Chương 22: Những Đứa Con Không Bao Giờ Tâm Sự
Cái Tâm được đưa bệnh viện như thế nào Việt Chinh cũng không nhớ rõ. Hồn Việt Chinh dường như chỉ trở lại khi được Trí áp chiếc khăn lạnh lên mặt nhỏ. Cả hai ngồi ở hành lang bệnh viện, mùi thuốc khử trùng quanh quẩn bên mũi không mấy dễ chịu.
"Bạn ổn không?" Trí nửa quỳ nửa ngồi trước mặt Việt Chinh cố gắng nhìn sâu vào đôi mắt sưng húp khẽ hỏi.
"Ừ." Việt Chinh gật đầu trả lời bằng giọng mũi.
"Chủ nhiệm với ba bạn làm thủ tục gì rồi. Mình mua gì đó cho bạn ăn nhé?"
Việt Chinh nhắm chặt hai mắt lắc đầu. Thấy Việt Chinh không muốn Trí cũng thôi, cậu thở dài ngồi lên chiếc ghế nhựa cạnh siết chặt lấy tay nhỏ.
Cái Tâm được đưa đến bệnh viện nhờ vào Cha và các sơ ở nhà thờ gọi cấp cứu. Cậu nhớ mình đã hoảng loạn chạy xuống dưới nói năng không đâu vào đâu, chỉ khi Cha và các sơ thấy rõ tình hình mới giúp cậu và Việt Chinh liên lạc xe. Lúc tiếng xe cấp cứu rời đi Việt Chinh hoàn toàn sụp đổ, nhỏ oà khóc muốn gọi cho ba mình. Ba Việt Chinh đến bệnh viện cũng không hỏi gì nhiều, ông liên lạc với giáo viên chủ nhiệm rồi mấy người lớn đi làm thủ tục.
Hành lang bệnh viện thi thoảng có tiếng bước chân qua lại tạo vài tiếng động. Chinh và Trí cứ giữ im lặng, mọi thứ bị nuốt chửng vào một khoảng không.
Khó chịu.
Bức bối.
Ngột ngạt.
Không biết cảm giác ấy kéo dài bao lâu, chỉ biết khi Việt Chinh hốt hoảng mở mắt, bên tai đầy tiếng quát nạt.
Người phụ nữ ấy mặc đồ như một người nông dân vừa từ rẫy trở về, trên tay cầm cành cây dài chừng một mét, khuôn mặt đầy giận giữ, miệng không ngừng to tiếng:
"Sinh nó ra, cực khổ nuôi nó ăn học, giờ nó hạnh hạ bản thân để trả ơn! Có loại con cái nào như vậy không? Mày dậy ra đây quỳ xuống cho tao! Mày có biết tao khổ lắm mới nuôi mày lớn lên như vậy không? Mày trả ơn tao chưa?"
Việt Chinh nuốt nước miếng, hốc mắt đỏ bừng, mũi cay xè, nhỏ không cầm được dù chỉ một giây để nước mắt chảy khỏi khoé mắt. Trí nhíu chặt mày đứng dậy che hết tầm nhìn của Việt Chinh, tay cậu nắm thật chặt bàn tay mà cậu cảm giác được nó đang lạnh cóng và run rẩy. Không khó để nhận ra kia là mẹ của cái Tâm, chỉ là...
Giờ phút này Việt Chinh không biết bản thân mình khóc vì lý do gì nữa.
Vì cái Tâm vẫn chưa biết như thế nào trong phòng cấp cứu, vì một người mẹ khổ sở la hét đằng kia, vì lời mắng quát khó nghe của bà ấy, hay là cảm xúc không biết phải diễn tả thế nào trước tình mẹ con mà ai cũng nhận ra không được tốt đẹp.
Người phụ nữ ấy vẫn gào lên mặc cho y tá và bảo vệ đến ngăn cản, yêu cầu giữ trật tự.
"Tại sao tao sinh mày ra? Tại sao nuôi mày tới chừng này, cho mày học hành tử tế mà mày ngu đến như vậy? Mày học hành sao không khôn ra?!"
Việt Chinh siết chặt tay mình vào tay Trí, trong lòng nghẹn đến không thở nỗi. Những câu từ kia làm nhỏ đau lòng đến nhường nào.
Ba Việt Chinh và giáo viên chủ nhiệm từ xa chạy đến cùng mấy người của bệnh viện khó khăn lắm mới kéo được mẹ cái Tâm rời đi. Tiếng la hét xa dần, Việt Chinh bật khóc thành tiếng.
Trí thở dài, cậu lại trở về tư thế nửa quỳ nửa ngồi nắm lấy tay Việt Chinh dỗ dành:
"Đừng sợ, không sao đâu."
Việt Chinh gục đầu bên hõm vai Trí lắc đầu trong tiếng nấc khó ngừng. Nước mắt nhỏ thấm từ vải vóc sang da thịt Trí, cậu vòng tay ôm lấy Việt Chinh vào lòng, hai tay vỗ nhẹ sau lưng. Tiếng khóc của Việt Chinh khiến hốc mắt cậu cũng dần đỏ.
Cái Tâm tỉnh lại sau nhiều giờ cấp cứu, đôi mắt nó trống rỗng nhìn ra màn đêm ngoài cửa sổ. Phòng bệnh chỉ có Việt Chinh, là cái Tâm muốn như thế. Cái Tâm không nói gì, Việt Chinh cũng không hỏi, cả hai đứa trẻ mắt đỏ hoe.
