Chương : 47
Quay trở lại quãng thời gian khi Mùa bị chị gái cùng cha khác mẹ lừa lên Lạng Sơn làm thuê cho mình. Bố mẹ của Mùa vì tin tưởng Vân, bởi chị ta là con ruột của ông Hào, hơn thế trước nay ở làng cũng chưa từng xảy ra vụ mất tích hay buôn người nào. Nhưng Mùa đã đi được một thời gian rồi, tháng đầu tiên không có tin tức gì về Mùa, cả Vân cũng vậy. Chị ta không liên lạc gì về cho bố đẻ, Ông Hào ngóng tin con một thì mẹ Mùa ngóng tin con mười, bởi bà chỉ có một đứa con gái duy nhất là Mùa mà thôi.
Vân có để lại số điện thoại, vì trước đây, khi Mùa chưa đi theo Vân, thỉnh thoảng có công việc gia đình và dòng họ, ông vẫn ra tạp hóa gọi điện cho con gái báo cáo tình hình. Khi Mùa đi được hai tháng, Vân không về, Mùa cũng chẳng có chút tin tức nào cả, mẹ cô sốt ruột quá nên trách móc nhẹ:
Ông xem thế nào, chứ con Mùa nó đi theo cái Vân hai tháng giời nay, không gọi điện về cho bố cho dì xem em nó làm ăn thế nào. Sức khỏe ra sao cho bố mẹ yên tâm, đi là đi biệt tích luôn vậy là thế nào... Sống hay chết cũng phải bảo người lớn một tiếng.
Tiền thì tiền chứ, cứ như thế này tôi đến chết vì lo lắng chứ không thể nào mà sống nổi!
Bà nói nhẹ nhàng như vậy là bởi Vâm dẫu sao cũng là con riêng của ông Hào với người vợ cả. Nếu nói lời trách móc đay nghiến chỉ sợ ông không hài lòng, đôi bên xảy ra xích mích cãi vã thì không hay, làng xóm người ta cười chê.
Tôi cũng nghĩ giống bà. Để tôi ra tạp hóa con Hà tôi bấm điện xem thế nào, sốt ruột quá.
Ông Hào đi gọi điện, điện thoại Vân đổ chuông nhưng chị ta không nghe. Nhìn số báo trên màn hình quen quen, bởi trước đây mỗi lần ở quê có việc, ông Hào- bố chị vẫn hay gọi để thông báo nên Vân đoán, chắc chắn hai tháng nay không có tin gì của Mùa nên bố và dì ở nhà lo lắng. Mùa đã sang biên giới từ lâu, bây giờ ở đâu, làm gì Vân hoàn toàn không biết, bởi vậy cuộc điện thoại này chị ta không nghe. Nghe vào chắc chắn sẽ rất phiền phức!
Gọi ba bốn cuộc liền Vân quyết không nghe, ngay sau khi hết chuông chị ta liền chặn số máy ấy. Tiền thì đã vào túi, lợi ích đã làm cho chị ta mờ mắt, cái tình nghĩa anh em với chị bây giờ không có nghĩa lý gì cả. Em đi rồi, bố mẹ ở quê chắc chắn sẽ đổ tội lên đầu, thôi, từ nay sẽ không bao giờ quay về chốn quê đấy nữa. Vân chặn số và lạnh lùng suy nghĩ đầy quyết đoán.
Con gái không nghe máy, ông Hào buồn bã đi về, lòng ngổn ngang trăm mối nhưng sợ mẹ Mùa buồn lòng nên ông an ủi:
Tôi gọi mà không liên lạc được. Có lẽ chị em nó mải làm ăn, biết chừng ít hôm nữa lại dắt nhau về chơi đấy bà ạ!
Mẹ Mùa không nói gì cả, mong chờ mãi rồi lại thất vọng, bà bỏ đi vào nhà trong, ngồi rưng rưng lau nước mắt. Nếu như ngày ấy Mùa nghe lời bà thì tốt rồi... để bây giờ nhớ con mà không có cách nào để liên lạc cả.
Hai tháng, ba tháng rồi bốn tháng trôi qua, số điện thoại của Vân trước đây ông Hào vẫn hay gọi giờ không có tín hiệu nữa. Mọi thông tin về hai cô con gái bây giờ bằng con số không, ông Hào bất lực, lúc này ông không thể tự lừa dối bản thân mình được nữa. Ông lo lắng thật sự:
Bà này, tôi tính nay mai bắt xe lên Lạng Sơn, tôi phải đi tìm con Mùa mới được.
