia chẳng thể nào gác lại mà sang thăm con được. Sim quỳ xuống lạy mẹ, rồi gục đầu vào lòng bà nấc lên từng tiếng nấc nghẹn ngào. Việc Sim hôm nay về nhà, ngoài bà Ba và Duyên ra, trong nhà vẫn chưa ai biết. Nhưng bà Ba và Duyên nào dám thông báo. Bởi trước đó vài ngày, cụ Hai Thông đã từng càm ràm với bà sau khi cụ đi từ trên đình về.
"Con Sim đi lấy chồng, ngót gần ba năm mà chưa chửa. Nó làm cái nhà này mất mặt quá."
Bây giờ mà hay tin Sim bị nhà chồng đuổi về giữa tiết trời Đông giá rét thế này. Cụ có mà chửi um lên. Cả nhà này lại một phen gà bay chó nhảy mất.
Nhưng chuyện lớn như thế, làm sao mà giấu mãi được. Đến chiều thì mọi chuyện cũng vỡ lẽ ra.
Sim quỳ gối trước sân nhà. Trước mặt nàng là các bà, các mợ, người ăn kẻ ở trên dưới tụ họp đông đủ cả. Ngót tầm hơn hai mươi người. Kẻ đứng, người ngồi, khúc khích chỉ trỏ nàng, bao xung quanh nàng như đang bao lấy một con con dê con đang bị bịt mắt. Sim có cảm tưởng như mình đang trong trò chơi "Bịt mắt bắt dê" thường diễn ra trong các buổi hội ở đình. Hoặc là trong một buổi bắt vạ đứa con gái hư hỏng chửa hoang của nhà nào đó diễn ra giữa làng.
Cụ Hai Thông ngồi trên sạp gụ, vừa rít điếu thuốc lào. Cụ vừa từ tốn bảo. Khác hẳn với thái độ mà bà Ba dự đoán. Có lẽ chiều nay cụ vừa có chuyện gì vui. Nên mới dễ tính hẳn ra như thế.
"Hôm nay con về lại nhà, là con có dự tính thế nào? Con cứ trình bày rõ ràng cho Thầy biết."
Sim run lên bần bật. Phần vì giá rét phần vì nổi sợ hãi đang dâng lên cuồn cuộn trong lòng. Nàng lấp bắp thưa:
"Dạ thưa thầy! Con.. con về đây hôm nay cốt là để thăm nhà. Sau đó là xin Thầy mẹ cho con được phép rời quê.. gạch.. gạch tên khỏi gia phả dòng họ Nguyễn ạ"
Cụ Hai Thông lại rít một hơi sòng sọc khói trắng. Sau đó phả ra những tràng cười khà khà. Cụ tán thưởng:
"Giỏi! Con gái của ta thế mà giỏi. Nay đã biết nghĩ cho gia đình, dòng họ rồi.."
Sau đó cụ trở nên nghiêm nghị.
"Thôi! Việc đã đến nước này, Thầy cũng chẳng biết làm gì hơn cho con được. Nhà ta không thể có đứa con gái phải tội" lấy chồng không chửa. "Nay con đã biết nghĩ như thế. Ta cũng lấy làm vui trong lòng."
Cụ vừa dứt lời. Mọi người có mặt ở đấy bắt đầu bàn tán xôn xao như bầy chim se sẻ ríu ra ríu rít. Bà Ba ngồi lặng im. Chốc lát lại lấy tay quệt vội nước mắt. Bà nghĩ mà tội cho con của bà quá thể. Nó có làm gì nên tội đâu. Nếu Sim mà là cô Bích nhà này, thì Cụ Hai sẽ chẳng bao giờ ép nó phải rời khỏi gia phả. Con cái là việc trời cho, trời không cho thì muốn thế nào được. Nếu con bà có tội thì chỉ là cái tội sinh ra làm con vợ lẽ nhà cụ Hai thôi. Càng nghĩ bà càng tức. Nước mắt cứ thế chảy ra đầm đìa. Bà cả lúc này mới lên tiếng. Cắt đi bầu không khí ảm đạm của buổi chiều đông với chất giọng nghe sang như gái Hà Thành:
"Nếu thế thì sáng ngày mai. Cụ nên mời dòng họ tới. Tuyên bố cho rõ ràng, để kẻo miệng lưỡi thế gian buông lời không hay. Còn về phần cô Tư, bây giờ đã là cuối Đông đầu Xuân, thôi thì hãy đợi đến mùa Xuân hẳn. Lúc đó trời xanh nắng ấm, đi cũng được."
Sim chỉ biết nghe và im lặng. Tâm nàng đã chẳng còn thiết tha hay lưu luyến bất cứ thứ gì trên đời này nữa, huống chi là hai từ danh phận. "Đứa con gái vô dụng, đến chửa đẻ thôi mà cũng chẳng làm được nữa thì nên chết quách đi cho rồi." Câu này nàng sẽ phải nghe cho đến mãn đời nếu còn ở lại đây. Bởi thế nên nàng không muốn ở, mà cũng chẳng ai để nàng ở. Xung quanh nàng, những đôi mắt cú vọ cứ mãi nhìn nàng dò xét làm cho nàng hãi hùng. Sương giá ngoài trời tuy lạnh thật. Nhưng không lạnh bằng lòng người ở Nguyễn tộc nhà nàng đâu.
Đêm hôm đó, nàng ngủ dưới nhà kho. Phòng nàng trước kia đã trở thành phòng của mợ Hai. Mợ là vợ mới của cậu Hữu, con trai trưởng trong nhà. Cậu là em cô Bích con bà Cả, anh trai của nàng. Mối quan hệ của nàng và họ chưa bao giờ tốt đẹp cả.
Chị Duyên đêm đó mang cháo tới. Cháo trắng với hột gà trần để nàng ăn lót dạ. Chị ngồi cùng nàng một lúc rồi phải vào hầu hạ cô Bích ngâm chân. Bà Ba đêm nay phải hầu Cụ Hai. Cũng không ở bên cạnh nàng được. Bỗng nhiên, giữa không gian u tối của đất trời nàng cảm thấy mình lạc lõng quá, lạc lõng vì tình yêu và cả sự ấm lạnh của lòng người. Nàng lấy mấy chiếc lá Trúc Đào trong tay áo ra. Toang ăn thì dừng lại.
Không! Nàng không thể chết ở đây được. Nàng không muốn chết trong không gian chật hẹp u tối này. Mẹ nàng không thể nhìn nàng chết. Chị Duyên cũng không thể nhìn nàng chết. Những người tốt với nàng, những người thương yêu nàng. Sao nàng lại bắt tội họ thế này?
Sim suy đi nghĩ lại, cuối cùng nàng cất lá đi. Nàng nghĩ, có chết thì cũng phải rời khỏi đây rồi mới chết. Nàng sẽ chết giữa trời giữa đất. Giữa một rừng cây già. Thiên nhiên hoang sơ sẽ ôm nàng, muôn chim sẻ cất tiếng ca tiễn biệt nàng. Tiễn một nhánh hoa tím bé nhỏ về với lòng đất mẹ muôn đời.
Nàng nhớ đến rừng cây nàng gặp Hạnh ngày trước. Phải rồi, nàng sẽ chết ở đó.