Cái Tâm đã quên mất cảm giác trước đó là gì, nó trống rỗng trong lòng, trong đầu lại có nhiều điều phải nghĩ đến.
Chẳng hạn như mẹ nó sẽ dùng lời lẽ như thế nào để mắng nó?
Chẳng hạn như nó sai hay đúng?
Chẳng hạn như tiếp theo nó phải sống như thế nào?
Chẳng hạn như nó nên nói gì với Việt Chinh.
"Mẹ mình có đến thì phải?"
"Ừ."
"Bạn có sợ không? Mình sợ lắm." Giọng cái Tâm khàn khàn.
"Nghỉ ngơi cho tốt đã, rồi chúng ta tính sau được không?"
Cái Tâm chớp mắt, nó nghĩ về một điều đó từ xa xưa, bắt đầu nói:
"Mẹ mình hay so sánh mình với người khác lắm. Bảo mình là con gái mới lớn mà trông thấy ghê, ý mẹ mình là mình không có sức sống tuổi trẻ như con gái nhà người ta. Mẹ mình nói mẹ mình cực khổ nuôi mình đến gần 20 năm rồi, nhưng mình trả lại cho mẹ bằng một con người thấy chán. Không nổi trội, không được việc, học hành không giỏi giang, mặt mũi không tươi sáng. Ngày nào mình cũng nghe mắng chửi cả."
Cái Tâm ngừng lại để ổn định hơi thở mới nói tiếp:
"Thật ra bản thân mình cũng không muốn như thế. Mình cũng cố nhưng không thay đổi gì hết. Bạn biết không? Mẹ mình nói con cô A đầu phố 16 tuổi trắng nõn nà, lúc nào cũng phơi phới, mọi người đều yêu thích. Con cô A nhà giàu, con cô A được dạy nhiều thứ từ nhỏ, con cô A có nhiều thời gian tham gia nhiều hoạt động này nọ. Nhà mình không giàu, cái gì đến tuổi biết mình mới biết, mình không có thời gian tham gia những cái mình thích. Mẹ mình chê mình là trông không khác gì ma khoe xương, mặt mũi khù khờ. Mình thức đến 2-3 giờ sáng lấy cần cù bù thông minh, ngủ 3-4, 4-5 tiếng một ngày, chạy đầu ngược hướng xuôi học hành đủ lịch. Mình sẽ đẹp và rực rỡ ư? Nếu bỏ tất cả những điều đó để đổi lại một gương mặt tươi tắn hơn nhưng không có thành tích thì mẹ mình sẽ không nói gì?
Mình từng hỏi mẹ có hiểu con không? Mình khóc biết bao nhiêu lần. Mình còn chưa nói hết suy nghĩ của mình mẹ đã mắng rồi, mẹ nói mẹ sinh ra mình, mẹ không hiểu thì ai hiểu? Nhưng thật sự mẹ không hiểu gì cả.
Mình từng viết thư, mấy tờ giấy ấy bị nhoè chữ vì mình khóc rất nhiều, mình nghĩ viết thư là cách để mẹ mình có thể bình tĩnh và biết được mình muốn gì. Mà những bức thư ấy không biết bị xé thành bao nhiêu mảnh nhỏ rồi.
Mình nghĩ cách biệt tuổi tác như thế mẹ không hiểu mình muốn gì, không nhìn thấy được mình đã nổ lực ra sao thì cũng không sao cả, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Nhưng không có, như cơn ác mộng đeo bám bình hằng đêm, mình không biết phải làm gì nữa. Mình không thể sống tự tin như những gì cố gắng thể hiện để mọi người thấy, suy nghĩ của mình lệch lạc sang nhiều thứ tiêu cực, mình hết mạnh mẽ, không thể cố gắng, mình ghét mẹ mình so sánh mình và người khác.
Cách dạy của mẹ mình sai rồi.
Mẹ làm mình không thấy ánh sáng cuộc đời nữa. Mình không hề muốn chết, nhưng mình cũng không muốn sống như kiểu chỉ là tồn tại nữa. Mẹ mình muốn nhiều thứ ở mình nhưng không cho mình điều kiện, làm sao nhỉ? Mình mệt mỏi quá nên muốn dừng lại tất cả như thế."
Việt Chinh không chớp mắt, không lau mũi, nước mắt đầy thì trào khỏi khoé mi, mặc kệ những dòng chảy mặn chát chạm đến môi, xuống cằm, rơi từng giọt vào quần áo.
"Ba mình không dạy mình cái gì cả, nhưng nếu mình làm sai ông ấy sẽ mắng và đánh mình, ông ấy chê mình bày chuyện khi mình muốn được đón về sau buổi học tối. Mình tự hỏi tại sao ba mẹ mọi người ủng hộ, quan tâm đến an toàn con cái như thế còn mình thì không."
Cái Tâm nghiêng đầu, nước mắt lặng lẽ thấm ướt bên gối.
"Đã bao giờ bạn nghe tiếng hoa nở chưa? Bạn có thể kể cho mình nghe được không?