Mẹ Mùa nghe xong liền hiểu vấn đề, chuyện con gái đi lâu ngày không thông tin về nhà, không chỉ có bà lo mà giờ ông Hào cũng lo.
Ông già cả rồi, đường xá biết thế nào mà đi?
Mẹ Mùa giả bộ khuyên ngăn chứ thật lòng bà muốn đi tìm con một chuyến từ lâu rồi. Nhưng ngặt nỗi, bà không có tiền, sức khỏe già yếu, hai vợ chồng già rau cháo qua ngày, lương chẳng có, bán được chút khoai, mì nào thì dành dụm để chữa bệnh cả. Tiền bạc chẳng có là bao, nếu đi thì biết xoay sở thế nào.
Tôi có địa chỉ của con Vân, đi từ bến xe huyện lên đến đó rồi tôi đi xe ôm tới, chắc khoảng 1 đêm là tới nơi thôi!
Ông Hào quả quyết.
Mẹ Mùa nghe vậy cũng thấy yên tâm vì tin tưởng ông có địa chỉ.
Vậy khi nào ông đi?
Hay là ngày mai tôi đi đi, chứ chờ đợi thế này tôi không chịu được, phải đi xem chị em nó làm ăn thế nào, ăn ở ra làm sao... Đi biệt không về thế này những người làm cha mẹ biết thế nào mà yên tâm cho được.
Nhà chỉ còn chưa đầy hai triệu bạc, ông đi thì đem theo mà tiêu pha ăn uống, xe cộ.
Đến nơi mà gặp cái Mùa ông bảo nó về ngay cho tôi, tôi không cần tiền của nó nữa. Về nhà làm, nghèo mãi rồi có sao đâu... cứ như thế này tôi lo lắng mà chết!
Làm gì mà tốn tiền vậy?
Đưa tôi 1 triệu thôi, bà giữ lại mà tiêu chứ, đi xe về hai lượt chắc không đến 1 triệu đâu.
Ông này, ra ngoài thì phải có đồng tiền trong người, chẳng may có lúc cần tiêu đến...
Vậy tôi cầm theo triệu rưởi, bà giữ lại mà thuốc thang.
Gớm. Ông đi có mấy ngày là về chứ có đi luôn đâu mà lo lắng vậy chứ, tôi ở nhà hễ thiếu tiền thì vay tạm hàng xóm mấy bữa...
Hôm sau, ông Hào lên bến xe huyện để hỏi thăm xem có xe nào chạy lên Lạng Sơn không. Xe thì có nhưng là xe giường nằm chạy ban đêm, tức là chiều tối mới đi được, ông lại lọ mọ đi về, chuẩn bị mấy bộ quần áo cho vào túi vải cũ để chiều lên đường đi tìm con gái. Cả đời ông giống như Mùa, chưa từng đi xa thế này bao giờ cả, bây giờ già rồi, vì con cái nên ông quyết tâm đi một chuyến.
Ông Hào ăn bữa chiều thật no rồi lên bến xe, xe chạy đêm sáng mai thì đến nơi, ông ăn no thì lên xe ngủ, đỡ tốn tiền ăn đường. Gần 7h tối xe bắt đầu xuất bến, bên ngoài trời nóng bức, trong xe có hệ thống máy lạnh, thích thú quá, ông Hào nằm một lát là thiu thiu ngủ luôn, vẫn như mọi khi, cứ vào giấc là ông ngáy đều đều.
Xe xếp đủ khách thì nhà xe tắt đèn sáng cho mọi người ngủ, như ở quê thì giờ này ông Hào cũng đi ngủ rồi. Vào giấc sâu, ông không còn biết chuyện gì nữa. Cho đến khi xe chạy tới Hà Nội, nhà xe mới bắt đầu thu tiền vé, anh lơ xe thấy ông ngủ say nên phải đánh thức, vì ông chọn giường cuối cùng tận đít xe nên góc này vắng, yên tĩnh nên ngủ rất ngon mà không bị làm phiền.
Ông ơi! Ông ơi...
Gì đấy?
Ông Hào đang ngủ ngon thì giật mình bởi tiếng anh lơ xe.
Ông cho con xin tiền vé xe nào? Ông đi đến chỗ nào Lạng Sơn vậy ạ?
Tôi đến bến xe khách thành phố!
Vậy cho con xin 250k tiền vé ạ.
Đắt vậy à?
Xe giường nằm mà ông.
Ừ. Chờ tí nhá.
