Chương 9: Hứa Qua (09)
Giữa trưa, dưới ánh mặt trời rực rỡ, Hứa Qua lén lút đi theo sau người ấy.
Hôm nay cô ăn mặc không khác gì những cô gái Ả rập khác, khoác một chiếc áo Abayas (*) phối hợp với quần jeans. Chiếc áo khoác được dì Mai mua ở trung tâm thương mại lớn nhất ở Jerusalem, vải dệt và hoạ tiết đều được làm thủ công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ thời trang Thổ Nhĩ Kỳ rất được người dân Jerusalem ưa chuộng, những nhà có điều kiện đều mua cho con mình những chiếc áo bông kiểu Ả rập có xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ.
Dáng người Hứa Qua nhỏ nhắn, khi đi qua một chiếc tủ kính ở cửa hàng ven đường, cô dừng lại nhìn trân trân bóng mình phản chiếu lên đó. Không ai chú ý đến cô cả, người ấy cũng không chú ý, cô lại to gan kéo gần khoảng cách với anh một chút.
Bỗng một chú chó già, gầy da bọc lấy xương xuất hiện, không biết vì sao cũng đi theo người ấy, thậm chí còn đi song song với anh. Đi thêm vài bước, anh phát hiện ra chú chó liền dừng bước. Sau đó, anh đi vào một cửa hàng bán thịt nhỏ bên đường. Lúc bước ra, trong tay anh có thêm mấy túi đồ.
Trong con hẻm nhỏ cũ nát do nhiều người đã bỏ nhà ra đi, những chiếc cây leo khô cằn bò trên mặt tường, bóng dáng anh đứng đó phía đầu ngọn gió. Lưng anh dựa lên tường, cúi đầu ngắm chú chó già ăn ngấu nghiến. Thứ nó đang ăn chính là miếng thịt chế biến sẵn ở trong cửa hàng thịt vừa nãy.
Hứa Qua nghiêng người đứng đầu hẻm, cách người ấy vài chục bước. Miếng thịt trong túi ban đầu còn nhiều phồng túi lên, dần dần chiếc túi xọp xuống, vọng lại âm thanh sùm sụp của chú chó ăn mải miết. Trong lúc ấy, một tay Hứa Qua nghịch góc áo của mình, một tay chạm vào bức tường khô cứng, cô không muốn rời đi nhưng cũng không thể tiến gần đến anh hơn.
Nhìn dáng vẻ khổ sở hiện tại của người ấy, cô vô cùng muốn đi tới an ủi anh. Nhưng nhìn tâm trạng bình thường như mọi khi của anh, cô lại sợ hãi chùn bước.
Rốt cuộc chú chó già cũng ăn sạch sành sanh chỗ thịt trong túi, nó dùng lưỡi liếm lấy liếm để dầu mỡ trên túi đựng. Khi chiếc túi đã không còn gì nữa, nó dùng chân sau đá chiếc túi, gió dọc con hẻm thổi chiếc túi bay đi.
Ăn chán chê xong chú chó già chậm rì rì đi tiếp, dừng lại trước mặt người ấy, ngẩng đầu vẫy đuôi ra vẻ lấy lòng. Hình ảnh này làm Hứa Qua nhớ tới những câu nói của mấy người già ở khu thành cổ: Đến mấy con chó cũng biết đâu là kẻ mạnh để theo.
Anh cúi người xuống nhìn chú chó, miệng đếm mấy con số nhẹ nhàng, từ tốn: Năm, bốn, ba, hai, một. Giống như một loại bùa chú, khi con số cuối cùng phát ra, chú chó rên một tiếng rồi ngã xuống.
Ban đầu Hứa Qua còn nghĩ đó có lẽ là một phương pháp huấn luyện chó nào đó, ánh mắt cô gắt gao nhìn chú chó nằm thẳng cẳng. Nhưng mấy phút đồng hồ trôi qua, nó vẫn không nhúc nhích, Hứa Qua lập tức thấy bất thường, không phải...
Lúc này Hứa Qua không suy nghĩ gì nữa, cô ba bước thành hai chạy tới.
Anh thấy cô bỗng nhiên xuất hiện cũng chẳng mấy ngạc nhiên. Thậm chí anh còn nhếch miệng, chăm chú nhìn khuôn mặt cô.
Hứa Qua cúi đầu. Miệng chú chó sủi bọt mép trắng đục đã chứng thực suy đoán của cô, nó đã chết. Cô bỗng ngốc nghếch đứng đó, cô không nói, anh cũng không nói gì.