Việt Chinh di chuyển mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, bụi cây chuyển màu lá khẽ rung theo gió. Tiếng hoa nở không hiểu được là ý gì. Việt Chinh hít một hơi thật sâu, giọng hơi run run nói:
"Tâm này, sẽ có người yêu thương và lắng nghe bạn, có thể họ chưa xuất hiện thôi, mình mong bạn sẽ kiên trì một chút nữa, họ sẽ đến và lấp đầy những chỗ trống trong lòng bạn. Bắt đầu từ bây giờ mình cũng có thể..."
"Mình không muốn làm bạn với bạn nữa." Cái Tâm thừa nhận những yếu mềm nhất trong lòng mình, thừa nhận mình ghen tỵ với những người bạn xung quanh. Giờ phút này nó không muốn thấy sự thương hại trong những đôi mắt chưa bao giờ trải qua bể đau, hay nghe những lời "chữa lành" mà nó đã tự thầm nhủ với bản thân không biết bao nhiêu lần.
Việt Chinh rời khỏi phòng bệnh ba người chờ bên ngoài liền đứng thẳng dậy. Thấy con gái mặt đầy nước mắt, bước chân không vững ba Việt Chinh lo lắng hỏi:
"Sao vậy con?"
Việt Chinh lắc đầu.
Giáo viên chủ nhiệm A1 bảo cô sẽ ở lại với Tâm, ba Việt Chinh đưa hai đứa nhỏ về nhà. Ba người gọi taxi, Trí ngồi ở ghế phụ, hai cha con ngồi phía sau. Việt Chinh nhắm mắt gối đầu lên chân ba mình, lâu lâu lại nấc một tiếng. Mỗi lần như thế Trí lại không kiềm được mà quay đầu nhìn. Trên tay cậu cầm điện thoại của Việt Chinh thay nhỏ trả lời tin nhắn từ Nhật Luân gửi đến khi cậu lớp trưởng hỏi hôm nay Việt Chinh có thể đến nhà cậu không, bà cụ đã yếu đi rất nhiều. Trí thở dài nhìn mấy dòng tin nhắn, đầu cậu đau nhức muốn nổ tung tự hỏi tại sao mọi chuyện cứ dồn vào một ngày mà ập đến. Cậu quay ra sau lễ phép kể lại chuyện Nhật Luân vừa nhắn với ba Việt Chinh, chuyện giả làm cháu gái Việt Chinh đã cố gắng làm hết mình vì muốn bà cụ thảnh thơi những ngày cuối cùng, lúc này cậu không muốn những tình cảm ấy không có kết quả vào phút cuối, Việt Chinh sẽ dằn vặt mất thôi.
Ba Việt Chinh nhìn con gái cuộn người chìm trong thế giới riêng của mình, nhỏ giọng trả lời Trí: "Để chú gọi cho nhà bên ấy hỏi chuyện đang ra sao." Con gái ông bây giờ không thích hợp để tiếp tục vở kịch gì cả.
Sau cú điện thoại hỏi thăm tình tình, ba Việt Chinh nói với Trí bà cụ vẫn ổn, không đến mức quá nguy kịch. Trí thở phào. Lúc này xe cũng dừng trước nhà cậu, Trí đưa điện thoại cho ba Việt Chinh, cúi đầu chào hỏi trước khi xuống xe.
"Cảm ơn con, hôm nay may có con đi cùng." Ba Việt Chinh gật đầu, cảm kích nhìn cậu thanh niên phía trước.
"Dạ không có gì đâu ạ."
"Thôi vào tắm rửa, ăn gì rồi nghỉ ngơi đi, hôm nay cũng cũng mệt rồi."
"Con chào chú ạ."
Theo ánh đèn đường vàng mờ, Trí nhìn Việt Chinh vẫn nhắm mắt nằm đó một chút mới mở cửa xe vào nhà.
Việt Chinh hoàn toàn tê liệt. Đến lúc được mẹ lấy khăn ướt lau mặt nhỏ mới tỉnh táo được một chút, giọng nhỏ khàn đặc hỏi ba mẹ:
"Ba mẹ có hy vọng con như thế nào không?"
"Hy vọng con tự nhiên mà lớn lên." Ba Việt Chinh trả lời, "Hoàn cảnh mỗi nhà mỗi khác, sinh ra tâm lý mỗi người mỗi khác, con chưa hiểu được đâu."
Việt Chinh ôm gối che đầu.
Nhưng mẹ cái Tâm sai rồi. Giá mà ba mẹ nào cũng có thể lắng nghe cùng con cái.
Sau một đêm vật lộn với nhiều cảm xúc nặng nề, Việt Chinh phát sốt, giấy xin phép đã được ba mẹ nhờ Trí mang đến trường.
Nhỏ chật vật trong cơn mơ thấy mình không nắm lấy được tay cái Tâm, thấy Tâm bị cuốn vào vòng xoáy đen tối không ai phá vỡ để cứu lấy được. Bên tai Việt Chinh có tiếng sóng đánh ầm ầm, cái Tâm đứng giữa biển cả không nói lời chào tạm biệt mà đi mất. Việt Chinh hốt hoảng bừng tỉnh, mồ hôi nhễ nhại khắp người, chiếc điện thoại bên bàn rung lên từng cơn đánh thức cơn mơ hồ của nhỏ. Việt Chinh với tay lấy điện thoại, màn hình tràn ngập tin nhắn từ nhóm chat của lớp. Mấy chục đứa liên tục tag Việt Chinh hỏi chuyện cái Tâm t/ự/t/ử thực hư là thế nào, hay chỉ là một tin đồn nào đó để báo câu tương tác người đọc.
