Chương 51
Tôi mím môi gật đầu, ăn xong không nghe anh mà cầm hai khay cơm bẩn đem đi, sau đó nhanh chóng quay lại phòng anh. Anh dường như chờ đợi tôi, còn… pha một ấm trà, khi thấy tôi liền rót đưa ra trước mặt tôi:
– Trà này tốt cho phụ nữ, cô uống đi.
Tôi khó khăn nuốt một ngụm, tự nhiên lại cảm thấy ngại ngùng hơn bao giờ hết. Từ sáng nay anh đối xử với tôi cứ khang khác, vừa khách sáo xa cách lại vừa lịch sự ân cần, tôi chẳng biết phải nghĩ sao, chỉ khẽ rùng mình một lượt, méo xệch miệng đáp:
– Cảm… cảm ơn anh! Anh… thế này tôi không quen! Có thể… cứ như lúc trước được không ạ?
Anh không trả lời, để kệ tôi ngồi xuống vị trí cũ, cầm tách trà ngọt ngào thơm phức trước mặt đưa lên miệng. Cảm giác trà có nhiều vị ngọt lạ lẫm lần đầu tiên tôi thưởng thức, quả thực rất ngon.
Đáy mắt dường như ánh lên nét hài lòng, anh nhàn nhạt nhắc nhở:
– Tôi vẫn nhớ đã giao cô làm trợ lý sức khỏe cho tôi. Ngoài lúc phải nằm theo chỉ định thì cô đừng quên nhiệm vụ của mình.
Tôi gật đầu. Ý anh là… những bữa cơm, tôi cần phải “hầu ăn” anh như tối nay đó phải không? Cũng không có gì phức tạp, tôi hỏi nhỏ:
– Anh có ăn uống theo chế độ gì đặc biệt không để tôi lưu ý!
– Ừm… hàng ngày lên thực đơn cho tôi rồi bảo nhà bếp làm. Tôi ăn giữ cơ.
Tôi nhún vai đồng tình. Con người chăm chỉ giữ gìn vóc dáng này chắc hẳn lâu nay nhà bếp đã quen mà làm đồ ăn hợp ý anh rồi, chẳng qua anh thích giao việc cho tôi.
– Tạm thời thế đã. Tôi hẹn ông ấy tám giờ, còn một tiếng nữa, cô mệt có thể vào trong kia nghỉ.
Tim tôi đập thình thình trước câu nói này của anh, tự nhiên gai ốc một lần nữa nổi hết cả lên. Anh lườm tôi một cái, lắc đầu:
– Cô nghĩ tôi thèm làm gì cô đấy à? Cho cũng không thèm!
Tôi nheo nheo mắt nhìn Hải Đăng, nghi hoặc nói:
– Được thế thì tốt!
Anh không đáp lại, chỉ rót thêm trà vào tách cho tôi. Trà cực kỳ ngon nên tôi nhanh chóng làm sang tách thứ ba, chẳng hiểu sao một hồi lại cảm thấy buồn ngủ rũ rượi. Cơn cảm cúm hôm qua vẫn còn làm tôi mệt mỏi, chỉ hết sốt nên sang đến hôm nay tôi cố gắng hoạt động bình thường, lúc này tự nhiên lại cảm thấy như chẳng còn sức lực. Hai mắt mơ màng rồi chẳng mở nổi, tôi ngả người vào thành ghế sofa êm ái như một tấm đệm thoải mái, đến khi giật mình mở mắt đã thấy mình nằm trên giường anh từ lúc nào. Bên trong gian nhà này chỉ có một phòng ngủ lớn. Không gian dễ chịu thoang thoảng mùi hương quen thuộc của anh, lòng tôi chợt rộn lên bao cảm xúc. Anh đúng là chẳng thèm làm gì tôi thật, bởi tôi đâu còn sức hấp dẫn với anh như ngày xưa… Mà nơi này… liệu anh có tiếp cô gái nào… như tôi ngày xưa không?