Ông Hào đã ngoài 70 tuổi, già cả rồi nên mắt nhìn kém lắm, trong bóng tối mờ mờ của ánh đèn xe khách ông phải dụi mắt mấy lần mới trông thấy được. Sờ vào túi quần trái, lại sờ vào túi bên phải, không thấy tiền. Sờ ra túi hậu phía sau đít quần, cũng không có. Móc vào túi áo... trống trơn! Ơ kìa, vừa mới lên xe có mấy tiếng mà đã quên tiền để ở chỗ nào mất rồi.
Ông ơi ông tìm thấy chưa?
Anh lơ xe sốt ruột.
Để tôi nhớ xem nào, lúc đi tôi nhớ kỹ là để tiền vào túi quần, không hiểu sao giờ không thấy tiền đâu cả, lạ thật anh ạ.
Tiền bạc ông phải cẩn thận chứ? Để linh tinh thì biết đường nào mà tìm?
Anh lơ xe sợ ông Hào già rồi lẩm cẩm, hơn cả anh cũng thấy sốt ruột vì đợi mãi vẫn không thấy tìm xong.
Ông nhớ lại xem có để tiền ở túi hành lý không?
Anh lơ xe gợi ý.
Không có đâu, lúc ở nhà đi, vợ tôi đưa tiền tôi chỉ để trong người, không để ở đâu khác cả. Không biết nó rơi ở đâu mất rồi...
Ông Hào bắt đầu bực mình vì tìm tiền không thấy đâu. Anh lơ xe cũng nản, không thu được vé xe nên bỏ đi lên phía trên đầu xe, nói chuyện với mấy người nhà xe một lát. Ông Hào vẫn loay hoay tìm tiền, thấy nhà xe im im tưởng thôi tạm thời không lấy tiền nữa, ông mệt nên cũng nằm xuống nghỉ. Vì ông nghĩ chắc nó rơi đâu đây mà tối quá không tìm thấy được, nào ngờ xe chạy đến một đoạn đường vắng thì dừng lại.
Lúc này có một người tay chân xăm trổ, mặt nhìn hung dữ đi xuống phía dưới và nói:
Ông già!
Không có tiền thì xuống xe đi, đừng nằm đấy ăn vạ nữa!
Ông Hào đang nằm chưa ngủ được trở lại vì hãy còn băn khoăn vì sao tiền không thấy đâu, nghe tiếng quát của người kia, ông sợ quá lồm cồm bò dậy tìm tiền. Người đàn ông đáng thương này hai bàn tay luống cuống, quờ quạng trong bóng tối, hy vọng sẽ tìm thấy tiền của mình.
Chờ tôi một tí, tôi đang tìm xem tiền ở đâu!
Đừng giả bộ nữa lão già!
Tên xăm trổ bắt đầu to tiếng.
Không có tiền thì biến! Ở đâu ra cái kiểu cò quay xấu tính vậy, làm mất thì giờ của người khác quá rồi đấy.
Tôi nói thật, chú hãy tin tôi...
Ông Hào chưa bao giờ cảm thấy bản thân khốn khổ và nhục nhã thế này, họ đang nghĩ ông là người xấu, giảo trá đến vậy à? Nhưng hiện tại quả thực không minh chứng được là ông có phải người tốt hay không vì ông không còn đồng nào trong người cả. Giọng ông run run, nói như van xin.
Tôi không dám đùa đâu, có lẽ ai đó đã lấy tiền của tôi mất rồi.
Hay là bây giờ thế này, con gái tôi nó ở Lạng Sơn, các chú cho tôi lên đến bến xe Lạng Sơn, con tôi ra đón rồi trả tiền luôn cho các chú... Xuống giữa đường thế này tôi biết đi đâu...
Nghe ông Hào kể lể, tên xăm trổ kia không mấy quan tâm, hắn nghĩ chắc chắn ông già này định quay tiền nên mới đóng kịch. Bởi vậy hắn quát:
Thôi thôi. Ông xuống xe luôn cho tôi nhờ, chẳng có con gái con trai gì ở đâu hết!
Không có tiền thì nghỉ, nhường chỗ cho người khác nằm.