Hai mắt Việt Chinh giật giật, sao mọi người lại biết cả rồi?!
"Việt Chinh, hôm qua có phải bạn vào bệnh viện với nó không?"
"Có thật là Tâm liên quan đến tệ nạn xã hội rồi bị trầm cảm nên mới dại dột như thế hả? Tao không tin đâu."
Đầu Việt Chinh căng chặt, cảm giác như chỉ cần một vật nhỏ chạm vào sẽ làm nó vỡ tung, Việt Chinh nhắn lại:
"Mọi người nói gì thế?"
Ý Lan trả lời bằng một đường link, không biết hôm qua ai đã chụp lại được khoảnh khắc Tâm được đưa vào bệnh viện và cảnh mẹ nó khóc lóc gào thét, viết rằng có học sinh cấp ba t/ự/t/ử không rõ nguyên nhân và vị phụ huynh này đã mất kiểm soát làm loạn cả bệnh viện. Nhưng chuyện tệ nạn xã hội và trầm cảm gì đó là xuất phát từ phần bình luận. Việt Chinh kiên nhẫn kéo đọc tất cả bình luận, đến tận những bình luận đầu tiên mới thấy nguồn gốc chính.
Nhỏ A2 từng đăng bài mỉa mai bị cái Tâm mắng một trận xác nhận Tâm học trường mình dưới phần bình luận, còn vu vơ viết: "Bình thường bạn này đi học trông phờ phạc lắm, lúc nào cũng thấy thiếu ngủ, lâu lâu lại cáu gắt bất thường, nọ mình còn mới bị bạn này đánh. Không biết có gì kích thích tâm trạng bạn thất thường vậy không?"
Phía dưới có nhiều người suy đoán có lẽ Tâm dính phải tệ nạn xã hội nào đó, có người đoán có lẽ áp lực học tập mà thôi nhưng người khác vào phản đối ngay: "Mình cũng phải học nhiều và việc học rất nặng vì ở trường chuyện nhưng mình không đến mức này."
Hầu hết những người quan tâm đều là học sinh, mọi người có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chẳng ai cảm thông với Tâm mà chỉ dựa vào bình luận của nhỏ A2 để đánh giá. Cứ thế từ những bình luận suy đoán thành những bình luận chắc chắn rằng Tâm có liên quan đến mặt xấu của xã hội rồi dẫn đến suy nghĩ đi đến cái c/h/ế/t.
Việt Chinh tức đến nghẹn cứng cả cổ họng, đến việc hít thở cũng thấy không làm thể làm được. Sau khi bình tĩnh lại Việt Chinh mang cái đầu nặng trịch bắt xe đến trường, nhỏ vào lớp khó khăn nói thành lời với các bạn:
"Tâm không liên quan gì đến những lời người ta đồn đoán như thế, bạn ấy chỉ không còn sức để gượng lên vì không ai thương bạn ấy cả."
Thủ quỹ là đứa bật khóc thành tiếng đầu tiên, tụi nó không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng tụi nó biết cái Tâm đã đau lắm. Mắt thấy vẫn còn chút thời gian mới bắt đầu vào học, Việt Chinh hít thở thật sâu để bạn thân không mất kiểm soát đi sang A2, nhỏ lặng lẽ bước vào trước nhiều cái nhìn ngạc nhiên và ánh mắt kinh ngạc của Trí. Việt Chinh mở cặp lấy một sách đặt lên nhỏ A2, giọng vừa khàn vừa run:
"Bạn ấy có thể không c/h/ế/t vì hành động của bản thân, nhưng có thể c/h/ế/t vì vài dòng bình luận của bạn đấy. Mình không biết bạn cảm thấy như thế nào khi cứ liên tục nói gì điều không phải là sự thật, khi làm thế bạn thoả mãn một cái gì trong lòng ư? Liệu người nhà bạn có dạy bạn rằng chúng ta phải tử tế với nhau không? Nếu không ai dạy bạn thì mình tặng bạn một cuốn sách nhé, ở đây này, nó dạy bạn một điều mà bạn đang thiếu hụt trong trái tim bạn đấy." Việt Chinh lật ra một trang mình đã đánh dấu trước, chỉ vào dòng chữ được nhỏ highlight nổi bật.
"There are no ambitions noble enough to justify breaking someone's heart." – Không có bất cứ một tham vọng nào đủ hợp lý và cao quý để làm tan vỡ một trái tim một ai đó. (Trích Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Colleen McCulloughl).
Việt Chinh cảm thấy mình chẳng còn sực lực nào, nhỏ ngã khuỵu xuống nền gạch khóc không thành tiếng, Trí hốt hoảng nhào đến đỡ lấy Việt Chinh, người nhỏ nóng hổi. Việt Chinh ôm mặt tiếp tục nói xen lẫn trong những tiếng nấc:
"Bạn biết được những gì? Bạn có chứng kiến không? Bạn dựa vào đâu mà nói những điều sai sự thật? Bạn có thể ghét cái Tâm nhưng ai cho phép bạn vu vơ những thứ bạn chẳng biết rõ? Chỉ vì bạn, chỉ vì cái bình luận của bạn mà ai cũng đẩy bạn ấy vào một góc không có lối thoát rồi."
