Chương : 6
Hôm nay gia đình tôi ở Bắc Kinh đang làm bữa cơm giỗ cho em trai tôi. Người Trung Hoa trọng ngày giỗ, nó kiểu như một lễ kỉ niệm nhắc nhở rằng đã có thời người đó ở bên mình. Tôi nói chuyện với ba mẹ qua skype, nhiệm vụ cuối tuần của tôi để ba mẹ tôi chắc là tôi học hành hoặc đi làm những thứ có ích chứ không phải ăn chơi trác táng như báo chí đăng, và tuyệt nhiên không đả động gì tới cậu em trai đoản mệnh của tôi. Họ biết tôi không quên nên không nhắc, họ cũng biết nhắc đến chỉ khiến cuộc trò chuyện buồn đi. Tôi vẫn luôn đánh giá cao sự tinh tế của người Á Đông hơn hẳn.
Nó chết khi mới 7 tháng tuổi vì bị lôi ra từ bụng mẹ quá sớm và không khoan nhượng. Bà nội tôi kể lúc người ta lôi nó ra ngoài nó vẫn còn thở, yếu dần và vài phút sau thì tắt hẳn. Không ai coi việc phá thai 7 tháng tuổi khi ấy là bất hợp pháp cả. Trung Quốc thản nhiên chấp nhận điều đó thông qua chính sách một con. Tất nhiên chính sách này có những ngoại lệ nhưng gia đình tôi không nằm trong ngoại lệ ấy.
Bố tôi là trưởng tộc, cực kì cần một đứa con trai nhưng đứa đầu của ông lại là con gái, tức là tôi. Ông đã bàn với mẹ tôi về việc lén mang thai thêm lần nữa, nhưng tiếc thay kế hoạch bị lộ, mẹ tôi đã mang thai sang tháng thứ 7. Tôi chỉ nghe bà kể lại chứ không được chứng kiến trực tiếp. Bà tôi cay đắng bảo đó là vụ việc trả thù cá nhân được khoác lên lớp áo chính sách nhà nước nhưng bà không kể rõ mối thù đó là thế nào, tôi chỉ biết nó liên quan tới bố tôi. Sau này ai đó nói rằng là vì bố tôi đã tham gia sự kiện Thiên An Môn. Thằng bé bê bết máu me được quấn trong một cái chăn và suýt bị họ mang đi để ném vào xe đổ rác như miếng thịt ôi nếu không phải vì bà tôi cầu xin họ trả lại để gia đình được làm hậu sự cho nó, dù gì nó đã sống một vài phút đủ để được coi là một con người. Họ trả lại đứa bé và mang chiếc nhẫn vàng của bà tôi đi. Một cuộc trao đổi.
Sau vụ đó mẹ tôi ốm cả nửa năm trời. Nếu bạn không phải là người Châu Á, bạn sẽ không thể nào hiểu được áp lực và khao khát cần một đứa con trai lớn đến thế nào. Chỉ có con trai mới có thể duy trì dòng giống, thờ cúng tổ tiên, và những quyền lợi, nghĩa vụ thiêng liêng khác mà con gái tuyệt đối không thể làm được, không phải vì con gái không thể mà vì truyền thống không cho. Mẹ tôi không thể mang thai được nữa vì biến chứng của chính sách đó. Cả họ tôi ngầm gây sức ép lên bố tôi, một cách đầy sỉ nhục. Họ không cho ông được ngồi mâm trên, họ coi ông là kẻ bất lực, một đứa con bất hiếu, họ khiến ông phải nghĩ đến việc tìm một đứa con trai ở ngoài. Vì ông yêu mẹ tôi hơn lòng kiêu hãnh nên mới không đành lòng li dị bà để kiếm một người phụ nữ khác có thể sinh cho ông thêm một đứa con. Nhưng có lẽ số trời đã định, ông không thể tìm được thêm đứa con nào khác. Nhiều năm sau tôi nghĩ không phải vì ông không thể mà có lẽ ông không đi tìm vì ông thương mẹ tôi quá. Tình yêu của ông dành cho mẹ là niềm mơ ước của tôi, tôi chỉ mong sau này sẽ có một người đàn ông yêu tôi như thế là quá tốt rồi.
Thế rồi để tránh sự lạc hậu ngu muội của vùng quê, để tránh sự sỉ vả không đáng phải chịu trút lên đầu, bố tôi quyết định đánh liều mang cả gia đình lên Bắc Kinh. Vùng đất tưởng như không có chỗ cho dân chân lấm tay bùn, đã mở rộng cho gia đình tôi. Cuộc sống ở Bắc Kinh khấm khá hơn nhiều, cả về vật chất và tinh thần. Khi có của ăn của để, bố đưa bà lên Bắc Kinh sống cùng gia đình, không bao giờ về quê nữa. Thành ra Hà Nam đối với tôi xa lạ chẳng thua gì Tây Thiên.
Nhưng có một điều không thay đổi từ Hà Nam lên Bắc Kinh, ấy là cái ước muốn tôi và em trai tôi được đổi số phận cho nhau, như bóng ma ám, vẫn lảng vảng trong tâm khảm gia đình. Dù tôi có làm gì, có giỏi hay hoàn hảo ra sao họ cũng không quan tâm. Cả tuổi thơ tôi phải sống dưới cái bóng của người em trai đã chết.
Lời thú tội thứ bảy: tôi ghét gia đình tôi.
Tôi tới đây để không bao giờ phải nhìn thấy thứ khắc khoải chìm trong ánh mắt họ nhìn tôi: “Gía như đây là đứa bé trai ấy, giá như cái xác bé bỏng dưới đất lạnh kia là tôi.”
