Chương : 2
I
Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó.
Người ta nói trong sách: "Con trăn nuốt chửng cả con mồi mà không nhai. Sau đó nó không thể nhúc nhích được nữa và nó nằm ngủ sáu tháng liền trong khi chờ tiêu hoá."
Từ đó tôi hay nghĩ đến các cuộc phiêu lưu trong rừng rậm, và đến lượt tôi, với một cây bút chì màu, tôi đã vẽ được bức phác thảo đầu tiên. Bức phác thảo đầu tiền của tôi. Nó như thế này:
Tôi đem khoe kiệt tác của mình với những người lớn và hỏi họ rằng nó có làm họ kinh hãi không. Họ trả lời: "Sao lại phải sợ một cái mũ chứ?"
Bức vẽ của tôi không vẽ một cái mũ. Nó vẽ một con trăn đang nằm chờ tiêu hoá một con voi. Thế là tôi phải vẽ phía trong của con trăn, để cho người lớn có thể hiểu. Người lớn lúc nào cũng cần phải có giải thích. Bức phác thảo thứ hai của tôi nó như thế này:
Những người lớn bèn khuyên tôi nên gác sang một bên các bức vẽ trăn kín và trăn mở kia và nên chú tâm học địa lý, sử ký, tính toán và văn phạm. Tôi đã bỏ dở như vậy đó, vào năm lên sáu, một sự nghiệp hội hoạ tuyệt vời. Tôi bị thất vọng vì sự thất bại của bản thảo số một và số hai. Những người lớn chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ.
Vậy là tôi phải chọn nghề khác, và tôi học lái máy bay. Tôi đã bay khắp thế giới mỗi nơi một tí. Và môn địa lý, đúng như vậy, đã giúp tôi rất nhiều. Tôi biết làm thế nào để chỉ nhìn qua một cái là phân biệt được ngay Trung Quốc với Arizona. Cái đó thật là ích lợi nếu như người ta bay lạc đường trong đêm tối.
Tôi cũng đã gặp trong đời tôi cả đống những con người nghiêm chỉnh. Tôi đã sống nhiều với những người lớn. Tôi đã nhìn thấy họ rất là gần. Nhưng cái đó chẳng làm thay đổi ý kiến của tôi bao nhiêu.
Mỗi lúc gặp một người lớn có vẻ sáng sủa một tí, tôi lại thử ông ta bằng bức phác thảo số một mà tôi luôn mang theo. Nhưng luôn luôn ông ta trả lời: "Đấy là một cái mũ". Thế là tôi chẳng thèm nói với ông ta về trăn rắn, rừng hoang hay các vì sao nữa. Tôi tự hạ mình xuống ngang tầm ông ta. Tôi nói về chơi bài, chơi gôn, chính trị và cravate. Và con người lớn kia cảm thấy hài lòng vô cùng khi được quen một con người biết điều như vậy.
II
Tôi đã sống cô đơn như vậy đó, chẳng có ai để chuyện trò thực sự, cho đến khi máy bay của tôi bị hỏng giữa sa mạc Sahara, cách đây sáu năm. Có cái gì đó trong động cơ của tôi bị gãy. Và tôi chỉ đi một mình không có hành khách cũng chẳng có thợ máy, tôi phải một mình bắt đầu cuộc sửa chữa khó khăn. Đấy là vấn đề sống chết với tôi. Tôi chỉ có đủ nước để uống trong nhiều nhất là tám ngày.
Đêm đầu tiên vậy là tôi phải ngủ trên cát ở cách xa nơi người ở hàng ngàn dặm. Lúc đó tôi còn cô độc hơn cả một kẻ đắm tàu trên chiếc bè lên đênh giữa biển. Bạn chắc sẽ tưởng tượng ra nỗi kinh ngạc của tôi, vào lúc mờ sáng, khi một giọng nói nhỏ nhẹ ngộ nghĩnh đánh thức tôi dậy. Cái giọng ấy nói:
– Nếu ông vui lòng... xin vẽ hộ tôi một con cừu!
– Cái gì?
– Xin vẽ hộ tôi một con cừu...
Tôi nhảy dựng lên như là bị sét đánh. Tôi dụi mắt thật kỹ. Tôi đã nhìn thật kỹ. Và tôi thấy một cậu bé thật khác thường đang nhìn tôi với vẻ nghiêm trọng. Đây là bức chân dung đẹp nhất mà về sau tôi vẽ được về cậu bé ấy. Nhưng bức vẽ của tôi chắc là kém đẹp hơn người mẫu nhiều. Không phải lỗi tại tôi. Tôi đã bị người lớn làm cho nản lòng trong sự nghiệp hội hoạ từ hồi sáu tuổi, và tôi có bao giờ học vẽ cái gì ngoài những con trăn khép kín và những con trăn mở bụng đâu.
Vậy là tôi nhìn cái sự hiển hiện đó với hai con mắt tròn xoe vì kinh ngạc. Xin nhớ là lúc ấy tôi đang ở cách mọi chỗ có người hàng ngàn dặm. Thế mà cậu bé của tôi trông chẳng giống như bị lạc đường, chẳng hề mệt lả, chẳng hề đói, chẳng hề khát nước hay sợ hãi gì cả. Cậu ta chẳng có vẻ gì của một cậu bé lạc giữa sa mạc, cách nơi có người cả ngàn dặm. Tới khi mở được miệng, tôi hỏi em:
– Nhưng... em làm cái gì ở đây?
Thế là em lặp lại câu nói lúc nãy, thật nhẹ nhàng, như là một điều rất quan trọng:
– Nếu ông vui lòng... xin vẽ hộ tôi một con cừu...