Chú chó nằm dưới chân Hứa Qua, dù là cách một lớp giầy boot, Hứa Qua vẫn cảm nhận được hơi lạnh toả ra khi một sinh mệnh đã ra đi. Hơi lạnh ấy khiến người ta không rét mà run.
Nửa ngày sau, Hứa Qua vẫn cúi đầu, mở miệng lẩm bẩm: "Có lẽ là vì lúc nãy nó ăn quá no... Đồ chó ngu ngốc, sao mày lại ăn tham thế, cứ thế ăn một hơi hết sạch?"
"Nếu anh nói nó không phải là bội thực mà chết thì sao?" Âm thanh của anh nhàn nhạt, có chút lạnh lùng.
"A" -- một tiếng hét vọng từ cuối hẻm nhỏ. Đó là tiếng hét đầy hoảng loạn, cho thấy sự nghiêm trọng của tình hình xung quanh.
Hứa Qua ngẩng đầu, nhìn mắt anh một cái rồi nhìn qua chỗ khác. Cô cũng không dám nhìn chú chó đã chết, cũng không dám nhìn anh, cứ thế nhìn đôi giày dính đầy bùn đất của người ấy, nhẹ nhàng nói: "Dù sao nó cũng chết rồi, em không quan tâm lý do nữa. Chúng ta nhanh về nhà được không, em nghe bọn họ nói..."
Nói tới đây Hứa Qua liền dừng lại, vì sự kiện khủng bố tập kích ông Brown, toàn bộ Jerusalem đang rục rịch phòng ngực như sẵn sàng đón chiến tranh bất cứ lúc nào.
Nhóm người Palestine nói: "Hành động của ông ta có thể lý giải được, ở những nơi đó người ta nghèo đến tuyệt vọng, giá hàng hoá lại cao, 100 shekels (**) cũng chỉ có thể mua thức ăn nhanh với nước ngọt."
Nhóm người Israel lại nói: "Mấy người Palestine xâm chiếm lãnh thổ của chúng ta giết chóc bừa phứa, vậy mà còn không biết ơn ông Brown đã luôn giúp đỡ, giờ quay ra cắn lại, đến động vật còn biết ơn nhé."
Từ khu thành cổ Jerusalem vọng đến tiếng loa thông báo của cục an ninh, yêu cầu khu vực bán hàng đóng cửa sớm để đề phòng xung đột phát sinh. Những đứa nhỏ đang chơi đùa trên phố đều bị người lớn gọi về nhà.
Hứa Qua nghĩ nếu cô nói chuyện này cho người ấy thì cô cũng gián tiếp khiến anh nhớ đến ông Brown, anh sẽ đau khổ biết chừng nào. Cô mím miệng, túm lấy áo anh giật nhẹ, ý giục anh nhanh quay về. Nhưng người ấy không động đậy gì hết, dù cô dùng hết sức, gia tăng lực giật áo anh. Hứa Qua không tin anh không cảm nhận được, sức của cô đâu phải là nhỏ.
Giây tiếp theo, anh vung tay hất cô ra. Vì lực từ tay của anh chạm mạnh vào cô, Hứa Qua mất thăng bằng lảo đảo, trong đầu lúc này chỉ nghĩ nhất định nếu không nhờ bức tường đằng sau thì cô đã ngã chổng vó.
Thân thể mới thăng bằng lại được, Hứa Qua lại nghe anh nói: "Bác Abbas cho anh 50 shekel để cho em, anh dùng 50 shekel đó cộng thêm với 150 shekel của anh đi vào cửa hàng thịt." Anh dừng một chút: "Anh nói với người bán hàng trong đó rằng chú chó anh nuôi đang bị bệnh nặng, anh muốn nó thoát khỏi đau đớn giày vò sớm, nên họ đã theo yêu cầu của anh mà thêm vào miếng thịt đó một thứ."
"Thêm... thứ gì cơ?" Hứa Qua ngốc nghếch hỏi.
Người ấy không trả lời, liền mỉm cười nhìn cô.
Hứa Qua đứng đó nghĩ ngợi, trong lúc đó cô phát hiện ra trong tay anh có điếu thuốc, hơn nữa điếu thuốc chỉ còn một nửa. Anh nghiêng mặt hướng đến cuối hẻm nhỏ. Người ấy hút thuốc ư, anh bắt đầu học đòi hút thuốc từ khi nào? Làm sao anh lại có thời gian mà học hút thứ này chứ, năm nay anh mới chỉ mười lăm tuổi mà?!
Hứa Thuần, đồ tệ nạn!