Tôi chưa kịp vùng dậy, tiếng gõ cửa bất ngờ vang lên, ngay sau đó là âm giọng của một người đàn ông đứng tuổi:
– Tôi là lương y Phạm Minh, tôi vào phòng được chứ?
Giật thót mình tôi liền nói vọng ra:
– Bác chờ cháu, cháu ra phòng khách bây giờ ạ!
– Cô không khỏe thì cứ nằm yên đấy!
Âm giọng có chút răn đe của Hải Đăng vang lên, tôi đành im lặng, hít một hơi nói tiếp:
– Vậy bác vào phòng đi ạ.
Cánh cửa phòng ngủ mở ra, vị lương y có màu tóc hoa râm, khuôn mặt phúc hậu hơi mỉm một nụ cười tiến vào. Theo sau ông ta là Hải Đăng. Khuôn mặt có vẻ căng thẳng, anh kéo chiếc ghế tựa cho vị lương y, bản thân ngồi xuống giường cạnh tôi, tự nhiên lại khiến tôi có cảm giác như… người chồng chăm lo cho người vợ. Tôi lắc lắc đầu, đưa tay ra khi vị lương y đề nghị:
– Mời cô đưa tay cho tôi bắt mạch.
Ông ấy giữ cổ tay tôi, điểm một ngón tay lên mạch dưới da cảm nhận, sau đó thở ra một hơi nghe hết sức não nề. Tôi vốn dĩ không quá trông đợi, thái độ ông ấy như vậy tôi lại càng tin tưởng hơn, định hỏi mà người đàn ông ngồi cạnh tôi đã nhanh miệng nói trước:
– Ông thấy sao?
– Tình trạng của vợ anh rất xấu. Tôi vẫn sẽ kê thuốc cho cô ấy, chỉ là… hi vọng không quá mười phần trăm.
Ông ấy hiểu lầm tôi là vợ anh, nhưng lúc này tôi chẳng còn tâm trạng mà cãi lại. Chuyện khám chữa thế này… không phải vợ chồng mới khiến người ta đặt dấu hỏi. Mười phần trăm… một con số quá khiêm tốn nhưng… còn nước thì còn tát. Trước đây, không bác sĩ nào ở bệnh viện nói đến một phần trăm chứ đừng nói mười phần trăm.
Sống mũi cay xè tôi gật nhẹ:
– Cháu cảm ơn bác… Cháu cũng hiểu tình trạng bệnh của cháu, dù chỉ là một phần trăm thì cháu cũng sẽ thử thêm một lần bác ạ.
Ánh mắt Hải Đăng hướng về tôi dường như đồng tình, tia mắt phức tạp ẩn chứa nỗi xót xa khiến tôi bất giác cảm thấy được chia sẻ. Anh quay sang vị lương y:
– Nhờ ông kê thuốc giúp. Chúng tôi tin ở ông.
Vị lương y gật đầu đứng dậy, nhìn Hải Đăng ông ta nói:
– Sáng mai người ở phòng mạch chúng tôi sẽ đưa thuốc đến, vợ anh cứ uống thử năm thang, nếu cảm thấy ăn ngủ tốt hơn thì tiếp tục.
Ông ta có chút áy náy dặn dò:
– Bệnh của vợ anh cần phải kiên trì, cũng sẽ chưa nhìn ngay ra được kết quả. Sáu tháng uống thuốc tới đây cô ấy cần nằm nghỉ nhiều, tốt hơn là nghỉ mọi công việc để tĩnh dưỡng, đặc biệt cần kiêng quan hệ vợ chồng. Sau sáu tháng, có thể ra bệnh viện kiểm tra lại, nếu thấy tiến triển thì lại tiếp tục thêm sáu tháng rồi nghỉ. Sau một năm, có uống nữa cũng vô hiệu. Khi ấy chỉ còn chờ vào ý trời.
– Tôi hiểu. Cảm ơn ông.