Khi mà sự bí ẩn quá lớn, người ta không dám không vâng lời. Dù điều này thật là vô lý khi tôi đang ở cách xa nơi người ở cả ngàn dặm và đang bị nguy đến tính mạng, tôi rút trong túi ra một cây bút và một mảnh giấy. Nhưng tôi sực nhớ rằng mình đã chỉ học địa lý, sử ký, tính toán và văn phạm, và tôi nói với cậu bé (có vẻ hi khó chịu) rằng tôi không biết vẽ. Em trả lời tôi:
– Không sao đâu. Xin vẽ hộ tôi một con cừu.
Bởi vì tôi chưa bao giờ vẽ một con cừu cả nên tôi vẽ lại cho em một trong hai bức tranh mà tôi có thể vẽ. Đó là hình con trăn kín.
Và tôi sững sờ khi nghe cậu bé trả lời:
– Không! Không! Tôi không muốn một con voi trong bụng một con trăn đâu. Con trăn nguy hiểm lắm, còn con voi thì quá kềnh càng. Chỗ tôi bé lắm. Tôi cần một con cừu. Hãy vẽ cho tôi một con cừu!
Thế là tôi vẽ.
Em nhìn chăm chú, rồi nói:
– Không! Con này ốm quá. Hãy vẽ con khác đi.
Tôi vẽ.
Cậu bé của tôi cười nhẹ, giọng khoan dung:
– Ông thấy đấy... đây không phi con cừu, đây là dê. Nó có sừng...
Tôi lại vẽ lại lần nữa. Nhưng bức này cũng bị từ chối như các bức trước.
– Con này già quá. Tôi muốn một con cừu sống thật lâu.
Bấy giờ tôi hết kiên nhẫn, bởi sốt ruột muốn bắt đầu tháo máy, tôi vẽ nguệch ngoạc bức vẽ này đây.
Và tôi nói bừa:
– Đây là cái thùng. Con cừu chú muốn nó ở trong ấy đấy.
Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy mặt vị quan toà nhỏ của tôi sáng rõ lên:
– Đúng là cái mà tôi muốn đấy! Ông nghĩ có cần nhiều cỏ cho con cừu này không ạ?
– Sao vậy?
– Vì chỗ tôi bé lắm...
– Chắc là đủ. Tôi vẽ cho em một con cừu bé xíu ấy mà.
Em cúi đầu xuống bức vẽ:
– Không nhỏ lắm đâu... Kìa! Nó đã ngủ rồi...
Và như thế đấy, tôi đã làm quen với ông hoàng bé nhỏ.
III
Phải rất lâu tôi mới biết em từ đâu đến. Ông hoàng bé nhỏ, vốn rất hay đặt câu hỏi cho tôi, lại dường như không bao giờ chú ý nghe tôi hỏi. Chỉ vì những tiếng ngẫu nhiên buột ra dần dần nói cho tôi hiểu mọi sự. Ví dụ như, khi lần đầu em thấy chiếc máy bay của tôi (tôi sẽ không vẽ chiếc máy bay đâu, bức vẽ đó quá phức tạp đối với tôi) em hỏi tôi:
– Cái thứ này là cái gì?
– Không phải cái thứ. Nó bay được đấy. Nó là một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay của tôi.
Tôi tự hào nói cho em biết là tôi bay. Em liền kêu lên:
– Sao? Ông từ trên trời rơi xuống ư?
– Phải, tôi nói kiêm tốn.
– ái chà! Cái này ngộ đấy...
Và ông hoàng bé nhỏ bật lên một tràng cười khanh khách rất kháu nhưng làm tôi cáu lắm. Tôi muốn ai cũng phải đánh giá một cách nghiêm túc mọi tai nạn của tôi. Sau đó em nói thêm:
– Thế là ông cũng từ trên trời rơi xuống! Ông ở hành tinh nào?
Tức thì tôi loé lên một tia sáng nào đó, về sự có mặt bí ẩn của em, và đột nhiên tôi hỏi:
– Thế ra em ở một hành tinh khác tới?
Nhưng em không trả lời tôi. Em khẽ lắc đầu nhìn chiếc máy bay của tôi:
– Nhưng mà ngồi trên cái đó thì ông cũng chẳng thể tới từ xa lắm đâu...
Rồi em đắm mình trong giấc mơ màng thật dài. Sau đó, móc túi lấy con cừu tôi vừa vẽ, em lại mê mải ngắm cái của báu đó.
Các bạn hãy tưởng tượng tôi bị kích động như thế nào bởi lời thổ lộ nửa vời về "các hành tinh khác" ấy. Vì vậy, tôi cố tìm hiểu rõ hơn:
– Cậu bé ơi, em từ đâu đến? "Chỗ em" là đâu thế? Em muốn mang con cừu của ta về đâu?
Sau một lát im lặng trầm ngâm, em trả lời tôi:
– Có cái tốt là với cái thùng ông cho tôi, ban đêm con cừu có thể dùng nó làm nhà ở.
– Phải đấy. Và nếu em ngoan, ta sẽ còn cho em một sợi dây để buộc nó lại ban ngày. Và một cái cọc nữa.
Lời đề nghị đó có lẽ làm cho ông hoàng bé nhỏ không vừa lòng:
– Buộc nó lại? Nghĩ gì mà lạ thế!
– Nhưng không buộc nó lại, nó sẽ đi lung tung, nó sẽ đi lạc...
Cậu bạn của tôi lại bật cười khanh khách:
– Nó đi đằng nào được chứ?
– Bất cứ đâu. Cứ đi thẳng tới trước mặt...
Bấy giờ ông hoàng nhỏ nhận xét một cách nặng nề:
– Không hề gì. Chỗ tôi bé lắm!
