Chương 6: Ngày cưới năm ấy (2)
Nghiêm bật cười, lâu lắm rồi chị mới thấy vẻ mặt thế này của em trai mình. Bình cứ thích tỏ ra làm người lớn, không những thích dạy dỗ mấy đứa nhỏ, cậu còn đứng ra cáng đáng nhiều chuyện thuộc về người anh người chị như Nghiêm và Cẩn. Chị nhanh nhẹn đi rót cho Bình một cốc nước, lại nhận được câu cảm ơn đầy trịnh trọng của Bình.
"Mọi người đi đâu hết cả rồi ạ?" Bình thanh giọng hỏi.
Giờ đã đến giờ tan học nhưng ngoại trừ chị Nghiêm, Bình không thấy được ai nữa cả.
"Chị cũng không biết thầy đi đâu rồi, còn u thì đang ngủ ở phòng trong." Chị Nghiêm vừa giải thích, vừa ăn nốt chỗ cháo mà Bình để thừa. "An vừa nãy về nhưng chị đuổi nó ra ngoài chơi với Nhiên rồi."
Bình nghe thế thì hiểu liền, hình như hôm nay trên lớp có tiết kiểm tra cho nên anh Cẩn về muộn hơn mọi ngày. Nhưng còn cha bọn họ thì sao? Hôm qua, ông Cung nói trong bữa ăn là sáng nay ông đã xin nghỉ trên trường, cả nhà không ai biết ông định làm gì.
"Thầy có nói bao giờ thầy về không chị?"
Ngay khi Bình kết thúc câu hỏi, tiếng mở cổng vang lên, cậu và Nghiêm trao đổi ánh mắt với nhau. Chị Nghiêm đứng lên kéo rèm cửa sổ, nhìn thấy người đang đi vào sân là ông Cung.
"Thầy về." Chị Nghiêm cầm bát đi ra khỏi phòng: "Để chị đi gọi u dậy. Cần gì cứ gọi, chị đem vào cho."
"Thôi ạ, em cũng đỡ rồi." Bình hất chăn, rồi đứng dậy: "Để em đi gọi u dậy cho. Chị rửa giúp em cái bát nhá."
Chị Nghiêm cũng không tranh cãi với Bình, chị còn phải xào thêm rau để ăn trưa. Không biết bao giờ Cẩn mới về nhà, đã mười giờ trưa rồi, nếu không kịp về thì trời sẽ nắng lắm. Nghiêm còn tính nếu ba mươi phút nữa Cẩn còn chưa về thì chị sẽ mang cái nón đi đón anh.
"Nghiêm đâu, con Nghiêm đâu rồi? Lên đây thầy bảo!"
Bình vừa vào phòng trong để gọi mẹ dậy thì nghe được tiếng ông Cung ở ngoài phòng khách. Giọng điệu ông không có gì là tức giận cả, ngược lại, Bình còn nghe thấy một chút hồ hởi. Chị Nghiêm ngồi ngoài sân, nói vọng vào trong, Bình không nghe rõ chị nói gì, nhưng cuộc đối thoại giữa hai người đã khiến bà Liên tỉnh giấc.
Bà Liên mới chỉ ngủ được hơn một tiếng, đầu óc hãy còn choáng váng lắm, nhưng ồn như thế bà cũng không ngủ được nữa. Nhìn thấy Bình, bà Liên sửng sốt: "Sao con đã dậy rồi? Còn mệt không Bình?"
Bình lắc đầu, "Còn hơi đau hong u ạ. Nhưng mà con thấy đỡ mệt rồi, đợi ra mồ hôi nữa là khỏi thôi."
Bình không nói dối, cậu cảm thấy nếu mình tiếp tục nằm trên giường nữa thì sẽ càng mệt mỏi hơn. Thế nên nhân lúc người đỡ nặng nề hơn, Bình ra khỏi phòng và giúp đỡ mọi người.
Bà Liên và Bình ra ngoài phòng khách, nghe được ông Cung nói: "Hôm nọ Cẩn với Bình cũng nói rồi đấy, Nghị là đứa tốt, gia đình cũng dễ tính. Hôm nay thầy qua chỗ ông Luận nói chuyện, Nghị cũng ưng con lắm!"
Chị Nghiêm biết điều ông Cung định nói là gì, chị gật đầu: "Vâng, chuyện này con nghe thầy u."
Bà Liên cũng đi tới, bình thường bà không hay tham gia những chuyện thế này. Trong tư tưởng của bà, người phụ nữ luôn phải nghe lời chồng, chăm chồng chăm con. Thế nên bao năm qua, bà chỉ nhìn chồng ra quyết định, sau đó lặng lẽ làm theo. Chỉ là lần này, bà lại không đành lòng thấy đứa con lớn làm điều mà nó không muốn.