Nói đoạn hắn tiến đến kéo ông Hào đứng dậy, một tay xách cái túi vải, một tay lôi người ông Hào xềnh xệch kéo xuống xe, Mặc cho ông Hào van xin, xung quanh có mấy người thấy ông Hào già cả tội nghiệp quá nên cũng khuyên nhà xe tin lời ông Hào. Nhưng họ nhất quyết bắt ông xuống xe, giữa đêm vắng, con đường không một bóng người, ông Hào đứng bên lề đường ôm cái túi vải, vẻ mặt đau đớn khi số tiền dành dụm bao ngày của vợ không cánh mà bay. Đường thì còn xa, tiền chẳng có, làm sao để có thể lên được nhà con gái đây???
Vân có để lại số điện thoại, vì trước đây, khi Mùa chưa đi theo Vân, thỉnh thoảng có công việc gia đình và dòng họ, ông vẫn ra tạp hóa gọi điện cho con gái báo cáo tình hình. Khi Mùa đi được hai tháng, Vân không về, Mùa cũng chẳng có chút tin tức nào cả, mẹ cô sốt ruột quá nên trách móc nhẹ:
Ông xem thế nào, chứ con Mùa nó đi theo cái Vân hai tháng giời nay, không gọi điện về cho bố cho dì xem em nó làm ăn thế nào. Sức khỏe ra sao cho bố mẹ yên tâm, đi là đi biệt tích luôn vậy là thế nào... Sống hay chết cũng phải bảo người lớn một tiếng.
Tiền thì tiền chứ, cứ như thế này tôi đến chết vì lo lắng chứ không thể nào mà sống nổi!
Bà nói nhẹ nhàng như vậy là bởi Vâm dẫu sao cũng là con riêng của ông Hào với người vợ cả. Nếu nói lời trách móc đay nghiến chỉ sợ ông không hài lòng, đôi bên xảy ra xích mích cãi vã thì không hay, làng xóm người ta cười chê.
Tôi cũng nghĩ giống bà. Để tôi ra tạp hóa con Hà tôi bấm điện xem thế nào, sốt ruột quá.
Ông Hào đi gọi điện, điện thoại Vân đổ chuông nhưng chị ta không nghe. Nhìn số báo trên màn hình quen quen, bởi trước đây mỗi lần ở quê có việc, ông Hào- bố chị vẫn hay gọi để thông báo nên Vân đoán, chắc chắn hai tháng nay không có tin gì của Mùa nên bố và dì ở nhà lo lắng. Mùa đã sang biên giới từ lâu, bây giờ ở đâu, làm gì Vân hoàn toàn không biết, bởi vậy cuộc điện thoại này chị ta không nghe. Nghe vào chắc chắn sẽ rất phiền phức!
Gọi ba bốn cuộc liền Vân quyết không nghe, ngay sau khi hết chuông chị ta liền chặn số máy ấy. Tiền thì đã vào túi, lợi ích đã làm cho chị ta mờ mắt, cái tình nghĩa anh em với chị bây giờ không có nghĩa lý gì cả. Em đi rồi, bố mẹ ở quê chắc chắn sẽ đổ tội lên đầu, thôi, từ nay sẽ không bao giờ quay về chốn quê đấy nữa. Vân chặn số và lạnh lùng suy nghĩ đầy quyết đoán.
Con gái không nghe máy, ông Hào buồn bã đi về, lòng ngổn ngang trăm mối nhưng sợ mẹ Mùa buồn lòng nên ông an ủi:
Tôi gọi mà không liên lạc được. Có lẽ chị em nó mải làm ăn, biết chừng ít hôm nữa lại dắt nhau về chơi đấy bà ạ!
Mẹ Mùa không nói gì cả, mong chờ mãi rồi lại thất vọng, bà bỏ đi vào nhà trong, ngồi rưng rưng lau nước mắt. Nếu như ngày ấy Mùa nghe lời bà thì tốt rồi... để bây giờ nhớ con mà không có cách nào để liên lạc cả.
Hai tháng, ba tháng rồi bốn tháng trôi qua, số điện thoại của Vân trước đây ông Hào vẫn hay gọi giờ không có tín hiệu nữa. Mọi thông tin về hai cô con gái bây giờ bằng con số không, ông Hào bất lực, lúc này ông không thể tự lừa dối bản thân mình được nữa. Ông lo lắng thật sự:
Bà này, tôi tính nay mai bắt xe lên Lạng Sơn, tôi phải đi tìm con Mùa mới được.
Mẹ Mùa nghe xong liền hiểu vấn đề, chuyện con gái đi lâu ngày không thông tin về nhà, không chỉ có bà lo mà giờ ông Hào cũng lo.
Ông già cả rồi, đường xá biết thế nào mà đi?