Rồi, có lẽ với một chút ngậm ngùi, em nói thêm:
– Thẳng tới trước mặt người ta chẳng đi được bao xa đâu...
IV
Vậy đấy, tôi biết được một điều nữa thật quan trọng: Rằng cái hành tinh quê hương của cậu em chỉ lớn hơn cái nhà một chút!
Điều ấy chẳng làm tôi ngạc nhiên nhiều lắm. Tôi vẫn biết ngoài những hành tinh lớn như Trái Đất, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Thuỷ, mà người ta đặt tên cho, có hàng trăm ngôi sao khác mà đôi khi bé đến nỗi người ta chỉ thấy trong kính viễn vọng một cách khó khăn. Khi một nhà thiên văn khám phá ra một trong bọn chúng, nhà thiên văn ấy cho nó một con số. Ví dụ ông gọi nó là "tiểu hành tinh 3251".
Tôi có những lý do chính đáng để coi rằng cái hành tinh từ đó ông hoàng nhỏ đến đây là tiểu hành tinh B612. Tiểu hành tinh đó chỉ được trông thấy có một lần trong kính viễn vọng năm 1909, bởi một nhà thiên văn Thổ Nhĩ Kỳ.
Lúc đó ông này mở một buổi thuyết trình lớn về phát hiện của mình tại một Hội nghị Quốc tế về Thiên văn. Nhưng do bộ quần áo của ông ta, chẳng ai tin điều ông ta nói. Người lớn là thế đấy.
May mắn cho tiểu tinh cầu B612, một nhà độc tài Thổ Nhĩ Kỳ buộc dân Thổ phi mặc âu phục, ai không tuân theo sẽ bị tội chết. Nhà thiên văn trình bày lại vấn đề năm 1920, trong bộ quần áo rất lịch sự. Và lần này, tất cả mọi người đồng ý với ông ta.
Nếu tôi kể với các bạn tỉ mỉ về tiểu tinh cầu B612, và nếu tôi tiết lộ với các bạn số hiệu của nó, ấy là tại các người lớn. Những người lớn rất thích chữ số. Khi bạn nói chuyện với họ về một người bạn mới, không bao giờ họ hỏi bạn về cái cốt yếu đâu. Họ không bao giờ hỏi: "Giọng nói hắn ta thế nào? Hắn thích chơi trò gì? Hắn có sưu tầm bươm bướm không?" Họ chỉ hỏi bạn: "Hắn ta bao nhiêu tuổi? Hắn ta có mấy anh em? Hắn ta cân nặng bao nhiêu?" Thế đấy. Sau đó, họ cho vậy là họ hiểu hắn ta rồi. Nếu bạn nói với những người lớn: "Tôi có thấy một cái nhà gạch mầu hồng với hoa phong lữ trên cửa sổ, và chim bồ câu trên mái..." họ chẳng làm thế nào mà hình dung nổi cái nhà ấy như thế nào đâu. Phải nói với họ: "Tôi đã thấy một cái nhà 10 vạn franc". Họ sẽ kêu ngay: "Ôi thật xinh đẹp làm sao."
Như vậy đó, nếu các bạn bảo họ: "Ông hoàng bé nhỏ là có thật chứ, chứng cứ là cậu ta rất đẹp, cậu ta cười và cậu ta thích có một con cừu. Khi người ta thích có một con cừu, thế là có người ấy chứ!", họ sẽ nhún vai và cho bạn là trẻ con! Nhưng nếu bạn hỏi họ: "Cái hành tinh từ đó cậu ấy đi đến đây là tiểu tinh cầu B612", thế là họ nghe ra ngay, và thôi không phá quấy bạn với các câu hỏi của họ nữa. Họ là thế. Không nên giận họ. Trẻ con phải hết sức rộng lượng đối với người lớn.
Nhưng chắc chắn rằng đối với bọn ta là những người hiểu đời, chúng ta cóc cần những con số! Tôi đã rất thích bắt đầu kể câu chuyện này như kiểu một câu chuyện thần tiên. Tôi đã rất thích nói thế này:
"Xưa có một lần, một ông hoàng bé nhỏ ở trên một tinh cầu chỉ lớn hơn cậu ấy có một tí, cậu ấy thấy cần có một người bạn thân...". Đối với những ai hiểu đời, kể như vậy có vẻ thật hơn nhiều.
Bởi vì tôi không muốn người ta đọc cuốn sách của tôi một cách hời hợt. Khi kể lại các kỷ niệm này, tôi buồn tủi biết bao. Sáu năm đã qua, từ khi cậu bạn tôi đi mất với con cừu của em. Nếu tôi cố gắng tả lại em ở đây, chính là để tôi không quên em. Thật là buồn nếu ta quên một người bạn. Có phải ai cũng có được một người bạn thân đâu. Và có lẽ tôi sắp trở nên những người lớn, chỉ còn thích các chữ số. Lại chính cũng vì thế nữa mà tôi đã mua một hộp màu nước và bút chì màu. Trở lại vẽ vời thật là khó, vào tuổi tôi bây giờ, khi mà người ta chưa hề vẽ gì ngoài con trăn khép kín với con trăn mở từ hồi lên sáu. Tôi sẽ cố thử, hẳn thế, làm những bức chân dung càng giống càng hay. Nhưng tôi không thành công chút nào. Một bức trước vứt đi, bức sau còn tệ hơn nữa. Tôi lại cũng có sai lầm về tầm vóc. Chỗ này thì ông hoàng nhỏ lớn quá. Chỗ kia em bé quá. Tôi cứ lần mò như thế này rồi như thế khác, khi được khi không. Cuối cùng tôi còn nhầm ở những nét quan trọng hơn nữa. Nhưng này, các bạn phải tha lỗi cho tôi. Bạn tôi không hề giảng giải gì cho tôi. Có lẽ em cho là tôi cũng như em. Nhưng tôi, buồn thay, tôi không biết cách nhìn thấy con cừu xuyên qua cái thùng. Có lẽ tôi hơi giống những người lớn rồi. Tôi đã già rồi. V
Mỗi ngày tôi lại biết thêm một điều gì đó về hành tinh, về lúc ra đi, về cuộc du hành của cậu. Cái ấy đến nhẹ nhàng bằng những suy đoán ngẫu nhiên. Cũng như vậy đó mà vào ngày thứ ba, tôi được biết về tấm bi kịch của những cây baobab.