Cô muốn đi đến giật lấy điếu thuốc, linh hoạt như ảo thuật gia, khiến điếu thuốc trong tay anh biến mất.
Anh nheo mắt lại, màu vàng của phần đầu lọc đã bị anh cắn bẹp, phần thuốc cũng chỉ còn một nửa, một nửa đã là một đống tàn màu tro xám dưới đất. Gió từ cuối hẻm thổi đến thôi bay đống tro ấy, lất phất vào không trung.
Nửa điếu thuốc vẫn còn lại, ngón tay thon dài của anh bóp đầu mẩu thuốc lá, anh không nhìn nó, hung hăng dúi đầu mẩu thuốc lá vào tường. Thuốc lá rơi từ trên tường xuống, trong mơ màng Hứa Qua trông thấy một chút tro xám vương trên đầu ngón tay anh, sau đó rơi xuống mặt đất hoá hư không.
Một loạt động tác kia dường như là của một người khác chứ không phải là của Hứa Thuần. Nhưng người trước mặt đây đích thực là Hứa Thuần, nếu không phải là anh thì là ai cơ chứ? Tại sao Hứa Thuần lại làm ra những chuyện như hại chết chó, hút thuốc, rồi xử sự kiểu khinh đời như vậy?
Tại sao chứ?
Những chuyện bất thường như vậy những người ở trong Núi đền sẽ đều niệm rằng: "Hãy xá tội cho con bị quỷ tha ma bắt ám vào."
Cô định gọi anh, muốn anh trở lại là Hứa Thuần của cô. Truyện BJYX
"Hứa..." Hứa Qua hé miệng. Nhưng không đợi cô gọi tên anh, anh phả một ngụm khói thẳng vào mặt khiến cô không ngừng ho khan sặc sụa.
Vừa ho cô vừa lùi về sau, còn anh thì càng tiến sát gần, ép cô vào tường. Lúc này, Hứa Qua không ngu ngốc như trước mà nghĩ "Chẳng lẽ anh ấy định hôn mình?"
Cô cố gắng tránh né, nhưng cuối cùng bức tường đã dán vào lưng, đôi tay anh chống vào tường vây cô lại. Hứa Qua tự trấn an mình: Đừng lo lắng, trong cơ thể anh có một loại ma quỷ không thể khống chế.
"Hứa... Hứa Thuần." Cô ấp úng hỏi: "Con... con chó... không có làm gì anh mà. Tại sao... sao lại giết nó?"
"Vì anh thích thế!" Anh theo thói quen dừng một chút, rồi tiếp tục nói: "Em không thấy à? Anh cho nó ăn no rồi chết, có khi nó còn biết ơn anh không hết."
"Không thể nào... Không thể như thế?"
"Vì cái gì không thể? Chuyện nó chết chỉ là sớm hay muộn, có lẽ ngày mai mọi người sẽ đều phát hiện ra xác của nó, không phải chết đói thì chết rét."
"Nhưng..." Hứa Qua nghẹn lại: "Nó cũng là một chú chó, nói không chừng... Nói không chừng..."
"Nói không chừng" Anh cắt ngang cô rồi nói tiếp: "Nói không chừng đột nhiên nhảy ra một người tốt giúp nó? Có lẽ vậy, nhưng anh vừa nói rồi đấy, giết nó là vì anh thích thế, cho dù nhìn nó vui vẻ hoạt bát."
Khi nói chuyện, đầu ngón tay anh nhẹ nhàng lướt qua thái dương của cô. Mấy từ "vui vẻ hoạt bát" bị anh kéo dài ra, sau đó anh thấp giọng: "Rất giống em."
Hứa Qua bỗng run lên, bàn tay cô nắm chặt lại, trong lòng tự nhủ: Hứa Qua, đừng để bị doạ. Anh ấy chỉ đang doạ mày thôi, đừng để anh thoả mãn.
"Thật ra", khuôn mặt đẹp đẽ phóng đại trong gang tấc, anh không kiểm soát sự hung hăng trong giọng nói mình: "Em không thấy ở chỗ này, giết chết một con người cũng dễ như giết một con chó hay sao?"
Ngón tay anh miết xuống thái dương cô, sau đó vươn đến phần cổ, dừng lại ở một chỗ. Đó là nơi yếu ớt nhất trên cơ thể con người, có bao nhiêu yếu ớt Hứa Qua biết rõ.
Hôm đó, dưới ánh đèn chân không, tất cả lũ nhỏ đều đang nghe thầy giảng bài, người thầy ấy rất trẻ vừa mới du học ở Pháp về.