"Hay là, ông cứ kệ nó đi!" Bà Liên chần chờ, "Nghiêm nó cũng mới hai mươi hai, còn nhỏ..."
Cả phòng khách trở nên im lặng, chị Nghiêm cũng bị những lời của mẹ làm cho xấu hổ. Thú thật chị cũng không còn nhỏ nữa, nhưng được mẹ lên tiếng bảo vệ chị cảm thấy rất vui. Bình ho khan một cái, sau đó kéo tay bà Liên. Bà Liên nhận ra mình vừa nói gì, khuôn mặt già của bà phiếm đỏ.
"Ý tôi là, ông cũng biết đấy." Bà Liên lắp bắp: "Cái Nghiêm nó chưa muốn cưới chồng."
Ông Cung xụ mặt, không muốn nghe bà nói tiếp nhưng ông cũng không nói ra lời khó nghe nào để chặn lời bà. Tiếng bà Liên cũng nhỏ xuống, bà cúi đầu không dám nhìn ba người trong phòng. Bình ngồi xuống bên cạnh bà Liên, vỗ lên mu bàn tay bà.
"U nói đúng thầy ạ." Bình ngẩng đầu lên nhìn ông Cung, sắc mặt cậu vẫn còn trắng lắm, "Thầy đã nói chuyện với ông Luận rồi ạ?"
Ông Cung nhíu mày không vui. Có mỗi chuyện kết hôn của con gái cả mà hết người này đến người kia ngăn cản, sao ông có thể vui cho nổi? Nghiêm nhận thấy tình huống không đúng lắm bèn lên tiếng: "Thầy đừng có quát em nó."
Câu nói của chị thành công chặn lời ông Cung, ông lườm chị một cái, rồi mới nói: "Tôi quát nó lúc nào?"
"Anh chị giỏi lắm rồi, thầy u nói một câu là cái một câu." Ông Cung nghiêm khắc răn dạy. "Chuyện cái Nghiêm tôi đã bàn xong với ông Luận cả rồi, ngày kia đẹp ngày, nhà ông ấy sẽ qua nhà chúng ta nói chuyện. Tôi với ông ấy sẽ tính xem ngày nào được để tổ chức cho hai đứa."
Chuyện này coi như đã sắp xếp xong, dù bọn họ có nói gì nữa cũng không thể thay đổi quyết định của ông. Bà Liên cố tình liếc sang nhìn Nghiêm, sợ con gái buồn nhưng Nghiêm mạnh mẽ hơn bà tưởng nhiều.
"Vâng, để hôm đó con với u làm bữa cơm. Con nghe được nhà cụ Tiết mới xin giấy sát sinh, ngày mai bắt đầu mổ lợn." Chị Nghiêm nói: "Cụ bảo nếu muốn đổi thịt lợn thì dùng gạo với dầu."
Nhà bọn họ cũng không dư giả gì nhưng muốn đổi một bữa thịt cũng không khó. Thời buổi này muốn ăn thịt cũng rất khó. Bên trên cấm giết thịt trộm, muốn giết thì phải xin giấy sát sinh. Nếu xác nhận giết đúng, lý do cụ thể thì mới có thể giết heo. Giết heo trộm sẽ bị tịch thu toàn bộ thịt, thậm chí còn bị phạt.
Thường thường, xóm nhà Bình nếu có nhà muốn giết heo sẽ bàn nhau chia cho đỡ phí. Một con heo rất to, một nhà thì ăn không hết được, để lâu lại hỏng mà lâu lâu cũng phải bổ sung chất dinh dưỡng. Lần này, nhà cụ Tiết chung với ba nhà xung quanh xin mổ con con heo nhân dịp bên nhà cụ có tiết giỗ.
"Cụ Tiết bảo con à?" Bà Liên bất ngờ hỏi, bà không nghe được tý tiếng gió nào.
Nghiêm gật đầu, đáng ra chị cũng không biết chuyện này bởi vì nhà bọn họ và nhà cụ Tiết cũng không thân thiết lắm. Nhưng chị Nghiêm hôm nọ mới giúp vợ cụ Tiết khỏi bị ngã, cụ ấy đã nói với chị nếu muốn ăn thì mang gạo qua đổi. Ông Cung nghe vậy thì gật gù. Tuy ông và vợ không quan trọng thịt thà lắm nhưng nhìn năm đứa con ở nhà, trong lòng cũng thương.