Lần này cũng là nhờ con cừu, ông hoàng nhỏ hỏi tôi, như vừa mới nghĩ ra điều gì nghiêm trọng lắm:
– Có thật đúng là con cừu ăn những bụi cây con không?
– Phải, đúng đấy.
– ồ, tốt quá!
Tôi không hiểu sao chuyện những con cừu ăn những bụi cây con lại quan trọng như thế. Nhưng ông hoàng nhỏ nói thêm:
– Cho nên chúng ăn cả những cây baobab chứ?
Tôi bảo rằng cây baobab không phải là thứ bụi cây nhỏ, mà là những cây to như cả cái nhà thờ, và cậu em có mang theo cả một đàn voi, thì cả đàn voi ấy cũng chẳng làm lung lay nổi một cây baobab.
ý nghĩ về đàn voi làm cho ông hoàng nhỏ bật cười:
– Phải chồng con này lên con kia...
Nhưng cậu em nhận xét với vẻ triết lý:
– Bọn baobab, trước khi lớn, cũng bắt đầu bé tẹo chứ!
– Đúng là như thế. Nhưng sao em lại cứ muốn cho con cừu của em ăn những cây baobab nhỏ thế?
Em trả lời: "Ôi chà!" như đó là một chuyện tất nhiên. Và tôi phải bắt trí thông minh của tôi làm việc dữ dội mới tự hiểu được vấn đề ấy.
Nguyên là, trên hành tinh của ông hoàng nhỏ, cũng như trên mọi hành tinh khác, đều có những loại cỏ tốt và những loại cỏ xấu. Do đó, có hạt tốt của cỏ tốt và hạt xấu của cỏ xấu. Nhưng không thể nhìn thấy hạt. Chúng ngủ trong bí mật cho đến khi một cái hạt nào trong bọn chúng nổi hứng muốn thức dậy... Nó vươn vai, rụt rè nhú lên mặt trời một cái nhánh con hiền lành tuyệt xinh. Nếu là nhánh dưa hay một nhánh hồng, ta có thể muốn để cho nó mọc thế nào tuỳ ý. Nhưng nếu là một cây xấu, ngay khi nhận ra là phải nhổ ngay. Mà trên hành tinh của ông hoàng nhỏ thì có những hạt giống kinh khủng... ấy là những hạt baobab. Chúng nhiễm đầy cả tinh cầu. Mà một cây baobab, nếu như ta chú ý muộn màng quá, ta có thể chẳng bao giờ dẫy nó ra được nữa, baobab sẽ mọc cao và rễ nó chằng chịt khắp tinh cầu. Nó cho rễ của nó xói đục hành tinh. Và nếu hành tinh mà quá bé, mà nếu cây baobab mà nhiều quá, có thể làm vỡ tung cả hành tinh.
"Đây là một vấn đề kỷ luật, ông hoàng nhỏ về sau nói với tôi. Khi ta làm vệ sinh cho ta buổi sáng rồi, ta phải làm kỹ vệ sinh cho hành tinh. Phải đều đặn lo nhổ bọn baobab ngay lúc ta vừa phân biệt được chúng với cây hoa hồng. Đó là một việc làm chán lắm, nhưng mà thật dễ."
Đến một ngày, cậu em khuyên tôi cố sức vẽ được một bức vẽ đẹp, để cho các cậu bé ở quê hương tôi ghi nhớ chuyện ấy. "Một ngày kia, nếu các bạn ấy lên đường, cậu em nói với tôi, chuyện ấy sẽ có ích cho họ. Đôi khi hoãn lại một việc cũng chẳng hại gì. Nhưng nếu là những cây baobab, thì bao giờ cũng tai hoạ đấy. Tôi có biết một tinh cầu, trên ấy có một gã lười. Hắn bỏ mặc ba cái cây con..."
Thế là, theo sự chỉ dẫn của ông hoàng nhỏ, tôi đã vẽ tinh cầu đó. Tôi tuyệt không thích lên mặt dạy đời. Nhưng cái hoạ baobab còn ít người biết quá, mà những nguy hiểm mà một cậu bé một mai lạc vào một tiểu tinh cầu sẽ gặp phải thì rất là đáng kể, cho nên, chỉ một lần thôi, tôi làm khác với nguyên tắc của tôi. Tôi xin nói: "Hỡi các em! Hãy coi chừng bọn baobab!" ấy chính là để báo trước cho các bạn tôi về một nguy cơ mà các bạn cũng như tôi vẫn gần kề bên nó mà không hay biết, nên tôi ra sức thật nhiều để vẽ bức vẽ đó! Bài học mà tôi đưa ra rất xứng công. Có lẽ bạn sẽ tự hỏi: Tại sao trong cuốn sách này không có bức vẽ nào to lớn bằng bức vẽ những cây baobab? Câu trả lời đơn giản thôi: tôi có thử vẽ nhưng không thành. Khi vẽ cây baobab, tôi bị thôi thúc bởi một tình cảm cấp bách
Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó.