Hôm đó thầy đang kể cho lũ trẻ về một nơi xa xôi với mặt nước lóng lánh đẹp đẽ của sông Seine thì một kẻ trùm khăn kín mít xông vào phòng học. Vì Hứa Qua người nhỏ nên được xếp ngồi ở hàng đầu. Người này bước đến từ phía sau Hứa Qua, khi đó cô đang dùng bút mực xanh nắn nót trên vở thì bỗng một bông hoa màu đỏ rực loang trên mặt giấy trắng.
Trong nháy mắt, chiếc bút rơi 'cạch' xuống bàn. Hứa Qua bàng hoàng ngẩng đầu, từng dòng máu phun như suối từ chỗ cổ thầy giáo ra, bắn lên mặt Hứa Qua. Mùi tanh sực lên ngay trên chóp mũi, hệt như mùi cá tanh ở chợ hải sản. Hôm đó, Hứa Qua mới biết được một người có thể chết vì bị mất nhiều máu khi bị đâm vào chỗ đó.
Màu đỏ trong ký ức biến thành màu đất vàng nghệ trên giày Hứa Qua. Từ sau hôm đó, cô không còn thấy thầy giáo trẻ đó nữa, và cũng từ đó, cô không bao giờ chọn mua bút mực xanh.
Giờ khắc này, ánh sáng ở cuối con hẻm cũng tựa như ánh sáng từ bóng đèn chân không. Nụ cười trên mặt anh càng đẹp bao nhiêu, lòng Hứa Qua càng hoảng loạn bấy nhiêu. Cô nghĩ nhất định sự sợ hãi đã hiện rõ trên mặt mình rồi. Ở cái chỗ này, anh nói là rất đúng, giết một người cũng dễ như giết một con chó.
Trong lòng cô hoảng loạn đến mức bản năng tự vệ của Hứa Qua dâng cao, tay cô nhanh chóng đẩy anh ra. Lúc anh buông tay, cô chạy vụt đi. Chạy, chạy mau, chân cô như bay chạy nhanh đến đầu hẻm, cô muốn tìm đến chỗ có nhiều người, cô muốn hít hà không khí nơi đông người ngay lúc này.
Rẽ trái, phía trước chính là chỗ bán thịt. Nhưng càng đến gần chợ, cô lại chậm bước chạy lại. Bình thường, mọi khi nơi này đều đông đúc náo nhiệt, lúc này đây lại quạnh quẽ đến bất ngờ. Bước chân trên mặt đường còn có thể cảm giác được rung động do xe thiết giáp, xe tăng di chuyển.
Bỗng một người hàng xóm của cô chạy qua, ông ấy đi rất vội vã, vừa đi vừa bảo cô đừng chạy loạn trên đường, mau về nhà đi. Ông ấy bảo đêm nay sẽ có chuyện lớn. Hứa Qua chạy đến chỗ có chốt an ninh, chỉ còn vài bước là cô sẽ ngồi trong nhà, không có chuyện gì xảy ra hết.
Nhưng cô lại cắn môi, chạy ngược lại.
Người ấy chính là vì quá đau khổ chuyện tiểu thư Brown ra đi, nên anh mới trở nên khác thường như vậy, cùng lắm thì...
Cô nhanh bước chân, lại chạy lại con hẻm nhỏ, đến trước mặt anh thở hồng hộc nói:
"Hứa Thuần, anh đừng đau khổ, cùng lắm thì em sẽ giống như Laura, em sẽ học đàn piano, em cũng sẽ đi giúp đỡ trẻ nhỏ, về sau em cũng sẽ làm tóc như cô ấy, em sẽ cố gắng trở nên giống Laura..."
Rõ ràng là trong lòng cô đã quyết định chắc chắn như vậy, nhưng giờ phút này khi nói ra, trong lòng rất khó chịu, khó chịu đến mức cô không thể nói tiếp.
Cô nghĩ nguyên nhân cho cái cảm giác khó chịu này chính là vì cô ghét mấy cái món Ả rập lúc trưa, vậy mà vẫn phải nuốt xuống. Sau đó cô nói: "Cùng lắm về sau em sẽ mặc học cách mặc chiếc váy chiết eo giống Laura, em sẽ đi chiếc giày búp bê."
Cô thật ngốc, cứ thế cho rằng chỉ cần ăn mặc, trang điểm giống như người ta là sẽ giống thật.
- -
(*) Áo Abayas là một bộ quần áo cổ truyền Hồi giáo cho phụ nữ. Nó được phụ nữ trùm lên quần áo khi họ rời khỏi nhà.