Đáng lẽ cái Tâm phải được cảm thông và an ủi, hay là để mọi thứ trong im lặng chứ không phải những tiêu đề giật tít và những bình luận vùi dập đứa trẻ vừa được Thần Chết trả về. Mà nguyên nhân là từ một cái bình luận vu vơ từ một người không biết gì về nó.
"Bạn ổn không?" Trí nửa quỳ nửa ngồi trước mặt Việt Chinh cố gắng nhìn sâu vào đôi mắt sưng húp khẽ hỏi.
"Ừ." Việt Chinh gật đầu trả lời bằng giọng mũi.
"Chủ nhiệm với ba bạn làm thủ tục gì rồi. Mình mua gì đó cho bạn ăn nhé?"
Việt Chinh nhắm chặt hai mắt lắc đầu. Thấy Việt Chinh không muốn Trí cũng thôi, cậu thở dài ngồi lên chiếc ghế nhựa cạnh siết chặt lấy tay nhỏ.
Cái Tâm được đưa đến bệnh viện nhờ vào Cha và các sơ ở nhà thờ gọi cấp cứu. Cậu nhớ mình đã hoảng loạn chạy xuống dưới nói năng không đâu vào đâu, chỉ khi Cha và các sơ thấy rõ tình hình mới giúp cậu và Việt Chinh liên lạc xe. Lúc tiếng xe cấp cứu rời đi Việt Chinh hoàn toàn sụp đổ, nhỏ oà khóc muốn gọi cho ba mình. Ba Việt Chinh đến bệnh viện cũng không hỏi gì nhiều, ông liên lạc với giáo viên chủ nhiệm rồi mấy người lớn đi làm thủ tục.
Hành lang bệnh viện thi thoảng có tiếng bước chân qua lại tạo vài tiếng động. Chinh và Trí cứ giữ im lặng, mọi thứ bị nuốt chửng vào một khoảng không.
Khó chịu.
Bức bối.
Ngột ngạt.
Không biết cảm giác ấy kéo dài bao lâu, chỉ biết khi Việt Chinh hốt hoảng mở mắt, bên tai đầy tiếng quát nạt.
Người phụ nữ ấy mặc đồ như một người nông dân vừa từ rẫy trở về, trên tay cầm cành cây dài chừng một mét, khuôn mặt đầy giận giữ, miệng không ngừng to tiếng:
"Sinh nó ra, cực khổ nuôi nó ăn học, giờ nó hạnh hạ bản thân để trả ơn! Có loại con cái nào như vậy không? Mày dậy ra đây quỳ xuống cho tao! Mày có biết tao khổ lắm mới nuôi mày lớn lên như vậy không? Mày trả ơn tao chưa?"
Việt Chinh nuốt nước miếng, hốc mắt đỏ bừng, mũi cay xè, nhỏ không cầm được dù chỉ một giây để nước mắt chảy khỏi khoé mắt. Trí nhíu chặt mày đứng dậy che hết tầm nhìn của Việt Chinh, tay cậu nắm thật chặt bàn tay mà cậu cảm giác được nó đang lạnh cóng và run rẩy. Không khó để nhận ra kia là mẹ của cái Tâm, chỉ là...
Giờ phút này Việt Chinh không biết bản thân mình khóc vì lý do gì nữa.
Vì cái Tâm vẫn chưa biết như thế nào trong phòng cấp cứu, vì một người mẹ khổ sở la hét đằng kia, vì lời mắng quát khó nghe của bà ấy, hay là cảm xúc không biết phải diễn tả thế nào trước tình mẹ con mà ai cũng nhận ra không được tốt đẹp.
Người phụ nữ ấy vẫn gào lên mặc cho y tá và bảo vệ đến ngăn cản, yêu cầu giữ trật tự.
"Tại sao tao sinh mày ra? Tại sao nuôi mày tới chừng này, cho mày học hành tử tế mà mày ngu đến như vậy? Mày học hành sao không khôn ra?!"
Việt Chinh siết chặt tay mình vào tay Trí, trong lòng nghẹn đến không thở nỗi. Những câu từ kia làm nhỏ đau lòng đến nhường nào.
Ba Việt Chinh và giáo viên chủ nhiệm từ xa chạy đến cùng mấy người của bệnh viện khó khăn lắm mới kéo được mẹ cái Tâm rời đi. Tiếng la hét xa dần, Việt Chinh bật khóc thành tiếng.
Trí thở dài, cậu lại trở về tư thế nửa quỳ nửa ngồi nắm lấy tay Việt Chinh dỗ dành:
"Đừng sợ, không sao đâu."
Việt Chinh gục đầu bên hõm vai Trí lắc đầu trong tiếng nấc khó ngừng. Nước mắt nhỏ thấm từ vải vóc sang da thịt Trí, cậu vòng tay ôm lấy Việt Chinh vào lòng, hai tay vỗ nhẹ sau lưng. Tiếng khóc của Việt Chinh khiến hốc mắt cậu cũng dần đỏ.
Cái Tâm tỉnh lại sau nhiều giờ cấp cứu, đôi mắt nó trống rỗng nhìn ra màn đêm ngoài cửa sổ. Phòng bệnh chỉ có Việt Chinh, là cái Tâm muốn như thế. Cái Tâm không nói gì, Việt Chinh cũng không hỏi, cả hai đứa trẻ mắt đỏ hoe.
Cái Tâm đã quên mất cảm giác trước đó là gì, nó trống rỗng trong lòng, trong đầu lại có nhiều điều phải nghĩ đến.