Người ta nói trong sách: "Con trăn nuốt chửng cả con mồi mà không nhai. Sau đó nó không thể nhúc nhích được nữa và nó nằm ngủ sáu tháng liền trong khi chờ tiêu hoá."
Từ đó tôi hay nghĩ đến các cuộc phiêu lưu trong rừng rậm, và đến lượt tôi, với một cây bút chì màu, tôi đã vẽ được bức phác thảo đầu tiên. Bức phác thảo đầu tiền của tôi. Nó như thế này:
Tôi đem khoe kiệt tác của mình với những người lớn và hỏi họ rằng nó có làm họ kinh hãi không. Họ trả lời: "Sao lại phải sợ một cái mũ chứ?"
Bức vẽ của tôi không vẽ một cái mũ. Nó vẽ một con trăn đang nằm chờ tiêu hoá một con voi. Thế là tôi phải vẽ phía trong của con trăn, để cho người lớn có thể hiểu. Người lớn lúc nào cũng cần phải có giải thích. Bức phác thảo thứ hai của tôi nó như thế này:
Những người lớn bèn khuyên tôi nên gác sang một bên các bức vẽ trăn kín và trăn mở kia và nên chú tâm học địa lý, sử ký, tính toán và văn phạm. Tôi đã bỏ dở như vậy đó, vào năm lên sáu, một sự nghiệp hội hoạ tuyệt vời. Tôi bị thất vọng vì sự thất bại của bản thảo số một và số hai. Những người lớn chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ.
Vậy là tôi phải chọn nghề khác, và tôi học lái máy bay. Tôi đã bay khắp thế giới mỗi nơi một tí. Và môn địa lý, đúng như vậy, đã giúp tôi rất nhiều. Tôi biết làm thế nào để chỉ nhìn qua một cái là phân biệt được ngay Trung Quốc với Arizona. Cái đó thật là ích lợi nếu như người ta bay lạc đường trong đêm tối.
Tôi cũng đã gặp trong đời tôi cả đống những con người nghiêm chỉnh. Tôi đã sống nhiều với những người lớn. Tôi đã nhìn thấy họ rất là gần. Nhưng cái đó chẳng làm thay đổi ý kiến của tôi bao nhiêu.
Mỗi lúc gặp một người lớn có vẻ sáng sủa một tí, tôi lại thử ông ta bằng bức phác thảo số một mà tôi luôn mang theo. Nhưng luôn luôn ông ta trả lời: "Đấy là một cái mũ". Thế là tôi chẳng thèm nói với ông ta về trăn rắn, rừng hoang hay các vì sao nữa. Tôi tự hạ mình xuống ngang tầm ông ta. Tôi nói về chơi bài, chơi gôn, chính trị và cravate. Và con người lớn kia cảm thấy hài lòng vô cùng khi được quen một con người biết điều như vậy.
II
Tôi đã sống cô đơn như vậy đó, chẳng có ai để chuyện trò thực sự, cho đến khi máy bay của tôi bị hỏng giữa sa mạc Sahara, cách đây sáu năm. Có cái gì đó trong động cơ của tôi bị gãy. Và tôi chỉ đi một mình không có hành khách cũng chẳng có thợ máy, tôi phải một mình bắt đầu cuộc sửa chữa khó khăn. Đấy là vấn đề sống chết với tôi. Tôi chỉ có đủ nước để uống trong nhiều nhất là tám ngày.
Đêm đầu tiên vậy là tôi phải ngủ trên cát ở cách xa nơi người ở hàng ngàn dặm. Lúc đó tôi còn cô độc hơn cả một kẻ đắm tàu trên chiếc bè lên đênh giữa biển. Bạn chắc sẽ tưởng tượng ra nỗi kinh ngạc của tôi, vào lúc mờ sáng, khi một giọng nói nhỏ nhẹ ngộ nghĩnh đánh thức tôi dậy. Cái giọng ấy nói:
– Nếu ông vui lòng... xin vẽ hộ tôi một con cừu!
– Cái gì?
– Xin vẽ hộ tôi một con cừu...
Tôi nhảy dựng lên như là bị sét đánh. Tôi dụi mắt thật kỹ. Tôi đã nhìn thật kỹ. Và tôi thấy một cậu bé thật khác thường đang nhìn tôi với vẻ nghiêm trọng. Đây là bức chân dung đẹp nhất mà về sau tôi vẽ được về cậu bé ấy. Nhưng bức vẽ của tôi chắc là kém đẹp hơn người mẫu nhiều. Không phải lỗi tại tôi. Tôi đã bị người lớn làm cho nản lòng trong sự nghiệp hội hoạ từ hồi sáu tuổi, và tôi có bao giờ học vẽ cái gì ngoài những con trăn khép kín và những con trăn mở bụng đâu.
Vậy là tôi nhìn cái sự hiển hiện đó với hai con mắt tròn xoe vì kinh ngạc. Xin nhớ là lúc ấy tôi đang ở cách mọi chỗ có người hàng ngàn dặm. Thế mà cậu bé của tôi trông chẳng giống như bị lạc đường, chẳng hề mệt lả, chẳng hề đói, chẳng hề khát nước hay sợ hãi gì cả. Cậu ta chẳng có vẻ gì của một cậu bé lạc giữa sa mạc, cách nơi có người cả ngàn dặm. Tới khi mở được miệng, tôi hỏi em:
– Nhưng... em làm cái gì ở đây?
Thế là em lặp lại câu nói lúc nãy, thật nhẹ nhàng, như là một điều rất quan trọng:
– Nếu ông vui lòng... xin vẽ hộ tôi một con cừu...