(**) shekel: đơn vị tiền tệ của Israel
Hôm nay cô ăn mặc không khác gì những cô gái Ả rập khác, khoác một chiếc áo Abayas (*) phối hợp với quần jeans. Chiếc áo khoác được dì Mai mua ở trung tâm thương mại lớn nhất ở Jerusalem, vải dệt và hoạ tiết đều được làm thủ công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ thời trang Thổ Nhĩ Kỳ rất được người dân Jerusalem ưa chuộng, những nhà có điều kiện đều mua cho con mình những chiếc áo bông kiểu Ả rập có xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ.
Dáng người Hứa Qua nhỏ nhắn, khi đi qua một chiếc tủ kính ở cửa hàng ven đường, cô dừng lại nhìn trân trân bóng mình phản chiếu lên đó. Không ai chú ý đến cô cả, người ấy cũng không chú ý, cô lại to gan kéo gần khoảng cách với anh một chút.
Bỗng một chú chó già, gầy da bọc lấy xương xuất hiện, không biết vì sao cũng đi theo người ấy, thậm chí còn đi song song với anh. Đi thêm vài bước, anh phát hiện ra chú chó liền dừng bước. Sau đó, anh đi vào một cửa hàng bán thịt nhỏ bên đường. Lúc bước ra, trong tay anh có thêm mấy túi đồ.
Trong con hẻm nhỏ cũ nát do nhiều người đã bỏ nhà ra đi, những chiếc cây leo khô cằn bò trên mặt tường, bóng dáng anh đứng đó phía đầu ngọn gió. Lưng anh dựa lên tường, cúi đầu ngắm chú chó già ăn ngấu nghiến. Thứ nó đang ăn chính là miếng thịt chế biến sẵn ở trong cửa hàng thịt vừa nãy.
Hứa Qua nghiêng người đứng đầu hẻm, cách người ấy vài chục bước. Miếng thịt trong túi ban đầu còn nhiều phồng túi lên, dần dần chiếc túi xọp xuống, vọng lại âm thanh sùm sụp của chú chó ăn mải miết. Trong lúc ấy, một tay Hứa Qua nghịch góc áo của mình, một tay chạm vào bức tường khô cứng, cô không muốn rời đi nhưng cũng không thể tiến gần đến anh hơn.
Nhìn dáng vẻ khổ sở hiện tại của người ấy, cô vô cùng muốn đi tới an ủi anh. Nhưng nhìn tâm trạng bình thường như mọi khi của anh, cô lại sợ hãi chùn bước.
Rốt cuộc chú chó già cũng ăn sạch sành sanh chỗ thịt trong túi, nó dùng lưỡi liếm lấy liếm để dầu mỡ trên túi đựng. Khi chiếc túi đã không còn gì nữa, nó dùng chân sau đá chiếc túi, gió dọc con hẻm thổi chiếc túi bay đi.
Ăn chán chê xong chú chó già chậm rì rì đi tiếp, dừng lại trước mặt người ấy, ngẩng đầu vẫy đuôi ra vẻ lấy lòng. Hình ảnh này làm Hứa Qua nhớ tới những câu nói của mấy người già ở khu thành cổ: Đến mấy con chó cũng biết đâu là kẻ mạnh để theo.
Anh cúi người xuống nhìn chú chó, miệng đếm mấy con số nhẹ nhàng, từ tốn: Năm, bốn, ba, hai, một. Giống như một loại bùa chú, khi con số cuối cùng phát ra, chú chó rên một tiếng rồi ngã xuống.
Ban đầu Hứa Qua còn nghĩ đó có lẽ là một phương pháp huấn luyện chó nào đó, ánh mắt cô gắt gao nhìn chú chó nằm thẳng cẳng. Nhưng mấy phút đồng hồ trôi qua, nó vẫn không nhúc nhích, Hứa Qua lập tức thấy bất thường, không phải...
Lúc này Hứa Qua không suy nghĩ gì nữa, cô ba bước thành hai chạy tới.
Anh thấy cô bỗng nhiên xuất hiện cũng chẳng mấy ngạc nhiên. Thậm chí anh còn nhếch miệng, chăm chú nhìn khuôn mặt cô.
Hứa Qua cúi đầu. Miệng chú chó sủi bọt mép trắng đục đã chứng thực suy đoán của cô, nó đã chết. Cô bỗng ngốc nghếch đứng đó, cô không nói, anh cũng không nói gì.