Chẳng hạn như mẹ nó sẽ dùng lời lẽ như thế nào để mắng nó?
Chẳng hạn như nó sai hay đúng?
Chẳng hạn như tiếp theo nó phải sống như thế nào?
Chẳng hạn như nó nên nói gì với Việt Chinh.
"Mẹ mình có đến thì phải?"
"Ừ."
"Bạn có sợ không? Mình sợ lắm." Giọng cái Tâm khàn khàn.
"Nghỉ ngơi cho tốt đã, rồi chúng ta tính sau được không?"
Cái Tâm chớp mắt, nó nghĩ về một điều đó từ xa xưa, bắt đầu nói:
"Mẹ mình hay so sánh mình với người khác lắm. Bảo mình là con gái mới lớn mà trông thấy ghê, ý mẹ mình là mình không có sức sống tuổi trẻ như con gái nhà người ta. Mẹ mình nói mẹ mình cực khổ nuôi mình đến gần 20 năm rồi, nhưng mình trả lại cho mẹ bằng một con người thấy chán. Không nổi trội, không được việc, học hành không giỏi giang, mặt mũi không tươi sáng. Ngày nào mình cũng nghe mắng chửi cả."
Cái Tâm ngừng lại để ổn định hơi thở mới nói tiếp:
"Thật ra bản thân mình cũng không muốn như thế. Mình cũng cố nhưng không thay đổi gì hết. Bạn biết không? Mẹ mình nói con cô A đầu phố 16 tuổi trắng nõn nà, lúc nào cũng phơi phới, mọi người đều yêu thích. Con cô A nhà giàu, con cô A được dạy nhiều thứ từ nhỏ, con cô A có nhiều thời gian tham gia nhiều hoạt động này nọ. Nhà mình không giàu, cái gì đến tuổi biết mình mới biết, mình không có thời gian tham gia những cái mình thích. Mẹ mình chê mình là trông không khác gì ma khoe xương, mặt mũi khù khờ. Mình thức đến 2-3 giờ sáng lấy cần cù bù thông minh, ngủ 3-4, 4-5 tiếng một ngày, chạy đầu ngược hướng xuôi học hành đủ lịch. Mình sẽ đẹp và rực rỡ ư? Nếu bỏ tất cả những điều đó để đổi lại một gương mặt tươi tắn hơn nhưng không có thành tích thì mẹ mình sẽ không nói gì?
Mình từng hỏi mẹ có hiểu con không? Mình khóc biết bao nhiêu lần. Mình còn chưa nói hết suy nghĩ của mình mẹ đã mắng rồi, mẹ nói mẹ sinh ra mình, mẹ không hiểu thì ai hiểu? Nhưng thật sự mẹ không hiểu gì cả.
Mình từng viết thư, mấy tờ giấy ấy bị nhoè chữ vì mình khóc rất nhiều, mình nghĩ viết thư là cách để mẹ mình có thể bình tĩnh và biết được mình muốn gì. Mà những bức thư ấy không biết bị xé thành bao nhiêu mảnh nhỏ rồi.
Mình nghĩ cách biệt tuổi tác như thế mẹ không hiểu mình muốn gì, không nhìn thấy được mình đã nổ lực ra sao thì cũng không sao cả, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Nhưng không có, như cơn ác mộng đeo bám bình hằng đêm, mình không biết phải làm gì nữa. Mình không thể sống tự tin như những gì cố gắng thể hiện để mọi người thấy, suy nghĩ của mình lệch lạc sang nhiều thứ tiêu cực, mình hết mạnh mẽ, không thể cố gắng, mình ghét mẹ mình so sánh mình và người khác.
Cách dạy của mẹ mình sai rồi.
Mẹ làm mình không thấy ánh sáng cuộc đời nữa. Mình không hề muốn chết, nhưng mình cũng không muốn sống như kiểu chỉ là tồn tại nữa. Mẹ mình muốn nhiều thứ ở mình nhưng không cho mình điều kiện, làm sao nhỉ? Mình mệt mỏi quá nên muốn dừng lại tất cả như thế."
Việt Chinh không chớp mắt, không lau mũi, nước mắt đầy thì trào khỏi khoé mi, mặc kệ những dòng chảy mặn chát chạm đến môi, xuống cằm, rơi từng giọt vào quần áo.
"Ba mình không dạy mình cái gì cả, nhưng nếu mình làm sai ông ấy sẽ mắng và đánh mình, ông ấy chê mình bày chuyện khi mình muốn được đón về sau buổi học tối. Mình tự hỏi tại sao ba mẹ mọi người ủng hộ, quan tâm đến an toàn con cái như thế còn mình thì không."
Cái Tâm nghiêng đầu, nước mắt lặng lẽ thấm ướt bên gối.
"Đã bao giờ bạn nghe tiếng hoa nở chưa? Bạn có thể kể cho mình nghe được không?
Việt Chinh di chuyển mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, bụi cây chuyển màu lá khẽ rung theo gió. Tiếng hoa nở không hiểu được là ý gì. Việt Chinh hít một hơi thật sâu, giọng hơi run run nói:
"Tâm này, sẽ có người yêu thương và lắng nghe bạn, có thể họ chưa xuất hiện thôi, mình mong bạn sẽ kiên trì một chút nữa, họ sẽ đến và lấp đầy những chỗ trống trong lòng bạn. Bắt đầu từ bây giờ mình cũng có thể..."