"Vậy mai con mang một yến qua mà đổi." Ông Cung quyết định: "Đổi nhiều chút, ngày mai nhà mình cũng ăn một bữa cho đỡ thèm."
Nếu hai nhà sớm quyết định được ngày thì ông và ông Luận cũng sẽ phải lên xã để xin giấy về giết lợn. Hai nhà chung một con để mà đãi khách cho phải đạo.
Bình cùng chị Nghiêm xách gạo qua nhà cụ Tiết, sau một đêm nghỉ ngơi, cậu đã ông còn sốt nữa thế nên cậu mới được cha mẹ cho phép chạy ra ngoài. Bình thấy cổng nhà cụ Tiết mở toang, bên trong ồn ào náo nhiệt vô cùng. Thấy cảnh này, Bình lại nhớ tới dịp lễ tết, họ hàng khắp nơi tới thăm nhà nhau, nhà cậu cũng không ngoại lệ.
"Sao vậy?" Nghiêm nghiêng đầu: "Vào đi em."
Chị nói xong thì ôm rổ rau đi vào. Nhà họ trồng ít rau linh tinh, ngoại trừ gạo chị còn ôm thêm một rổ rau đầy. Vừa thấy chị và Bình, cụ Tiết đã chống gậy đi tới.
"Nghiêm với Bình tới rồi đấy à?" Cụ cười gật đầu: "Sao không thấy con Nhiên với con An đâu?"
Nghiêm cười cùng cụ đi vào trong sân: "Cẩn đang dạy An học cụ ạ. Còn cái Nhiên thì theo u cháu ra ruộng."
"Được, được." Cụ Tiết tuy đã ngoài tám mươi nhưng hãy còn tinh thần lắm. "Giờ chỉ có đi học thì mới có tương lai!"
Cụ Tiết cảm thán, rồi cụ lại nhìn sang Bình: "Bình thì sao? Năm nay học hành thế nào?"
Bình không ngờ bản thân lại bị điểm tên, cậu theo thói quen mỉm cười ngoan ngoãn, đáp: "Cháu học cũng được cụ ạ. Chỉ là không biết cháu có đỗ được đại học không."
Bình thở dài suy nghĩ. Học tài thi phận, năm ngoài Bình quen biết một anh học rất giỏi nhưng đến kỳ thi, anh phát huy không tốt, chỉ có thể ngậm ngùi ôn lại một năm. Bình luôn cẩn thận mỗi lần thi cử, ông Cung cũng bảo, chỉ cần cậu phát huy như bình thường, chắc chắn sẽ đỗ được vào trường đại học có tiếng.
"Mọi người đi đâu hết cả rồi ạ?" Bình thanh giọng hỏi.
Giờ đã đến giờ tan học nhưng ngoại trừ chị Nghiêm, Bình không thấy được ai nữa cả.
"Chị cũng không biết thầy đi đâu rồi, còn u thì đang ngủ ở phòng trong." Chị Nghiêm vừa giải thích, vừa ăn nốt chỗ cháo mà Bình để thừa. "An vừa nãy về nhưng chị đuổi nó ra ngoài chơi với Nhiên rồi."
Bình nghe thế thì hiểu liền, hình như hôm nay trên lớp có tiết kiểm tra cho nên anh Cẩn về muộn hơn mọi ngày. Nhưng còn cha bọn họ thì sao? Hôm qua, ông Cung nói trong bữa ăn là sáng nay ông đã xin nghỉ trên trường, cả nhà không ai biết ông định làm gì.
"Thầy có nói bao giờ thầy về không chị?"
Ngay khi Bình kết thúc câu hỏi, tiếng mở cổng vang lên, cậu và Nghiêm trao đổi ánh mắt với nhau. Chị Nghiêm đứng lên kéo rèm cửa sổ, nhìn thấy người đang đi vào sân là ông Cung.
"Thầy về." Chị Nghiêm cầm bát đi ra khỏi phòng: "Để chị đi gọi u dậy. Cần gì cứ gọi, chị đem vào cho."
"Thôi ạ, em cũng đỡ rồi." Bình hất chăn, rồi đứng dậy: "Để em đi gọi u dậy cho. Chị rửa giúp em cái bát nhá."
Chị Nghiêm cũng không tranh cãi với Bình, chị còn phải xào thêm rau để ăn trưa. Không biết bao giờ Cẩn mới về nhà, đã mười giờ trưa rồi, nếu không kịp về thì trời sẽ nắng lắm. Nghiêm còn tính nếu ba mươi phút nữa Cẩn còn chưa về thì chị sẽ mang cái nón đi đón anh.