Mẹ Mùa giả bộ khuyên ngăn chứ thật lòng bà muốn đi tìm con một chuyến từ lâu rồi. Nhưng ngặt nỗi, bà không có tiền, sức khỏe già yếu, hai vợ chồng già rau cháo qua ngày, lương chẳng có, bán được chút khoai, mì nào thì dành dụm để chữa bệnh cả. Tiền bạc chẳng có là bao, nếu đi thì biết xoay sở thế nào.
Tôi có địa chỉ của con Vân, đi từ bến xe huyện lên đến đó rồi tôi đi xe ôm tới, chắc khoảng 1 đêm là tới nơi thôi!
Ông Hào quả quyết.
Mẹ Mùa nghe vậy cũng thấy yên tâm vì tin tưởng ông có địa chỉ.
Vậy khi nào ông đi?
Hay là ngày mai tôi đi đi, chứ chờ đợi thế này tôi không chịu được, phải đi xem chị em nó làm ăn thế nào, ăn ở ra làm sao... Đi biệt không về thế này những người làm cha mẹ biết thế nào mà yên tâm cho được.
Nhà chỉ còn chưa đầy hai triệu bạc, ông đi thì đem theo mà tiêu pha ăn uống, xe cộ.
Đến nơi mà gặp cái Mùa ông bảo nó về ngay cho tôi, tôi không cần tiền của nó nữa. Về nhà làm, nghèo mãi rồi có sao đâu... cứ như thế này tôi lo lắng mà chết!
Làm gì mà tốn tiền vậy?
Đưa tôi 1 triệu thôi, bà giữ lại mà tiêu chứ, đi xe về hai lượt chắc không đến 1 triệu đâu.
Ông này, ra ngoài thì phải có đồng tiền trong người, chẳng may có lúc cần tiêu đến...
Vậy tôi cầm theo triệu rưởi, bà giữ lại mà thuốc thang.
Gớm. Ông đi có mấy ngày là về chứ có đi luôn đâu mà lo lắng vậy chứ, tôi ở nhà hễ thiếu tiền thì vay tạm hàng xóm mấy bữa...
Hôm sau, ông Hào lên bến xe huyện để hỏi thăm xem có xe nào chạy lên Lạng Sơn không. Xe thì có nhưng là xe giường nằm chạy ban đêm, tức là chiều tối mới đi được, ông lại lọ mọ đi về, chuẩn bị mấy bộ quần áo cho vào túi vải cũ để chiều lên đường đi tìm con gái. Cả đời ông giống như Mùa, chưa từng đi xa thế này bao giờ cả, bây giờ già rồi, vì con cái nên ông quyết tâm đi một chuyến.
Ông Hào ăn bữa chiều thật no rồi lên bến xe, xe chạy đêm sáng mai thì đến nơi, ông ăn no thì lên xe ngủ, đỡ tốn tiền ăn đường. Gần 7h tối xe bắt đầu xuất bến, bên ngoài trời nóng bức, trong xe có hệ thống máy lạnh, thích thú quá, ông Hào nằm một lát là thiu thiu ngủ luôn, vẫn như mọi khi, cứ vào giấc là ông ngáy đều đều.
Xe xếp đủ khách thì nhà xe tắt đèn sáng cho mọi người ngủ, như ở quê thì giờ này ông Hào cũng đi ngủ rồi. Vào giấc sâu, ông không còn biết chuyện gì nữa. Cho đến khi xe chạy tới Hà Nội, nhà xe mới bắt đầu thu tiền vé, anh lơ xe thấy ông ngủ say nên phải đánh thức, vì ông chọn giường cuối cùng tận đít xe nên góc này vắng, yên tĩnh nên ngủ rất ngon mà không bị làm phiền.
Ông ơi! Ông ơi...
Gì đấy?
Ông Hào đang ngủ ngon thì giật mình bởi tiếng anh lơ xe.
Ông cho con xin tiền vé xe nào? Ông đi đến chỗ nào Lạng Sơn vậy ạ?
Tôi đến bến xe khách thành phố!
Vậy cho con xin 250k tiền vé ạ.
Đắt vậy à?
Xe giường nằm mà ông.
Ừ. Chờ tí nhá.
Ông Hào đã ngoài 70 tuổi, già cả rồi nên mắt nhìn kém lắm, trong bóng tối mờ mờ của ánh đèn xe khách ông phải dụi mắt mấy lần mới trông thấy được. Sờ vào túi quần trái, lại sờ vào túi bên phải, không thấy tiền. Sờ ra túi hậu phía sau đít quần, cũng không có. Móc vào túi áo... trống trơn! Ơ kìa, vừa mới lên xe có mấy tiếng mà đã quên tiền để ở chỗ nào mất rồi.