Chú chó nằm dưới chân Hứa Qua, dù là cách một lớp giầy boot, Hứa Qua vẫn cảm nhận được hơi lạnh toả ra khi một sinh mệnh đã ra đi. Hơi lạnh ấy khiến người ta không rét mà run.
Nửa ngày sau, Hứa Qua vẫn cúi đầu, mở miệng lẩm bẩm: "Có lẽ là vì lúc nãy nó ăn quá no... Đồ chó ngu ngốc, sao mày lại ăn tham thế, cứ thế ăn một hơi hết sạch?"
"Nếu anh nói nó không phải là bội thực mà chết thì sao?" Âm thanh của anh nhàn nhạt, có chút lạnh lùng.
"A" -- một tiếng hét vọng từ cuối hẻm nhỏ. Đó là tiếng hét đầy hoảng loạn, cho thấy sự nghiêm trọng của tình hình xung quanh.
Hứa Qua ngẩng đầu, nhìn mắt anh một cái rồi nhìn qua chỗ khác. Cô cũng không dám nhìn chú chó đã chết, cũng không dám nhìn anh, cứ thế nhìn đôi giày dính đầy bùn đất của người ấy, nhẹ nhàng nói: "Dù sao nó cũng chết rồi, em không quan tâm lý do nữa. Chúng ta nhanh về nhà được không, em nghe bọn họ nói..."
Nói tới đây Hứa Qua liền dừng lại, vì sự kiện khủng bố tập kích ông Brown, toàn bộ Jerusalem đang rục rịch phòng ngực như sẵn sàng đón chiến tranh bất cứ lúc nào.
Nhóm người Palestine nói: "Hành động của ông ta có thể lý giải được, ở những nơi đó người ta nghèo đến tuyệt vọng, giá hàng hoá lại cao, 100 shekels (**) cũng chỉ có thể mua thức ăn nhanh với nước ngọt."
Nhóm người Israel lại nói: "Mấy người Palestine xâm chiếm lãnh thổ của chúng ta giết chóc bừa phứa, vậy mà còn không biết ơn ông Brown đã luôn giúp đỡ, giờ quay ra cắn lại, đến động vật còn biết ơn nhé."
Từ khu thành cổ Jerusalem vọng đến tiếng loa thông báo của cục an ninh, yêu cầu khu vực bán hàng đóng cửa sớm để đề phòng xung đột phát sinh. Những đứa nhỏ đang chơi đùa trên phố đều bị người lớn gọi về nhà.
Hứa Qua nghĩ nếu cô nói chuyện này cho người ấy thì cô cũng gián tiếp khiến anh nhớ đến ông Brown, anh sẽ đau khổ biết chừng nào. Cô mím miệng, túm lấy áo anh giật nhẹ, ý giục anh nhanh quay về. Nhưng người ấy không động đậy gì hết, dù cô dùng hết sức, gia tăng lực giật áo anh. Hứa Qua không tin anh không cảm nhận được, sức của cô đâu phải là nhỏ.
Giây tiếp theo, anh vung tay hất cô ra. Vì lực từ tay của anh chạm mạnh vào cô, Hứa Qua mất thăng bằng lảo đảo, trong đầu lúc này chỉ nghĩ nhất định nếu không nhờ bức tường đằng sau thì cô đã ngã chổng vó.
Thân thể mới thăng bằng lại được, Hứa Qua lại nghe anh nói: "Bác Abbas cho anh 50 shekel để cho em, anh dùng 50 shekel đó cộng thêm với 150 shekel của anh đi vào cửa hàng thịt." Anh dừng một chút: "Anh nói với người bán hàng trong đó rằng chú chó anh nuôi đang bị bệnh nặng, anh muốn nó thoát khỏi đau đớn giày vò sớm, nên họ đã theo yêu cầu của anh mà thêm vào miếng thịt đó một thứ."
"Thêm... thứ gì cơ?" Hứa Qua ngốc nghếch hỏi.
Người ấy không trả lời, liền mỉm cười nhìn cô.
Hứa Qua đứng đó nghĩ ngợi, trong lúc đó cô phát hiện ra trong tay anh có điếu thuốc, hơn nữa điếu thuốc chỉ còn một nửa. Anh nghiêng mặt hướng đến cuối hẻm nhỏ. Người ấy hút thuốc ư, anh bắt đầu học đòi hút thuốc từ khi nào? Làm sao anh lại có thời gian mà học hút thứ này chứ, năm nay anh mới chỉ mười lăm tuổi mà?!
Hứa Thuần, đồ tệ nạn!
Cô muốn đi đến giật lấy điếu thuốc, linh hoạt như ảo thuật gia, khiến điếu thuốc trong tay anh biến mất.