Tôi đã kể rằng giấy của cuốn nhật ký này tốt tới nỗi có thể thấm được nước mắt chưa nhỉ? Rất tốt là đằng khác.
Tối nay tôi sẽ thử nghe vài bài tiếng Pháp xem sao.
Que sera sera, chuyện gì đến sẽ đến...
Nó chết khi mới 7 tháng tuổi vì bị lôi ra từ bụng mẹ quá sớm và không khoan nhượng. Bà nội tôi kể lúc người ta lôi nó ra ngoài nó vẫn còn thở, yếu dần và vài phút sau thì tắt hẳn. Không ai coi việc phá thai 7 tháng tuổi khi ấy là bất hợp pháp cả. Trung Quốc thản nhiên chấp nhận điều đó thông qua chính sách một con. Tất nhiên chính sách này có những ngoại lệ nhưng gia đình tôi không nằm trong ngoại lệ ấy.
Bố tôi là trưởng tộc, cực kì cần một đứa con trai nhưng đứa đầu của ông lại là con gái, tức là tôi. Ông đã bàn với mẹ tôi về việc lén mang thai thêm lần nữa, nhưng tiếc thay kế hoạch bị lộ, mẹ tôi đã mang thai sang tháng thứ 7. Tôi chỉ nghe bà kể lại chứ không được chứng kiến trực tiếp. Bà tôi cay đắng bảo đó là vụ việc trả thù cá nhân được khoác lên lớp áo chính sách nhà nước nhưng bà không kể rõ mối thù đó là thế nào, tôi chỉ biết nó liên quan tới bố tôi. Sau này ai đó nói rằng là vì bố tôi đã tham gia sự kiện Thiên An Môn. Thằng bé bê bết máu me được quấn trong một cái chăn và suýt bị họ mang đi để ném vào xe đổ rác như miếng thịt ôi nếu không phải vì bà tôi cầu xin họ trả lại để gia đình được làm hậu sự cho nó, dù gì nó đã sống một vài phút đủ để được coi là một con người. Họ trả lại đứa bé và mang chiếc nhẫn vàng của bà tôi đi. Một cuộc trao đổi.
Sau vụ đó mẹ tôi ốm cả nửa năm trời. Nếu bạn không phải là người Châu Á, bạn sẽ không thể nào hiểu được áp lực và khao khát cần một đứa con trai lớn đến thế nào. Chỉ có con trai mới có thể duy trì dòng giống, thờ cúng tổ tiên, và những quyền lợi, nghĩa vụ thiêng liêng khác mà con gái tuyệt đối không thể làm được, không phải vì con gái không thể mà vì truyền thống không cho. Mẹ tôi không thể mang thai được nữa vì biến chứng của chính sách đó. Cả họ tôi ngầm gây sức ép lên bố tôi, một cách đầy sỉ nhục. Họ không cho ông được ngồi mâm trên, họ coi ông là kẻ bất lực, một đứa con bất hiếu, họ khiến ông phải nghĩ đến việc tìm một đứa con trai ở ngoài. Vì ông yêu mẹ tôi hơn lòng kiêu hãnh nên mới không đành lòng li dị bà để kiếm một người phụ nữ khác có thể sinh cho ông thêm một đứa con. Nhưng có lẽ số trời đã định, ông không thể tìm được thêm đứa con nào khác. Nhiều năm sau tôi nghĩ không phải vì ông không thể mà có lẽ ông không đi tìm vì ông thương mẹ tôi quá. Tình yêu của ông dành cho mẹ là niềm mơ ước của tôi, tôi chỉ mong sau này sẽ có một người đàn ông yêu tôi như thế là quá tốt rồi.
Thế rồi để tránh sự lạc hậu ngu muội của vùng quê, để tránh sự sỉ vả không đáng phải chịu trút lên đầu, bố tôi quyết định đánh liều mang cả gia đình lên Bắc Kinh. Vùng đất tưởng như không có chỗ cho dân chân lấm tay bùn, đã mở rộng cho gia đình tôi. Cuộc sống ở Bắc Kinh khấm khá hơn nhiều, cả về vật chất và tinh thần. Khi có của ăn của để, bố đưa bà lên Bắc Kinh sống cùng gia đình, không bao giờ về quê nữa. Thành ra Hà Nam đối với tôi xa lạ chẳng thua gì Tây Thiên.
Nhưng có một điều không thay đổi từ Hà Nam lên Bắc Kinh, ấy là cái ước muốn tôi và em trai tôi được đổi số phận cho nhau, như bóng ma ám, vẫn lảng vảng trong tâm khảm gia đình. Dù tôi có làm gì, có giỏi hay hoàn hảo ra sao họ cũng không quan tâm. Cả tuổi thơ tôi phải sống dưới cái bóng của người em trai đã chết.
Lời thú tội thứ bảy: tôi ghét gia đình tôi.
Tôi tới đây để không bao giờ phải nhìn thấy thứ khắc khoải chìm trong ánh mắt họ nhìn tôi: “Gía như đây là đứa bé trai ấy, giá như cái xác bé bỏng dưới đất lạnh kia là tôi.”
Tôi đã kể rằng giấy của cuốn nhật ký này tốt tới nỗi có thể thấm được nước mắt chưa nhỉ? Rất tốt là đằng khác.
Tối nay tôi sẽ thử nghe vài bài tiếng Pháp xem sao.
Que sera sera, chuyện gì đến sẽ đến...