"Nghiêm đâu, con Nghiêm đâu rồi? Lên đây thầy bảo!"
Bình vừa vào phòng trong để gọi mẹ dậy thì nghe được tiếng ông Cung ở ngoài phòng khách. Giọng điệu ông không có gì là tức giận cả, ngược lại, Bình còn nghe thấy một chút hồ hởi. Chị Nghiêm ngồi ngoài sân, nói vọng vào trong, Bình không nghe rõ chị nói gì, nhưng cuộc đối thoại giữa hai người đã khiến bà Liên tỉnh giấc.
Bà Liên mới chỉ ngủ được hơn một tiếng, đầu óc hãy còn choáng váng lắm, nhưng ồn như thế bà cũng không ngủ được nữa. Nhìn thấy Bình, bà Liên sửng sốt: "Sao con đã dậy rồi? Còn mệt không Bình?"
Bình lắc đầu, "Còn hơi đau hong u ạ. Nhưng mà con thấy đỡ mệt rồi, đợi ra mồ hôi nữa là khỏi thôi."
Bình không nói dối, cậu cảm thấy nếu mình tiếp tục nằm trên giường nữa thì sẽ càng mệt mỏi hơn. Thế nên nhân lúc người đỡ nặng nề hơn, Bình ra khỏi phòng và giúp đỡ mọi người.
Bà Liên và Bình ra ngoài phòng khách, nghe được ông Cung nói: "Hôm nọ Cẩn với Bình cũng nói rồi đấy, Nghị là đứa tốt, gia đình cũng dễ tính. Hôm nay thầy qua chỗ ông Luận nói chuyện, Nghị cũng ưng con lắm!"
Chị Nghiêm biết điều ông Cung định nói là gì, chị gật đầu: "Vâng, chuyện này con nghe thầy u."
Bà Liên cũng đi tới, bình thường bà không hay tham gia những chuyện thế này. Trong tư tưởng của bà, người phụ nữ luôn phải nghe lời chồng, chăm chồng chăm con. Thế nên bao năm qua, bà chỉ nhìn chồng ra quyết định, sau đó lặng lẽ làm theo. Chỉ là lần này, bà lại không đành lòng thấy đứa con lớn làm điều mà nó không muốn.
"Hay là, ông cứ kệ nó đi!" Bà Liên chần chờ, "Nghiêm nó cũng mới hai mươi hai, còn nhỏ..."
Cả phòng khách trở nên im lặng, chị Nghiêm cũng bị những lời của mẹ làm cho xấu hổ. Thú thật chị cũng không còn nhỏ nữa, nhưng được mẹ lên tiếng bảo vệ chị cảm thấy rất vui. Bình ho khan một cái, sau đó kéo tay bà Liên. Bà Liên nhận ra mình vừa nói gì, khuôn mặt già của bà phiếm đỏ.
"Ý tôi là, ông cũng biết đấy." Bà Liên lắp bắp: "Cái Nghiêm nó chưa muốn cưới chồng."
Ông Cung xụ mặt, không muốn nghe bà nói tiếp nhưng ông cũng không nói ra lời khó nghe nào để chặn lời bà. Tiếng bà Liên cũng nhỏ xuống, bà cúi đầu không dám nhìn ba người trong phòng. Bình ngồi xuống bên cạnh bà Liên, vỗ lên mu bàn tay bà.
"U nói đúng thầy ạ." Bình ngẩng đầu lên nhìn ông Cung, sắc mặt cậu vẫn còn trắng lắm, "Thầy đã nói chuyện với ông Luận rồi ạ?"
Ông Cung nhíu mày không vui. Có mỗi chuyện kết hôn của con gái cả mà hết người này đến người kia ngăn cản, sao ông có thể vui cho nổi? Nghiêm nhận thấy tình huống không đúng lắm bèn lên tiếng: "Thầy đừng có quát em nó."
Câu nói của chị thành công chặn lời ông Cung, ông lườm chị một cái, rồi mới nói: "Tôi quát nó lúc nào?"
"Anh chị giỏi lắm rồi, thầy u nói một câu là cái một câu." Ông Cung nghiêm khắc răn dạy. "Chuyện cái Nghiêm tôi đã bàn xong với ông Luận cả rồi, ngày kia đẹp ngày, nhà ông ấy sẽ qua nhà chúng ta nói chuyện. Tôi với ông ấy sẽ tính xem ngày nào được để tổ chức cho hai đứa."
Chuyện này coi như đã sắp xếp xong, dù bọn họ có nói gì nữa cũng không thể thay đổi quyết định của ông. Bà Liên cố tình liếc sang nhìn Nghiêm, sợ con gái buồn nhưng Nghiêm mạnh mẽ hơn bà tưởng nhiều.