Anh nheo mắt lại, màu vàng của phần đầu lọc đã bị anh cắn bẹp, phần thuốc cũng chỉ còn một nửa, một nửa đã là một đống tàn màu tro xám dưới đất. Gió từ cuối hẻm thổi đến thôi bay đống tro ấy, lất phất vào không trung.
Nửa điếu thuốc vẫn còn lại, ngón tay thon dài của anh bóp đầu mẩu thuốc lá, anh không nhìn nó, hung hăng dúi đầu mẩu thuốc lá vào tường. Thuốc lá rơi từ trên tường xuống, trong mơ màng Hứa Qua trông thấy một chút tro xám vương trên đầu ngón tay anh, sau đó rơi xuống mặt đất hoá hư không.
Một loạt động tác kia dường như là của một người khác chứ không phải là của Hứa Thuần. Nhưng người trước mặt đây đích thực là Hứa Thuần, nếu không phải là anh thì là ai cơ chứ? Tại sao Hứa Thuần lại làm ra những chuyện như hại chết chó, hút thuốc, rồi xử sự kiểu khinh đời như vậy?
Tại sao chứ?
Những chuyện bất thường như vậy những người ở trong Núi đền sẽ đều niệm rằng: "Hãy xá tội cho con bị quỷ tha ma bắt ám vào."
Cô định gọi anh, muốn anh trở lại là Hứa Thuần của cô. Truyện BJYX
"Hứa..." Hứa Qua hé miệng. Nhưng không đợi cô gọi tên anh, anh phả một ngụm khói thẳng vào mặt khiến cô không ngừng ho khan sặc sụa.
Vừa ho cô vừa lùi về sau, còn anh thì càng tiến sát gần, ép cô vào tường. Lúc này, Hứa Qua không ngu ngốc như trước mà nghĩ "Chẳng lẽ anh ấy định hôn mình?"
Cô cố gắng tránh né, nhưng cuối cùng bức tường đã dán vào lưng, đôi tay anh chống vào tường vây cô lại. Hứa Qua tự trấn an mình: Đừng lo lắng, trong cơ thể anh có một loại ma quỷ không thể khống chế.
"Hứa... Hứa Thuần." Cô ấp úng hỏi: "Con... con chó... không có làm gì anh mà. Tại sao... sao lại giết nó?"
"Vì anh thích thế!" Anh theo thói quen dừng một chút, rồi tiếp tục nói: "Em không thấy à? Anh cho nó ăn no rồi chết, có khi nó còn biết ơn anh không hết."
"Không thể nào... Không thể như thế?"
"Vì cái gì không thể? Chuyện nó chết chỉ là sớm hay muộn, có lẽ ngày mai mọi người sẽ đều phát hiện ra xác của nó, không phải chết đói thì chết rét."
"Nhưng..." Hứa Qua nghẹn lại: "Nó cũng là một chú chó, nói không chừng... Nói không chừng..."
"Nói không chừng" Anh cắt ngang cô rồi nói tiếp: "Nói không chừng đột nhiên nhảy ra một người tốt giúp nó? Có lẽ vậy, nhưng anh vừa nói rồi đấy, giết nó là vì anh thích thế, cho dù nhìn nó vui vẻ hoạt bát."
Khi nói chuyện, đầu ngón tay anh nhẹ nhàng lướt qua thái dương của cô. Mấy từ "vui vẻ hoạt bát" bị anh kéo dài ra, sau đó anh thấp giọng: "Rất giống em."
Hứa Qua bỗng run lên, bàn tay cô nắm chặt lại, trong lòng tự nhủ: Hứa Qua, đừng để bị doạ. Anh ấy chỉ đang doạ mày thôi, đừng để anh thoả mãn.
"Thật ra", khuôn mặt đẹp đẽ phóng đại trong gang tấc, anh không kiểm soát sự hung hăng trong giọng nói mình: "Em không thấy ở chỗ này, giết chết một con người cũng dễ như giết một con chó hay sao?"
Ngón tay anh miết xuống thái dương cô, sau đó vươn đến phần cổ, dừng lại ở một chỗ. Đó là nơi yếu ớt nhất trên cơ thể con người, có bao nhiêu yếu ớt Hứa Qua biết rõ.
Hôm đó, dưới ánh đèn chân không, tất cả lũ nhỏ đều đang nghe thầy giảng bài, người thầy ấy rất trẻ vừa mới du học ở Pháp về.