Hải Đăng nghiêm túc nghe vị lương y căn dặn như nuốt từng lời rồi gật đầu đáp. Anh đâu phải chồng tôi nên lời khuyên “kiêng quan hệ” kia chẳng khiến anh phải bận tâm, ông ấy dặn thừa quá rồi.
– Trà này tốt cho phụ nữ, cô uống đi.
Tôi khó khăn nuốt một ngụm, tự nhiên lại cảm thấy ngại ngùng hơn bao giờ hết. Từ sáng nay anh đối xử với tôi cứ khang khác, vừa khách sáo xa cách lại vừa lịch sự ân cần, tôi chẳng biết phải nghĩ sao, chỉ khẽ rùng mình một lượt, méo xệch miệng đáp:
– Cảm… cảm ơn anh! Anh… thế này tôi không quen! Có thể… cứ như lúc trước được không ạ?
Anh không trả lời, để kệ tôi ngồi xuống vị trí cũ, cầm tách trà ngọt ngào thơm phức trước mặt đưa lên miệng. Cảm giác trà có nhiều vị ngọt lạ lẫm lần đầu tiên tôi thưởng thức, quả thực rất ngon.
Đáy mắt dường như ánh lên nét hài lòng, anh nhàn nhạt nhắc nhở:
– Tôi vẫn nhớ đã giao cô làm trợ lý sức khỏe cho tôi. Ngoài lúc phải nằm theo chỉ định thì cô đừng quên nhiệm vụ của mình.
Tôi gật đầu. Ý anh là… những bữa cơm, tôi cần phải “hầu ăn” anh như tối nay đó phải không? Cũng không có gì phức tạp, tôi hỏi nhỏ:
– Anh có ăn uống theo chế độ gì đặc biệt không để tôi lưu ý!
– Ừm… hàng ngày lên thực đơn cho tôi rồi bảo nhà bếp làm. Tôi ăn giữ cơ.
Tôi nhún vai đồng tình. Con người chăm chỉ giữ gìn vóc dáng này chắc hẳn lâu nay nhà bếp đã quen mà làm đồ ăn hợp ý anh rồi, chẳng qua anh thích giao việc cho tôi.
– Tạm thời thế đã. Tôi hẹn ông ấy tám giờ, còn một tiếng nữa, cô mệt có thể vào trong kia nghỉ.
Tim tôi đập thình thình trước câu nói này của anh, tự nhiên gai ốc một lần nữa nổi hết cả lên. Anh lườm tôi một cái, lắc đầu:
– Cô nghĩ tôi thèm làm gì cô đấy à? Cho cũng không thèm!
Tôi nheo nheo mắt nhìn Hải Đăng, nghi hoặc nói:
– Được thế thì tốt!
Anh không đáp lại, chỉ rót thêm trà vào tách cho tôi. Trà cực kỳ ngon nên tôi nhanh chóng làm sang tách thứ ba, chẳng hiểu sao một hồi lại cảm thấy buồn ngủ rũ rượi. Cơn cảm cúm hôm qua vẫn còn làm tôi mệt mỏi, chỉ hết sốt nên sang đến hôm nay tôi cố gắng hoạt động bình thường, lúc này tự nhiên lại cảm thấy như chẳng còn sức lực. Hai mắt mơ màng rồi chẳng mở nổi, tôi ngả người vào thành ghế sofa êm ái như một tấm đệm thoải mái, đến khi giật mình mở mắt đã thấy mình nằm trên giường anh từ lúc nào. Bên trong gian nhà này chỉ có một phòng ngủ lớn. Không gian dễ chịu thoang thoảng mùi hương quen thuộc của anh, lòng tôi chợt rộn lên bao cảm xúc. Anh đúng là chẳng thèm làm gì tôi thật, bởi tôi đâu còn sức hấp dẫn với anh như ngày xưa… Mà nơi này… liệu anh có tiếp cô gái nào… như tôi ngày xưa không?
Tôi chưa kịp vùng dậy, tiếng gõ cửa bất ngờ vang lên, ngay sau đó là âm giọng của một người đàn ông đứng tuổi:
– Tôi là lương y Phạm Minh, tôi vào phòng được chứ?