Khi mà sự bí ẩn quá lớn, người ta không dám không vâng lời. Dù điều này thật là vô lý khi tôi đang ở cách xa nơi người ở cả ngàn dặm và đang bị nguy đến tính mạng, tôi rút trong túi ra một cây bút và một mảnh giấy. Nhưng tôi sực nhớ rằng mình đã chỉ học địa lý, sử ký, tính toán và văn phạm, và tôi nói với cậu bé (có vẻ hi khó chịu) rằng tôi không biết vẽ. Em trả lời tôi:
– Không sao đâu. Xin vẽ hộ tôi một con cừu.
Bởi vì tôi chưa bao giờ vẽ một con cừu cả nên tôi vẽ lại cho em một trong hai bức tranh mà tôi có thể vẽ. Đó là hình con trăn kín.
Và tôi sững sờ khi nghe cậu bé trả lời:
– Không! Không! Tôi không muốn một con voi trong bụng một con trăn đâu. Con trăn nguy hiểm lắm, còn con voi thì quá kềnh càng. Chỗ tôi bé lắm. Tôi cần một con cừu. Hãy vẽ cho tôi một con cừu!
Thế là tôi vẽ.
Em nhìn chăm chú, rồi nói:
– Không! Con này ốm quá. Hãy vẽ con khác đi.
Tôi vẽ.
Cậu bé của tôi cười nhẹ, giọng khoan dung:
– Ông thấy đấy... đây không phi con cừu, đây là dê. Nó có sừng...
Tôi lại vẽ lại lần nữa. Nhưng bức này cũng bị từ chối như các bức trước.
– Con này già quá. Tôi muốn một con cừu sống thật lâu.
Bấy giờ tôi hết kiên nhẫn, bởi sốt ruột muốn bắt đầu tháo máy, tôi vẽ nguệch ngoạc bức vẽ này đây.
Và tôi nói bừa:
– Đây là cái thùng. Con cừu chú muốn nó ở trong ấy đấy.
Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy mặt vị quan toà nhỏ của tôi sáng rõ lên:
– Đúng là cái mà tôi muốn đấy! Ông nghĩ có cần nhiều cỏ cho con cừu này không ạ?
– Sao vậy?
– Vì chỗ tôi bé lắm...
– Chắc là đủ. Tôi vẽ cho em một con cừu bé xíu ấy mà.
Em cúi đầu xuống bức vẽ:
– Không nhỏ lắm đâu... Kìa! Nó đã ngủ rồi...
Và như thế đấy, tôi đã làm quen với ông hoàng bé nhỏ.
III
Phải rất lâu tôi mới biết em từ đâu đến. Ông hoàng bé nhỏ, vốn rất hay đặt câu hỏi cho tôi, lại dường như không bao giờ chú ý nghe tôi hỏi. Chỉ vì những tiếng ngẫu nhiên buột ra dần dần nói cho tôi hiểu mọi sự. Ví dụ như, khi lần đầu em thấy chiếc máy bay của tôi (tôi sẽ không vẽ chiếc máy bay đâu, bức vẽ đó quá phức tạp đối với tôi) em hỏi tôi:
– Cái thứ này là cái gì?
– Không phải cái thứ. Nó bay được đấy. Nó là một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay của tôi.
Tôi tự hào nói cho em biết là tôi bay. Em liền kêu lên:
– Sao? Ông từ trên trời rơi xuống ư?
– Phải, tôi nói kiêm tốn.
– ái chà! Cái này ngộ đấy...
Và ông hoàng bé nhỏ bật lên một tràng cười khanh khách rất kháu nhưng làm tôi cáu lắm. Tôi muốn ai cũng phải đánh giá một cách nghiêm túc mọi tai nạn của tôi. Sau đó em nói thêm:
– Thế là ông cũng từ trên trời rơi xuống! Ông ở hành tinh nào?
Tức thì tôi loé lên một tia sáng nào đó, về sự có mặt bí ẩn của em, và đột nhiên tôi hỏi:
– Thế ra em ở một hành tinh khác tới?
Nhưng em không trả lời tôi. Em khẽ lắc đầu nhìn chiếc máy bay của tôi:
– Nhưng mà ngồi trên cái đó thì ông cũng chẳng thể tới từ xa lắm đâu...
Rồi em đắm mình trong giấc mơ màng thật dài. Sau đó, móc túi lấy con cừu tôi vừa vẽ, em lại mê mải ngắm cái của báu đó.
Các bạn hãy tưởng tượng tôi bị kích động như thế nào bởi lời thổ lộ nửa vời về "các hành tinh khác" ấy. Vì vậy, tôi cố tìm hiểu rõ hơn:
– Cậu bé ơi, em từ đâu đến? "Chỗ em" là đâu thế? Em muốn mang con cừu của ta về đâu?
Sau một lát im lặng trầm ngâm, em trả lời tôi:
– Có cái tốt là với cái thùng ông cho tôi, ban đêm con cừu có thể dùng nó làm nhà ở.
– Phải đấy. Và nếu em ngoan, ta sẽ còn cho em một sợi dây để buộc nó lại ban ngày. Và một cái cọc nữa.
Lời đề nghị đó có lẽ làm cho ông hoàng bé nhỏ không vừa lòng:
– Buộc nó lại? Nghĩ gì mà lạ thế!
– Nhưng không buộc nó lại, nó sẽ đi lung tung, nó sẽ đi lạc...
Cậu bạn của tôi lại bật cười khanh khách:
– Nó đi đằng nào được chứ?
– Bất cứ đâu. Cứ đi thẳng tới trước mặt...
Bấy giờ ông hoàng nhỏ nhận xét một cách nặng nề:
– Không hề gì. Chỗ tôi bé lắm!