Hôm đó thầy đang kể cho lũ trẻ về một nơi xa xôi với mặt nước lóng lánh đẹp đẽ của sông Seine thì một kẻ trùm khăn kín mít xông vào phòng học. Vì Hứa Qua người nhỏ nên được xếp ngồi ở hàng đầu. Người này bước đến từ phía sau Hứa Qua, khi đó cô đang dùng bút mực xanh nắn nót trên vở thì bỗng một bông hoa màu đỏ rực loang trên mặt giấy trắng.
Trong nháy mắt, chiếc bút rơi 'cạch' xuống bàn. Hứa Qua bàng hoàng ngẩng đầu, từng dòng máu phun như suối từ chỗ cổ thầy giáo ra, bắn lên mặt Hứa Qua. Mùi tanh sực lên ngay trên chóp mũi, hệt như mùi cá tanh ở chợ hải sản. Hôm đó, Hứa Qua mới biết được một người có thể chết vì bị mất nhiều máu khi bị đâm vào chỗ đó.
Màu đỏ trong ký ức biến thành màu đất vàng nghệ trên giày Hứa Qua. Từ sau hôm đó, cô không còn thấy thầy giáo trẻ đó nữa, và cũng từ đó, cô không bao giờ chọn mua bút mực xanh.
Giờ khắc này, ánh sáng ở cuối con hẻm cũng tựa như ánh sáng từ bóng đèn chân không. Nụ cười trên mặt anh càng đẹp bao nhiêu, lòng Hứa Qua càng hoảng loạn bấy nhiêu. Cô nghĩ nhất định sự sợ hãi đã hiện rõ trên mặt mình rồi. Ở cái chỗ này, anh nói là rất đúng, giết một người cũng dễ như giết một con chó.
Trong lòng cô hoảng loạn đến mức bản năng tự vệ của Hứa Qua dâng cao, tay cô nhanh chóng đẩy anh ra. Lúc anh buông tay, cô chạy vụt đi. Chạy, chạy mau, chân cô như bay chạy nhanh đến đầu hẻm, cô muốn tìm đến chỗ có nhiều người, cô muốn hít hà không khí nơi đông người ngay lúc này.
Rẽ trái, phía trước chính là chỗ bán thịt. Nhưng càng đến gần chợ, cô lại chậm bước chạy lại. Bình thường, mọi khi nơi này đều đông đúc náo nhiệt, lúc này đây lại quạnh quẽ đến bất ngờ. Bước chân trên mặt đường còn có thể cảm giác được rung động do xe thiết giáp, xe tăng di chuyển.
Bỗng một người hàng xóm của cô chạy qua, ông ấy đi rất vội vã, vừa đi vừa bảo cô đừng chạy loạn trên đường, mau về nhà đi. Ông ấy bảo đêm nay sẽ có chuyện lớn. Hứa Qua chạy đến chỗ có chốt an ninh, chỉ còn vài bước là cô sẽ ngồi trong nhà, không có chuyện gì xảy ra hết.
Nhưng cô lại cắn môi, chạy ngược lại.
Người ấy chính là vì quá đau khổ chuyện tiểu thư Brown ra đi, nên anh mới trở nên khác thường như vậy, cùng lắm thì...
Cô nhanh bước chân, lại chạy lại con hẻm nhỏ, đến trước mặt anh thở hồng hộc nói:
"Hứa Thuần, anh đừng đau khổ, cùng lắm thì em sẽ giống như Laura, em sẽ học đàn piano, em cũng sẽ đi giúp đỡ trẻ nhỏ, về sau em cũng sẽ làm tóc như cô ấy, em sẽ cố gắng trở nên giống Laura..."
Rõ ràng là trong lòng cô đã quyết định chắc chắn như vậy, nhưng giờ phút này khi nói ra, trong lòng rất khó chịu, khó chịu đến mức cô không thể nói tiếp.
Cô nghĩ nguyên nhân cho cái cảm giác khó chịu này chính là vì cô ghét mấy cái món Ả rập lúc trưa, vậy mà vẫn phải nuốt xuống. Sau đó cô nói: "Cùng lắm về sau em sẽ mặc học cách mặc chiếc váy chiết eo giống Laura, em sẽ đi chiếc giày búp bê."
Cô thật ngốc, cứ thế cho rằng chỉ cần ăn mặc, trang điểm giống như người ta là sẽ giống thật.
- -
(*) Áo Abayas là một bộ quần áo cổ truyền Hồi giáo cho phụ nữ. Nó được phụ nữ trùm lên quần áo khi họ rời khỏi nhà.
(**) shekel: đơn vị tiền tệ của Israel