"Vâng, để hôm đó con với u làm bữa cơm. Con nghe được nhà cụ Tiết mới xin giấy sát sinh, ngày mai bắt đầu mổ lợn." Chị Nghiêm nói: "Cụ bảo nếu muốn đổi thịt lợn thì dùng gạo với dầu."
Nhà bọn họ cũng không dư giả gì nhưng muốn đổi một bữa thịt cũng không khó. Thời buổi này muốn ăn thịt cũng rất khó. Bên trên cấm giết thịt trộm, muốn giết thì phải xin giấy sát sinh. Nếu xác nhận giết đúng, lý do cụ thể thì mới có thể giết heo. Giết heo trộm sẽ bị tịch thu toàn bộ thịt, thậm chí còn bị phạt.
Thường thường, xóm nhà Bình nếu có nhà muốn giết heo sẽ bàn nhau chia cho đỡ phí. Một con heo rất to, một nhà thì ăn không hết được, để lâu lại hỏng mà lâu lâu cũng phải bổ sung chất dinh dưỡng. Lần này, nhà cụ Tiết chung với ba nhà xung quanh xin mổ con con heo nhân dịp bên nhà cụ có tiết giỗ.
"Cụ Tiết bảo con à?" Bà Liên bất ngờ hỏi, bà không nghe được tý tiếng gió nào.
Nghiêm gật đầu, đáng ra chị cũng không biết chuyện này bởi vì nhà bọn họ và nhà cụ Tiết cũng không thân thiết lắm. Nhưng chị Nghiêm hôm nọ mới giúp vợ cụ Tiết khỏi bị ngã, cụ ấy đã nói với chị nếu muốn ăn thì mang gạo qua đổi. Ông Cung nghe vậy thì gật gù. Tuy ông và vợ không quan trọng thịt thà lắm nhưng nhìn năm đứa con ở nhà, trong lòng cũng thương.
"Vậy mai con mang một yến qua mà đổi." Ông Cung quyết định: "Đổi nhiều chút, ngày mai nhà mình cũng ăn một bữa cho đỡ thèm."
Nếu hai nhà sớm quyết định được ngày thì ông và ông Luận cũng sẽ phải lên xã để xin giấy về giết lợn. Hai nhà chung một con để mà đãi khách cho phải đạo.
Bình cùng chị Nghiêm xách gạo qua nhà cụ Tiết, sau một đêm nghỉ ngơi, cậu đã ông còn sốt nữa thế nên cậu mới được cha mẹ cho phép chạy ra ngoài. Bình thấy cổng nhà cụ Tiết mở toang, bên trong ồn ào náo nhiệt vô cùng. Thấy cảnh này, Bình lại nhớ tới dịp lễ tết, họ hàng khắp nơi tới thăm nhà nhau, nhà cậu cũng không ngoại lệ.
"Sao vậy?" Nghiêm nghiêng đầu: "Vào đi em."
Chị nói xong thì ôm rổ rau đi vào. Nhà họ trồng ít rau linh tinh, ngoại trừ gạo chị còn ôm thêm một rổ rau đầy. Vừa thấy chị và Bình, cụ Tiết đã chống gậy đi tới.
"Nghiêm với Bình tới rồi đấy à?" Cụ cười gật đầu: "Sao không thấy con Nhiên với con An đâu?"
Nghiêm cười cùng cụ đi vào trong sân: "Cẩn đang dạy An học cụ ạ. Còn cái Nhiên thì theo u cháu ra ruộng."
"Được, được." Cụ Tiết tuy đã ngoài tám mươi nhưng hãy còn tinh thần lắm. "Giờ chỉ có đi học thì mới có tương lai!"
Cụ Tiết cảm thán, rồi cụ lại nhìn sang Bình: "Bình thì sao? Năm nay học hành thế nào?"
Bình không ngờ bản thân lại bị điểm tên, cậu theo thói quen mỉm cười ngoan ngoãn, đáp: "Cháu học cũng được cụ ạ. Chỉ là không biết cháu có đỗ được đại học không."
Bình thở dài suy nghĩ. Học tài thi phận, năm ngoài Bình quen biết một anh học rất giỏi nhưng đến kỳ thi, anh phát huy không tốt, chỉ có thể ngậm ngùi ôn lại một năm. Bình luôn cẩn thận mỗi lần thi cử, ông Cung cũng bảo, chỉ cần cậu phát huy như bình thường, chắc chắn sẽ đỗ được vào trường đại học có tiếng.