Chương 4: Hai lần chạm mặt (1)
Tuệ Khanh mở mắt, trần nhà trắng cứ mờ ảo trong giây lát rồi từ từ rõ ràng trở lại. Cô không biết chính mình đã ngất đi trong bao lâu, nhưng những tiếng động xung quanh đã đánh thức cô. Y tá đang kiểm tra tình hình của mọi người trong phòng, thấy cô cử động thì lập tức đi lại hỏi thăm:
“Cô gái nhỏ, em thấy sao rồi?”
Tuệ Khanh vẫn còn khá ngờ nghệch, chỉ biết gật đầu để biểu thị bản thân khá ổn. Cô nhìn một lượt khắp phòng, đa phần toàn là người lớn tuổi cũng cùng chung cơn hoạn nạn với cô. Đổi lại, họ cũng ban cho cô ánh mắt cảm thông và xót thương. Họ đã nghe y tá nói lại, cô không có người thân quyến thuộc ở gần, tự một mình lội đi khám bệnh, cũng một mình vượt qua ca phẫu thuật mà không ai chăm sóc. Thật là một đứa trẻ tội nghiệp!
Tuệ Khanh không hề biết những ông bà cùng phòng đang xót xa cho cô, chỉ có thể cố gắng ngồi dậy, chiếc bụng kêu lên vài tiếng cồn cào như yêu cầu cô phải kiếm thứ gì đó ngon miệng mà chu cấp cho nó. Cô ngồi yên trên giường, thuốc mê lẫn thuốc tê đều đã hết tác dụng, bên dưới hiển nhiên truyền lên từng cơn đau đớn. Sao mà cô mặc niệm cho bông cúc nhỏ bé của mình đến thế nhỉ?
“Cháu gái, cháu ổn không?” Một bà cụ gần giường thấy mặt Tuệ Khanh nghệch ra như mất đi nửa linh hồn thì dò hỏi.
“Dạ, cháu không sao đâu bà.” Tâm Dao mỉm cười một cách méo mó, mông vừa nhích một chút thì rút mất thêm một phần sức lực.
“Cháu định đi đâu?” Bà cụ giường đối diện bắt đầu chen vào cuộc đối thoại, tay bóc vỏ cam thoăn thoắt.
Tuệ Khanh cố nén cơn khó chịu mà lễ phép trả lời: “Cháu định đi kiếm gì ăn.”
“Thôi thôi, cháu ngồi đó đi, bên bà có chút bánh trái này, à còn gói xôi dư nữa. Cháu lấy ăn đi.” Bà cụ giường bên không chịu nổi cái tướng quẹo quặt của Tuệ Khanh, lập tức đứng lên rồi đỡ cô về lại chỗ cũ, sau đó đưa hết đồ ăn qua cho cô.
“Đúng rồi đó, bên bà có trái cây nữa, cháu mà đi loạng choạng lại té đập mặt thì mắc công vào phòng cấp cứu thêm lần nữa.” Bà cụ giường đối diện phụ hoạ, đứng lên rồi đưa trái cam vừa lột vỏ cho cô.
“Vâng, cháu cảm ơn.” Tuệ Khanh xúc động, một mình ở chốn xa lạ, tự vượt qua ca phẫu thuật mà may mắn nhận được sự chăm sóc của người khác. Cô bỏ tất cả vào miệng, vừa nhai vừa tâm sự cùng các ông các bà trong phòng một cách vui vẻ.
Vốn dĩ bệnh nhân mổ trĩ có thể xuất viện trong ngày sau khi nghỉ ngơi một lát, nhưng Tuệ Khanh trở thành trường hợp đặc biệt. Cô đã nằm trong bệnh viện gần một tuần, cả cơ thể nằm úp xuống giường, khóc không ra nước mắt. Còn Hoài Khang ngồi một bên vô cùng thảnh thơi, thậm chí vừa ăn trái cây được bệnh nhân mời vừa xử lý tài liệu.