"Mình không muốn làm bạn với bạn nữa." Cái Tâm thừa nhận những yếu mềm nhất trong lòng mình, thừa nhận mình ghen tỵ với những người bạn xung quanh. Giờ phút này nó không muốn thấy sự thương hại trong những đôi mắt chưa bao giờ trải qua bể đau, hay nghe những lời "chữa lành" mà nó đã tự thầm nhủ với bản thân không biết bao nhiêu lần.
Việt Chinh rời khỏi phòng bệnh ba người chờ bên ngoài liền đứng thẳng dậy. Thấy con gái mặt đầy nước mắt, bước chân không vững ba Việt Chinh lo lắng hỏi:
"Sao vậy con?"
Việt Chinh lắc đầu.
Giáo viên chủ nhiệm A1 bảo cô sẽ ở lại với Tâm, ba Việt Chinh đưa hai đứa nhỏ về nhà. Ba người gọi taxi, Trí ngồi ở ghế phụ, hai cha con ngồi phía sau. Việt Chinh nhắm mắt gối đầu lên chân ba mình, lâu lâu lại nấc một tiếng. Mỗi lần như thế Trí lại không kiềm được mà quay đầu nhìn. Trên tay cậu cầm điện thoại của Việt Chinh thay nhỏ trả lời tin nhắn từ Nhật Luân gửi đến khi cậu lớp trưởng hỏi hôm nay Việt Chinh có thể đến nhà cậu không, bà cụ đã yếu đi rất nhiều. Trí thở dài nhìn mấy dòng tin nhắn, đầu cậu đau nhức muốn nổ tung tự hỏi tại sao mọi chuyện cứ dồn vào một ngày mà ập đến. Cậu quay ra sau lễ phép kể lại chuyện Nhật Luân vừa nhắn với ba Việt Chinh, chuyện giả làm cháu gái Việt Chinh đã cố gắng làm hết mình vì muốn bà cụ thảnh thơi những ngày cuối cùng, lúc này cậu không muốn những tình cảm ấy không có kết quả vào phút cuối, Việt Chinh sẽ dằn vặt mất thôi.
Ba Việt Chinh nhìn con gái cuộn người chìm trong thế giới riêng của mình, nhỏ giọng trả lời Trí: "Để chú gọi cho nhà bên ấy hỏi chuyện đang ra sao." Con gái ông bây giờ không thích hợp để tiếp tục vở kịch gì cả.
Sau cú điện thoại hỏi thăm tình tình, ba Việt Chinh nói với Trí bà cụ vẫn ổn, không đến mức quá nguy kịch. Trí thở phào. Lúc này xe cũng dừng trước nhà cậu, Trí đưa điện thoại cho ba Việt Chinh, cúi đầu chào hỏi trước khi xuống xe.
"Cảm ơn con, hôm nay may có con đi cùng." Ba Việt Chinh gật đầu, cảm kích nhìn cậu thanh niên phía trước.
"Dạ không có gì đâu ạ."
"Thôi vào tắm rửa, ăn gì rồi nghỉ ngơi đi, hôm nay cũng cũng mệt rồi."
"Con chào chú ạ."
Theo ánh đèn đường vàng mờ, Trí nhìn Việt Chinh vẫn nhắm mắt nằm đó một chút mới mở cửa xe vào nhà.
Việt Chinh hoàn toàn tê liệt. Đến lúc được mẹ lấy khăn ướt lau mặt nhỏ mới tỉnh táo được một chút, giọng nhỏ khàn đặc hỏi ba mẹ:
"Ba mẹ có hy vọng con như thế nào không?"
"Hy vọng con tự nhiên mà lớn lên." Ba Việt Chinh trả lời, "Hoàn cảnh mỗi nhà mỗi khác, sinh ra tâm lý mỗi người mỗi khác, con chưa hiểu được đâu."
Việt Chinh ôm gối che đầu.
Nhưng mẹ cái Tâm sai rồi. Giá mà ba mẹ nào cũng có thể lắng nghe cùng con cái.
Sau một đêm vật lộn với nhiều cảm xúc nặng nề, Việt Chinh phát sốt, giấy xin phép đã được ba mẹ nhờ Trí mang đến trường.
Nhỏ chật vật trong cơn mơ thấy mình không nắm lấy được tay cái Tâm, thấy Tâm bị cuốn vào vòng xoáy đen tối không ai phá vỡ để cứu lấy được. Bên tai Việt Chinh có tiếng sóng đánh ầm ầm, cái Tâm đứng giữa biển cả không nói lời chào tạm biệt mà đi mất. Việt Chinh hốt hoảng bừng tỉnh, mồ hôi nhễ nhại khắp người, chiếc điện thoại bên bàn rung lên từng cơn đánh thức cơn mơ hồ của nhỏ. Việt Chinh với tay lấy điện thoại, màn hình tràn ngập tin nhắn từ nhóm chat của lớp. Mấy chục đứa liên tục tag Việt Chinh hỏi chuyện cái Tâm t/ự/t/ử thực hư là thế nào, hay chỉ là một tin đồn nào đó để báo câu tương tác người đọc.
Hai mắt Việt Chinh giật giật, sao mọi người lại biết cả rồi?!
"Việt Chinh, hôm qua có phải bạn vào bệnh viện với nó không?"