Ông ơi ông tìm thấy chưa?
Anh lơ xe sốt ruột.
Để tôi nhớ xem nào, lúc đi tôi nhớ kỹ là để tiền vào túi quần, không hiểu sao giờ không thấy tiền đâu cả, lạ thật anh ạ.
Tiền bạc ông phải cẩn thận chứ? Để linh tinh thì biết đường nào mà tìm?
Anh lơ xe sợ ông Hào già rồi lẩm cẩm, hơn cả anh cũng thấy sốt ruột vì đợi mãi vẫn không thấy tìm xong.
Ông nhớ lại xem có để tiền ở túi hành lý không?
Anh lơ xe gợi ý.
Không có đâu, lúc ở nhà đi, vợ tôi đưa tiền tôi chỉ để trong người, không để ở đâu khác cả. Không biết nó rơi ở đâu mất rồi...
Ông Hào bắt đầu bực mình vì tìm tiền không thấy đâu. Anh lơ xe cũng nản, không thu được vé xe nên bỏ đi lên phía trên đầu xe, nói chuyện với mấy người nhà xe một lát. Ông Hào vẫn loay hoay tìm tiền, thấy nhà xe im im tưởng thôi tạm thời không lấy tiền nữa, ông mệt nên cũng nằm xuống nghỉ. Vì ông nghĩ chắc nó rơi đâu đây mà tối quá không tìm thấy được, nào ngờ xe chạy đến một đoạn đường vắng thì dừng lại.
Lúc này có một người tay chân xăm trổ, mặt nhìn hung dữ đi xuống phía dưới và nói:
Ông già!
Không có tiền thì xuống xe đi, đừng nằm đấy ăn vạ nữa!
Ông Hào đang nằm chưa ngủ được trở lại vì hãy còn băn khoăn vì sao tiền không thấy đâu, nghe tiếng quát của người kia, ông sợ quá lồm cồm bò dậy tìm tiền. Người đàn ông đáng thương này hai bàn tay luống cuống, quờ quạng trong bóng tối, hy vọng sẽ tìm thấy tiền của mình.
Chờ tôi một tí, tôi đang tìm xem tiền ở đâu!
Đừng giả bộ nữa lão già!
Tên xăm trổ bắt đầu to tiếng.
Không có tiền thì biến! Ở đâu ra cái kiểu cò quay xấu tính vậy, làm mất thì giờ của người khác quá rồi đấy.
Tôi nói thật, chú hãy tin tôi...
Ông Hào chưa bao giờ cảm thấy bản thân khốn khổ và nhục nhã thế này, họ đang nghĩ ông là người xấu, giảo trá đến vậy à? Nhưng hiện tại quả thực không minh chứng được là ông có phải người tốt hay không vì ông không còn đồng nào trong người cả. Giọng ông run run, nói như van xin.
Tôi không dám đùa đâu, có lẽ ai đó đã lấy tiền của tôi mất rồi.
Hay là bây giờ thế này, con gái tôi nó ở Lạng Sơn, các chú cho tôi lên đến bến xe Lạng Sơn, con tôi ra đón rồi trả tiền luôn cho các chú... Xuống giữa đường thế này tôi biết đi đâu...
Nghe ông Hào kể lể, tên xăm trổ kia không mấy quan tâm, hắn nghĩ chắc chắn ông già này định quay tiền nên mới đóng kịch. Bởi vậy hắn quát:
Thôi thôi. Ông xuống xe luôn cho tôi nhờ, chẳng có con gái con trai gì ở đâu hết!
Không có tiền thì nghỉ, nhường chỗ cho người khác nằm.
Nói đoạn hắn tiến đến kéo ông Hào đứng dậy, một tay xách cái túi vải, một tay lôi người ông Hào xềnh xệch kéo xuống xe, Mặc cho ông Hào van xin, xung quanh có mấy người thấy ông Hào già cả tội nghiệp quá nên cũng khuyên nhà xe tin lời ông Hào. Nhưng họ nhất quyết bắt ông xuống xe, giữa đêm vắng, con đường không một bóng người, ông Hào đứng bên lề đường ôm cái túi vải, vẻ mặt đau đớn khi số tiền dành dụm bao ngày của vợ không cánh mà bay. Đường thì còn xa, tiền chẳng có, làm sao để có thể lên được nhà con gái đây???