Rồi, có lẽ với một chút ngậm ngùi, em nói thêm:
– Thẳng tới trước mặt người ta chẳng đi được bao xa đâu...
IV
Vậy đấy, tôi biết được một điều nữa thật quan trọng: Rằng cái hành tinh quê hương của cậu em chỉ lớn hơn cái nhà một chút!
Điều ấy chẳng làm tôi ngạc nhiên nhiều lắm. Tôi vẫn biết ngoài những hành tinh lớn như Trái Đất, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Thuỷ, mà người ta đặt tên cho, có hàng trăm ngôi sao khác mà đôi khi bé đến nỗi người ta chỉ thấy trong kính viễn vọng một cách khó khăn. Khi một nhà thiên văn khám phá ra một trong bọn chúng, nhà thiên văn ấy cho nó một con số. Ví dụ ông gọi nó là "tiểu hành tinh 3251".
Tôi có những lý do chính đáng để coi rằng cái hành tinh từ đó ông hoàng nhỏ đến đây là tiểu hành tinh B612. Tiểu hành tinh đó chỉ được trông thấy có một lần trong kính viễn vọng năm 1909, bởi một nhà thiên văn Thổ Nhĩ Kỳ.
Lúc đó ông này mở một buổi thuyết trình lớn về phát hiện của mình tại một Hội nghị Quốc tế về Thiên văn. Nhưng do bộ quần áo của ông ta, chẳng ai tin điều ông ta nói. Người lớn là thế đấy.
May mắn cho tiểu tinh cầu B612, một nhà độc tài Thổ Nhĩ Kỳ buộc dân Thổ phi mặc âu phục, ai không tuân theo sẽ bị tội chết. Nhà thiên văn trình bày lại vấn đề năm 1920, trong bộ quần áo rất lịch sự. Và lần này, tất cả mọi người đồng ý với ông ta.
Nếu tôi kể với các bạn tỉ mỉ về tiểu tinh cầu B612, và nếu tôi tiết lộ với các bạn số hiệu của nó, ấy là tại các người lớn. Những người lớn rất thích chữ số. Khi bạn nói chuyện với họ về một người bạn mới, không bao giờ họ hỏi bạn về cái cốt yếu đâu. Họ không bao giờ hỏi: "Giọng nói hắn ta thế nào? Hắn thích chơi trò gì? Hắn có sưu tầm bươm bướm không?" Họ chỉ hỏi bạn: "Hắn ta bao nhiêu tuổi? Hắn ta có mấy anh em? Hắn ta cân nặng bao nhiêu?" Thế đấy. Sau đó, họ cho vậy là họ hiểu hắn ta rồi. Nếu bạn nói với những người lớn: "Tôi có thấy một cái nhà gạch mầu hồng với hoa phong lữ trên cửa sổ, và chim bồ câu trên mái..." họ chẳng làm thế nào mà hình dung nổi cái nhà ấy như thế nào đâu. Phải nói với họ: "Tôi đã thấy một cái nhà 10 vạn franc". Họ sẽ kêu ngay: "Ôi thật xinh đẹp làm sao."
Như vậy đó, nếu các bạn bảo họ: "Ông hoàng bé nhỏ là có thật chứ, chứng cứ là cậu ta rất đẹp, cậu ta cười và cậu ta thích có một con cừu. Khi người ta thích có một con cừu, thế là có người ấy chứ!", họ sẽ nhún vai và cho bạn là trẻ con! Nhưng nếu bạn hỏi họ: "Cái hành tinh từ đó cậu ấy đi đến đây là tiểu tinh cầu B612", thế là họ nghe ra ngay, và thôi không phá quấy bạn với các câu hỏi của họ nữa. Họ là thế. Không nên giận họ. Trẻ con phải hết sức rộng lượng đối với người lớn.
Nhưng chắc chắn rằng đối với bọn ta là những người hiểu đời, chúng ta cóc cần những con số! Tôi đã rất thích bắt đầu kể câu chuyện này như kiểu một câu chuyện thần tiên. Tôi đã rất thích nói thế này:
"Xưa có một lần, một ông hoàng bé nhỏ ở trên một tinh cầu chỉ lớn hơn cậu ấy có một tí, cậu ấy thấy cần có một người bạn thân...". Đối với những ai hiểu đời, kể như vậy có vẻ thật hơn nhiều.
Bởi vì tôi không muốn người ta đọc cuốn sách của tôi một cách hời hợt. Khi kể lại các kỷ niệm này, tôi buồn tủi biết bao. Sáu năm đã qua, từ khi cậu bạn tôi đi mất với con cừu của em. Nếu tôi cố gắng tả lại em ở đây, chính là để tôi không quên em. Thật là buồn nếu ta quên một người bạn. Có phải ai cũng có được một người bạn thân đâu. Và có lẽ tôi sắp trở nên những người lớn, chỉ còn thích các chữ số. Lại chính cũng vì thế nữa mà tôi đã mua một hộp màu nước và bút chì màu. Trở lại vẽ vời thật là khó, vào tuổi tôi bây giờ, khi mà người ta chưa hề vẽ gì ngoài con trăn khép kín với con trăn mở từ hồi lên sáu. Tôi sẽ cố thử, hẳn thế, làm những bức chân dung càng giống càng hay. Nhưng tôi không thành công chút nào. Một bức trước vứt đi, bức sau còn tệ hơn nữa. Tôi lại cũng có sai lầm về tầm vóc. Chỗ này thì ông hoàng nhỏ lớn quá. Chỗ kia em bé quá. Tôi cứ lần mò như thế này rồi như thế khác, khi được khi không. Cuối cùng tôi còn nhầm ở những nét quan trọng hơn nữa. Nhưng này, các bạn phải tha lỗi cho tôi. Bạn tôi không hề giảng giải gì cho tôi. Có lẽ em cho là tôi cũng như em. Nhưng tôi, buồn thay, tôi không biết cách nhìn thấy con cừu xuyên qua cái thùng. Có lẽ tôi hơi giống những người lớn rồi. Tôi đã già rồi. V
Mỗi ngày tôi lại biết thêm một điều gì đó về hành tinh, về lúc ra đi, về cuộc du hành của cậu. Cái ấy đến nhẹ nhàng bằng những suy đoán ngẫu nhiên. Cũng như vậy đó mà vào ngày thứ ba, tôi được biết về tấm bi kịch của những cây baobab.