Giật thót mình tôi liền nói vọng ra:
– Bác chờ cháu, cháu ra phòng khách bây giờ ạ!
– Cô không khỏe thì cứ nằm yên đấy!
Âm giọng có chút răn đe của Hải Đăng vang lên, tôi đành im lặng, hít một hơi nói tiếp:
– Vậy bác vào phòng đi ạ.
Cánh cửa phòng ngủ mở ra, vị lương y có màu tóc hoa râm, khuôn mặt phúc hậu hơi mỉm một nụ cười tiến vào. Theo sau ông ta là Hải Đăng. Khuôn mặt có vẻ căng thẳng, anh kéo chiếc ghế tựa cho vị lương y, bản thân ngồi xuống giường cạnh tôi, tự nhiên lại khiến tôi có cảm giác như… người chồng chăm lo cho người vợ. Tôi lắc lắc đầu, đưa tay ra khi vị lương y đề nghị:
– Mời cô đưa tay cho tôi bắt mạch.
Ông ấy giữ cổ tay tôi, điểm một ngón tay lên mạch dưới da cảm nhận, sau đó thở ra một hơi nghe hết sức não nề. Tôi vốn dĩ không quá trông đợi, thái độ ông ấy như vậy tôi lại càng tin tưởng hơn, định hỏi mà người đàn ông ngồi cạnh tôi đã nhanh miệng nói trước:
– Ông thấy sao?
– Tình trạng của vợ anh rất xấu. Tôi vẫn sẽ kê thuốc cho cô ấy, chỉ là… hi vọng không quá mười phần trăm.
Ông ấy hiểu lầm tôi là vợ anh, nhưng lúc này tôi chẳng còn tâm trạng mà cãi lại. Chuyện khám chữa thế này… không phải vợ chồng mới khiến người ta đặt dấu hỏi. Mười phần trăm… một con số quá khiêm tốn nhưng… còn nước thì còn tát. Trước đây, không bác sĩ nào ở bệnh viện nói đến một phần trăm chứ đừng nói mười phần trăm.
Sống mũi cay xè tôi gật nhẹ:
– Cháu cảm ơn bác… Cháu cũng hiểu tình trạng bệnh của cháu, dù chỉ là một phần trăm thì cháu cũng sẽ thử thêm một lần bác ạ.
Ánh mắt Hải Đăng hướng về tôi dường như đồng tình, tia mắt phức tạp ẩn chứa nỗi xót xa khiến tôi bất giác cảm thấy được chia sẻ. Anh quay sang vị lương y:
– Nhờ ông kê thuốc giúp. Chúng tôi tin ở ông.
Vị lương y gật đầu đứng dậy, nhìn Hải Đăng ông ta nói:
– Sáng mai người ở phòng mạch chúng tôi sẽ đưa thuốc đến, vợ anh cứ uống thử năm thang, nếu cảm thấy ăn ngủ tốt hơn thì tiếp tục.
Ông ta có chút áy náy dặn dò:
– Bệnh của vợ anh cần phải kiên trì, cũng sẽ chưa nhìn ngay ra được kết quả. Sáu tháng uống thuốc tới đây cô ấy cần nằm nghỉ nhiều, tốt hơn là nghỉ mọi công việc để tĩnh dưỡng, đặc biệt cần kiêng quan hệ vợ chồng. Sau sáu tháng, có thể ra bệnh viện kiểm tra lại, nếu thấy tiến triển thì lại tiếp tục thêm sáu tháng rồi nghỉ. Sau một năm, có uống nữa cũng vô hiệu. Khi ấy chỉ còn chờ vào ý trời.
– Tôi hiểu. Cảm ơn ông.
Hải Đăng nghiêm túc nghe vị lương y căn dặn như nuốt từng lời rồi gật đầu đáp. Anh đâu phải chồng tôi nên lời khuyên “kiêng quan hệ” kia chẳng khiến anh phải bận tâm, ông ấy dặn thừa quá rồi.