- Điểm phân cách chạm mặt lần một -
Ngày hôm đó, Tuệ Khanh vẫy tay, tiễn các ông các bà được con cháu đón về nhà, còn hứa hẹn có dịp sẽ gặp nhau hàn huyên tâm sự. Lát sau, cô nhìn một lượt căn phòng trống trải, cảm giác buồn chán ập đến, kèm cả cơn đói bụng lưng chừng. Có vẻ chút đồ ăn kia không thấm vào đâu cả.
Tuệ Khanh tự vực dậy bản thân, ánh mắt phát sáng cùng ý chí quyết tâm, từ từ dịch người ra khỏi giường và chạm chân xuống đất. Cô lấy hết sức đứng dậy, thành công khiến nước mắt lưng tròng, rồi từng bước lết tới bên tường và mượn bệ đỡ mà đi ra khỏi phòng.
Ánh sáng dịu nhẹ của hành lang hắt vào tầm nhìn, tạo cảm giác ấm cúng và thoải mái. Tuệ Khanh mím nhẹ môi, hít một hơi thật sâu rồi quyết định kiếm y tá để hỏi vị trí căn tin. Nhưng xung quanh chỉ toàn là người mặc đồ bệnh nhân, hoặc là người nhà đến để chăm sóc, nên cô đành phải lết thêm một đoạn theo một hướng đi mà cô nghĩ là do tổ tiên đưa đường dẫn lối.
Tuệ Khanh không biết mình đã đi được bao xa nhưng cảm giác bất lực nhanh chóng bao trùm toàn cơ thể, người thì mỏi, mông thì nhói, mà vẫn chưa thấy được một y bác sĩ nào đi ngang. Lúc này, không ngoài sự sắp đặt của định mệnh, một đám trẻ không biết là con của ai, nô đùa trên hành lang. Chúng mặc kệ trước mặt có người hay không, cứ băng băng cắm đầu cắm cổ mà chạy. Để rồi ngay khúc ngã rẻ giao nhau, cô không kịp phòng bị, nhận phải cú huých người của đám trẻ mà té nhào về trước.
Tuệ Khanh mất đi trọng lực, trong đầu vang lên câu hát ‘còn gì nữa đâu mà phải khóc với sầu’. Chắc chắn sau cú ngã này, bản mặt cô sẽ dẹp như trái chuối bị dẫm nát và phần mông có khi cũng không lành lặn. Cô nhắm mắt, quyết định để cho số phận an bài kết cuộc, nhưng một bóng dáng trắng lướt tới khiến cô lập tức nắm bắt lấy cơ hội có một không hai kia. Vội vàng đưa tay, cả cơ thể dừng lại giữa không trung, chúi về trước với độ nghiêng bốn mươi lăm độ, cô đổ hết mồ hôi mẹ mồ hôi con, thầm cảm tạ tổ tiên gánh một phen còng lưng, nhưng khi định ngước mặt lên để cảm ơn ân nhân thì cô nghĩ tại sao tổ tiên lại đưa tên gian ác này đến chứ.
Hoài Khang dang rộng hai chân, cố gắng đứng vững hết sức có thể, may mắn ban nãy anh phản ứng nhanh, nếu không chắc đã bị cô bệnh nhân quen thuộc này kéo đè lên người. Anh đưa hai tay xuống, cầm lấy cổ tay của cô rồi xách ngược lên như bê một vật nhẹ tênh, sau đó còn quay lại nhìn đám trẻ đã tái mét mặt mày vì vừa mới gây ra chuyện không hay.
“Các cháu biết ở đây là bệnh viện chứ? Chạy nhảy như vậy sẽ như thế nào?” Hoài Khang hạ thấp tông giọng, không còn vẻ hiền dịu nào mà thay vào đó là gương mặt nghiêm nghị.
“Dạ… là sẽ đụng người bệnh, là không ngoan ạ.” Đám trẻ trả lời lí nhí, ánh mắt ươn ướt như đã biết lỗi, sau đó quay sang nhìn Tuệ Khanh rồi đồng thời cúi đầu: “Chúng em xin lỗi chị ạ.”
“À ừ… không sao…” Tuệ Khanh ngờ nghệch, mỉm cười méo mó với tụi nhỏ.