Lần này cũng là nhờ con cừu, ông hoàng nhỏ hỏi tôi, như vừa mới nghĩ ra điều gì nghiêm trọng lắm:
– Có thật đúng là con cừu ăn những bụi cây con không?
– Phải, đúng đấy.
– ồ, tốt quá!
Tôi không hiểu sao chuyện những con cừu ăn những bụi cây con lại quan trọng như thế. Nhưng ông hoàng nhỏ nói thêm:
– Cho nên chúng ăn cả những cây baobab chứ?
Tôi bảo rằng cây baobab không phải là thứ bụi cây nhỏ, mà là những cây to như cả cái nhà thờ, và cậu em có mang theo cả một đàn voi, thì cả đàn voi ấy cũng chẳng làm lung lay nổi một cây baobab.
ý nghĩ về đàn voi làm cho ông hoàng nhỏ bật cười:
– Phải chồng con này lên con kia...
Nhưng cậu em nhận xét với vẻ triết lý:
– Bọn baobab, trước khi lớn, cũng bắt đầu bé tẹo chứ!
– Đúng là như thế. Nhưng sao em lại cứ muốn cho con cừu của em ăn những cây baobab nhỏ thế?
Em trả lời: "Ôi chà!" như đó là một chuyện tất nhiên. Và tôi phải bắt trí thông minh của tôi làm việc dữ dội mới tự hiểu được vấn đề ấy.
Nguyên là, trên hành tinh của ông hoàng nhỏ, cũng như trên mọi hành tinh khác, đều có những loại cỏ tốt và những loại cỏ xấu. Do đó, có hạt tốt của cỏ tốt và hạt xấu của cỏ xấu. Nhưng không thể nhìn thấy hạt. Chúng ngủ trong bí mật cho đến khi một cái hạt nào trong bọn chúng nổi hứng muốn thức dậy... Nó vươn vai, rụt rè nhú lên mặt trời một cái nhánh con hiền lành tuyệt xinh. Nếu là nhánh dưa hay một nhánh hồng, ta có thể muốn để cho nó mọc thế nào tuỳ ý. Nhưng nếu là một cây xấu, ngay khi nhận ra là phải nhổ ngay. Mà trên hành tinh của ông hoàng nhỏ thì có những hạt giống kinh khủng... ấy là những hạt baobab. Chúng nhiễm đầy cả tinh cầu. Mà một cây baobab, nếu như ta chú ý muộn màng quá, ta có thể chẳng bao giờ dẫy nó ra được nữa, baobab sẽ mọc cao và rễ nó chằng chịt khắp tinh cầu. Nó cho rễ của nó xói đục hành tinh. Và nếu hành tinh mà quá bé, mà nếu cây baobab mà nhiều quá, có thể làm vỡ tung cả hành tinh.
"Đây là một vấn đề kỷ luật, ông hoàng nhỏ về sau nói với tôi. Khi ta làm vệ sinh cho ta buổi sáng rồi, ta phải làm kỹ vệ sinh cho hành tinh. Phải đều đặn lo nhổ bọn baobab ngay lúc ta vừa phân biệt được chúng với cây hoa hồng. Đó là một việc làm chán lắm, nhưng mà thật dễ."
Đến một ngày, cậu em khuyên tôi cố sức vẽ được một bức vẽ đẹp, để cho các cậu bé ở quê hương tôi ghi nhớ chuyện ấy. "Một ngày kia, nếu các bạn ấy lên đường, cậu em nói với tôi, chuyện ấy sẽ có ích cho họ. Đôi khi hoãn lại một việc cũng chẳng hại gì. Nhưng nếu là những cây baobab, thì bao giờ cũng tai hoạ đấy. Tôi có biết một tinh cầu, trên ấy có một gã lười. Hắn bỏ mặc ba cái cây con..."
Thế là, theo sự chỉ dẫn của ông hoàng nhỏ, tôi đã vẽ tinh cầu đó. Tôi tuyệt không thích lên mặt dạy đời. Nhưng cái hoạ baobab còn ít người biết quá, mà những nguy hiểm mà một cậu bé một mai lạc vào một tiểu tinh cầu sẽ gặp phải thì rất là đáng kể, cho nên, chỉ một lần thôi, tôi làm khác với nguyên tắc của tôi. Tôi xin nói: "Hỡi các em! Hãy coi chừng bọn baobab!" ấy chính là để báo trước cho các bạn tôi về một nguy cơ mà các bạn cũng như tôi vẫn gần kề bên nó mà không hay biết, nên tôi ra sức thật nhiều để vẽ bức vẽ đó! Bài học mà tôi đưa ra rất xứng công. Có lẽ bạn sẽ tự hỏi: Tại sao trong cuốn sách này không có bức vẽ nào to lớn bằng bức vẽ những cây baobab? Câu trả lời đơn giản thôi: tôi có thử vẽ nhưng không thành. Khi vẽ cây baobab, tôi bị thôi thúc bởi một tình cảm cấp bách