"Có thật là Tâm liên quan đến tệ nạn xã hội rồi bị trầm cảm nên mới dại dột như thế hả? Tao không tin đâu."
Đầu Việt Chinh căng chặt, cảm giác như chỉ cần một vật nhỏ chạm vào sẽ làm nó vỡ tung, Việt Chinh nhắn lại:
"Mọi người nói gì thế?"
Ý Lan trả lời bằng một đường link, không biết hôm qua ai đã chụp lại được khoảnh khắc Tâm được đưa vào bệnh viện và cảnh mẹ nó khóc lóc gào thét, viết rằng có học sinh cấp ba t/ự/t/ử không rõ nguyên nhân và vị phụ huynh này đã mất kiểm soát làm loạn cả bệnh viện. Nhưng chuyện tệ nạn xã hội và trầm cảm gì đó là xuất phát từ phần bình luận. Việt Chinh kiên nhẫn kéo đọc tất cả bình luận, đến tận những bình luận đầu tiên mới thấy nguồn gốc chính.
Nhỏ A2 từng đăng bài mỉa mai bị cái Tâm mắng một trận xác nhận Tâm học trường mình dưới phần bình luận, còn vu vơ viết: "Bình thường bạn này đi học trông phờ phạc lắm, lúc nào cũng thấy thiếu ngủ, lâu lâu lại cáu gắt bất thường, nọ mình còn mới bị bạn này đánh. Không biết có gì kích thích tâm trạng bạn thất thường vậy không?"
Phía dưới có nhiều người suy đoán có lẽ Tâm dính phải tệ nạn xã hội nào đó, có người đoán có lẽ áp lực học tập mà thôi nhưng người khác vào phản đối ngay: "Mình cũng phải học nhiều và việc học rất nặng vì ở trường chuyện nhưng mình không đến mức này."
Hầu hết những người quan tâm đều là học sinh, mọi người có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chẳng ai cảm thông với Tâm mà chỉ dựa vào bình luận của nhỏ A2 để đánh giá. Cứ thế từ những bình luận suy đoán thành những bình luận chắc chắn rằng Tâm có liên quan đến mặt xấu của xã hội rồi dẫn đến suy nghĩ đi đến cái c/h/ế/t.
Việt Chinh tức đến nghẹn cứng cả cổ họng, đến việc hít thở cũng thấy không làm thể làm được. Sau khi bình tĩnh lại Việt Chinh mang cái đầu nặng trịch bắt xe đến trường, nhỏ vào lớp khó khăn nói thành lời với các bạn:
"Tâm không liên quan gì đến những lời người ta đồn đoán như thế, bạn ấy chỉ không còn sức để gượng lên vì không ai thương bạn ấy cả."
Thủ quỹ là đứa bật khóc thành tiếng đầu tiên, tụi nó không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng tụi nó biết cái Tâm đã đau lắm. Mắt thấy vẫn còn chút thời gian mới bắt đầu vào học, Việt Chinh hít thở thật sâu để bạn thân không mất kiểm soát đi sang A2, nhỏ lặng lẽ bước vào trước nhiều cái nhìn ngạc nhiên và ánh mắt kinh ngạc của Trí. Việt Chinh mở cặp lấy một sách đặt lên nhỏ A2, giọng vừa khàn vừa run:
"Bạn ấy có thể không c/h/ế/t vì hành động của bản thân, nhưng có thể c/h/ế/t vì vài dòng bình luận của bạn đấy. Mình không biết bạn cảm thấy như thế nào khi cứ liên tục nói gì điều không phải là sự thật, khi làm thế bạn thoả mãn một cái gì trong lòng ư? Liệu người nhà bạn có dạy bạn rằng chúng ta phải tử tế với nhau không? Nếu không ai dạy bạn thì mình tặng bạn một cuốn sách nhé, ở đây này, nó dạy bạn một điều mà bạn đang thiếu hụt trong trái tim bạn đấy." Việt Chinh lật ra một trang mình đã đánh dấu trước, chỉ vào dòng chữ được nhỏ highlight nổi bật.
"There are no ambitions noble enough to justify breaking someone's heart." – Không có bất cứ một tham vọng nào đủ hợp lý và cao quý để làm tan vỡ một trái tim một ai đó. (Trích Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Colleen McCulloughl).
Việt Chinh cảm thấy mình chẳng còn sực lực nào, nhỏ ngã khuỵu xuống nền gạch khóc không thành tiếng, Trí hốt hoảng nhào đến đỡ lấy Việt Chinh, người nhỏ nóng hổi. Việt Chinh ôm mặt tiếp tục nói xen lẫn trong những tiếng nấc:
"Bạn biết được những gì? Bạn có chứng kiến không? Bạn dựa vào đâu mà nói những điều sai sự thật? Bạn có thể ghét cái Tâm nhưng ai cho phép bạn vu vơ những thứ bạn chẳng biết rõ? Chỉ vì bạn, chỉ vì cái bình luận của bạn mà ai cũng đẩy bạn ấy vào một góc không có lối thoát rồi."
Đáng lẽ cái Tâm phải được cảm thông và an ủi, hay là để mọi thứ trong im lặng chứ không phải những tiêu đề giật tít và những bình luận vùi dập đứa trẻ vừa được Thần Chết trả về. Mà nguyên nhân là từ một cái bình luận vu vơ từ một người không biết gì về nó.