Đợi đám trẻ rời đi, Tuệ Khanh mới nhìn lại tình hình hiện tại của mình, hai tay của cô vẫn đang bị đưa ra trước mặt, tầm mắt thì chỉ dừng lại trước bờ ngực vững chắc của ai kia. Bây giờ trong đầu chỉ có hai từ để diễn tả cảm xúc bây giờ: mỏi rồi.
“Cô gái nhỏ, em thấy sao rồi?”
Tuệ Khanh vẫn còn khá ngờ nghệch, chỉ biết gật đầu để biểu thị bản thân khá ổn. Cô nhìn một lượt khắp phòng, đa phần toàn là người lớn tuổi cũng cùng chung cơn hoạn nạn với cô. Đổi lại, họ cũng ban cho cô ánh mắt cảm thông và xót thương. Họ đã nghe y tá nói lại, cô không có người thân quyến thuộc ở gần, tự một mình lội đi khám bệnh, cũng một mình vượt qua ca phẫu thuật mà không ai chăm sóc. Thật là một đứa trẻ tội nghiệp!
Tuệ Khanh không hề biết những ông bà cùng phòng đang xót xa cho cô, chỉ có thể cố gắng ngồi dậy, chiếc bụng kêu lên vài tiếng cồn cào như yêu cầu cô phải kiếm thứ gì đó ngon miệng mà chu cấp cho nó. Cô ngồi yên trên giường, thuốc mê lẫn thuốc tê đều đã hết tác dụng, bên dưới hiển nhiên truyền lên từng cơn đau đớn. Sao mà cô mặc niệm cho bông cúc nhỏ bé của mình đến thế nhỉ?
“Cháu gái, cháu ổn không?” Một bà cụ gần giường thấy mặt Tuệ Khanh nghệch ra như mất đi nửa linh hồn thì dò hỏi.
“Dạ, cháu không sao đâu bà.” Tâm Dao mỉm cười một cách méo mó, mông vừa nhích một chút thì rút mất thêm một phần sức lực.
“Cháu định đi đâu?” Bà cụ giường đối diện bắt đầu chen vào cuộc đối thoại, tay bóc vỏ cam thoăn thoắt.
Tuệ Khanh cố nén cơn khó chịu mà lễ phép trả lời: “Cháu định đi kiếm gì ăn.”
“Thôi thôi, cháu ngồi đó đi, bên bà có chút bánh trái này, à còn gói xôi dư nữa. Cháu lấy ăn đi.” Bà cụ giường bên không chịu nổi cái tướng quẹo quặt của Tuệ Khanh, lập tức đứng lên rồi đỡ cô về lại chỗ cũ, sau đó đưa hết đồ ăn qua cho cô.
“Đúng rồi đó, bên bà có trái cây nữa, cháu mà đi loạng choạng lại té đập mặt thì mắc công vào phòng cấp cứu thêm lần nữa.” Bà cụ giường đối diện phụ hoạ, đứng lên rồi đưa trái cam vừa lột vỏ cho cô.
“Vâng, cháu cảm ơn.” Tuệ Khanh xúc động, một mình ở chốn xa lạ, tự vượt qua ca phẫu thuật mà may mắn nhận được sự chăm sóc của người khác. Cô bỏ tất cả vào miệng, vừa nhai vừa tâm sự cùng các ông các bà trong phòng một cách vui vẻ.
Vốn dĩ bệnh nhân mổ trĩ có thể xuất viện trong ngày sau khi nghỉ ngơi một lát, nhưng Tuệ Khanh trở thành trường hợp đặc biệt. Cô đã nằm trong bệnh viện gần một tuần, cả cơ thể nằm úp xuống giường, khóc không ra nước mắt. Còn Hoài Khang ngồi một bên vô cùng thảnh thơi, thậm chí vừa ăn trái cây được bệnh nhân mời vừa xử lý tài liệu.
- Điểm phân cách chạm mặt lần một -
Ngày hôm đó, Tuệ Khanh vẫy tay, tiễn các ông các bà được con cháu đón về nhà, còn hứa hẹn có dịp sẽ gặp nhau hàn huyên tâm sự. Lát sau, cô nhìn một lượt căn phòng trống trải, cảm giác buồn chán ập đến, kèm cả cơn đói bụng lưng chừng. Có vẻ chút đồ ăn kia không thấm vào đâu cả.
Tuệ Khanh tự vực dậy bản thân, ánh mắt phát sáng cùng ý chí quyết tâm, từ từ dịch người ra khỏi giường và chạm chân xuống đất. Cô lấy hết sức đứng dậy, thành công khiến nước mắt lưng tròng, rồi từng bước lết tới bên tường và mượn bệ đỡ mà đi ra khỏi phòng.
Ánh sáng dịu nhẹ của hành lang hắt vào tầm nhìn, tạo cảm giác ấm cúng và thoải mái. Tuệ Khanh mím nhẹ môi, hít một hơi thật sâu rồi quyết định kiếm y tá để hỏi vị trí căn tin. Nhưng xung quanh chỉ toàn là người mặc đồ bệnh nhân, hoặc là người nhà đến để chăm sóc, nên cô đành phải lết thêm một đoạn theo một hướng đi mà cô nghĩ là do tổ tiên đưa đường dẫn lối.
Tuệ Khanh không biết mình đã đi được bao xa nhưng cảm giác bất lực nhanh chóng bao trùm toàn cơ thể, người thì mỏi, mông thì nhói, mà vẫn chưa thấy được một y bác sĩ nào đi ngang. Lúc này, không ngoài sự sắp đặt của định mệnh, một đám trẻ không biết là con của ai, nô đùa trên hành lang. Chúng mặc kệ trước mặt có người hay không, cứ băng băng cắm đầu cắm cổ mà chạy. Để rồi ngay khúc ngã rẻ giao nhau, cô không kịp phòng bị, nhận phải cú huých người của đám trẻ mà té nhào về trước.
Tuệ Khanh mất đi trọng lực, trong đầu vang lên câu hát ‘còn gì nữa đâu mà phải khóc với sầu’. Chắc chắn sau cú ngã này, bản mặt cô sẽ dẹp như trái chuối bị dẫm nát và phần mông có khi cũng không lành lặn. Cô nhắm mắt, quyết định để cho số phận an bài kết cuộc, nhưng một bóng dáng trắng lướt tới khiến cô lập tức nắm bắt lấy cơ hội có một không hai kia. Vội vàng đưa tay, cả cơ thể dừng lại giữa không trung, chúi về trước với độ nghiêng bốn mươi lăm độ, cô đổ hết mồ hôi mẹ mồ hôi con, thầm cảm tạ tổ tiên gánh một phen còng lưng, nhưng khi định ngước mặt lên để cảm ơn ân nhân thì cô nghĩ tại sao tổ tiên lại đưa tên gian ác này đến chứ.
Hoài Khang dang rộng hai chân, cố gắng đứng vững hết sức có thể, may mắn ban nãy anh phản ứng nhanh, nếu không chắc đã bị cô bệnh nhân quen thuộc này kéo đè lên người. Anh đưa hai tay xuống, cầm lấy cổ tay của cô rồi xách ngược lên như bê một vật nhẹ tênh, sau đó còn quay lại nhìn đám trẻ đã tái mét mặt mày vì vừa mới gây ra chuyện không hay.
“Các cháu biết ở đây là bệnh viện chứ? Chạy nhảy như vậy sẽ như thế nào?” Hoài Khang hạ thấp tông giọng, không còn vẻ hiền dịu nào mà thay vào đó là gương mặt nghiêm nghị.
“Dạ… là sẽ đụng người bệnh, là không ngoan ạ.” Đám trẻ trả lời lí nhí, ánh mắt ươn ướt như đã biết lỗi, sau đó quay sang nhìn Tuệ Khanh rồi đồng thời cúi đầu: “Chúng em xin lỗi chị ạ.”
“À ừ… không sao…” Tuệ Khanh ngờ nghệch, mỉm cười méo mó với tụi nhỏ.
Đợi đám trẻ rời đi, Tuệ Khanh mới nhìn lại tình hình hiện tại của mình, hai tay của cô vẫn đang bị đưa ra trước mặt, tầm mắt thì chỉ dừng lại trước bờ ngực vững chắc của ai kia. Bây giờ trong đầu chỉ có hai từ để diễn tả cảm xúc bây giờ: mỏi rồi.