Chương 25: Xu Ninh
Hoàng hậu qua đời, ngôi Hậu không thể bỏ trống.
Tháng hai năm sau, Thục quý phi được lập làm tân Hậu.
Tháng tư cùng năm, Nhị hoàng tử thành Thái tử.
Lúc Gia phi đến chỗ ta, ta lập tức rào trước:
- Tỷ đừng nghĩ đến nữa. Người ta nhanh chân đến trước, tỷ còn mơ tưởng là thành đại nghịch bất đạo rồi.
Gia phi đút thức ăn cho mèo của ta:
- Không phải, ai ngờ Hoàng thượng bảo lập Thái tử là lập ngay. Chỉ trách người mẹ như ta chưa kịp tranh thủ cái gì cho con mình. Ngũ hoàng tử mới bảy tuổi, nào đã nhìn ra được tư chất gì đâu. Có điều cũng chưa chắc, long thể Hoàng thượng khỏe mạnh, chuyện Thái tử còn xa lắm.
Ta biết tính khí cô ấy như vậy, lòng dạ cao, mồm mép thế thôi chứ chưa làm chuyện gì vượt quy củ nên cứ để cô ấy lầm bầm vài câu.
Đang nói chuyện, Hân Uyên đang chạy chơi bên ngoài bỗng vọt vào, mặt đỏ bừng, Cẩn phi theo sát phía sau cũng bước vào.
Cẩn phi nương nương vừa vào điện, Hân Uyên bèn nói:
- Cẩn phi nương nương ra ngoài chút đi đã ạ.
Ta vừa định nạt nó vô phép, nhưng Cẩn phi nương nương hiền từ chỉ cười híp mắt, lùi ra ngoài hành lang.
Bấy giờ, Hân Uyên mới cung kính vái chào Cẩn phi nương nương:
- Nhi thần thỉnh an Cẩn phi nương nương, Cẩn phi nương nương mạnh khỏe.
Xong xuôi làm dáng mời Cẩn phi nương nương vào, Cẩn phi nương nương phì cười.
Thằng bé lại quay sang chắp tay với ta:
- Thỉnh an Gia nương nương, thỉnh an mẫu phi.
Gia phi và ta liếc mắt nhìn nhau, cũng không nhịn được phì cười:
- Hân Uyên, lại đây với Gia nương nương. Nói cho Gia nương nương nghe, con chạy vội vào đây là để thỉnh an Cẩn phi nương nương đấy hả?
Thằng bé gật đầu:
- Mẫu phi dạy con, nếu có trưởng bối đến thì Hân Uyên phải thỉnh an trước rồi mới mời vào, tuyệt đối không được để trưởng bối chào hỏi trước. Nhưng lúc nãy Hân Uyên chơi trong sân, không nhìn thấy Cẩn phi nương nương đến, thật sự chạy cũng không kịp Cẩn phi nương nương.
Ta câm nín, lắc đầu thở dài, cảm giác hình như mình dạy ra một con mọt sách rồi.
Cẩn phi ngồi xuống, uống chén trà rồi mới nói:
- Đúng lúc hai muội đang ở đây, ta đi thẳng vào vấn đề vậy. Sắp đến ngày giỗ của Tiên hoàng hậu, bảy ngày sau lại đến ngày giỗ của Đoan Khang Thái phi. Vị Hoàng hậu hiện tại tính tình vô tâm, lúc trước còn có khúc mắc với Tiên hoàng hậu. Tuệ phi cáo bệnh không muốn bị quấy rầy. Hôm nay có lệnh truyền, ba người chúng ta không khỏi phải khổ cực lo liệu chuyện tế lễ.
Ta chưa kịp nói gì, Gia phi đã nhanh mồm nhanh miệng chen vào:
- Tại kỳ vị, mưu kỳ sự. Chuyện này làm tốt thì không được khen, làm hỏng lại bị mắng, không nên kéo người khác làm bia đỡ như vậy.
Cẩn phi chưa kịp răn dạy cô ấy, Hân Uyên đã nghiêm túc hỏi:
- Mẫu phi, Hân Uyên muốn hỏi, tại kỳ vị, mưu kỳ việc là gì?
Ta ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời:
- Nghĩa là con ngồi ở đâu thì nên lo việc ở đó. Hoàng a ma của con là Thiên tử, phải trông nom con dân thiên hạ, để họ được an cư lạc nghiệp. Đại tướng quân thì phải trấn thủ biên cương, ra trận giết địch, bảo đảm quốc gia thái bình.
- Những chuyện này Hân Uyên hiểu. Nhưng Hân Uyên không hiểu, việc con phải làm là gì?
- Vậy hôm nay Hân Uyên đã luyện chữ xong chưa?
Nó ngượng ngùng cúi đầu:
- Hân Uyên thấy dưới mái hiên tây phòng có một tổ chim yến, con non kêu chiêm chiếp hình như đang đói nên ra sân đào giun cho tụi nó ăn, vẫn chưa luyện xong.
Ta nhịn cười đáp:
- Con có thể bảo các tiểu thái giám đi đào giun hộ, bây giờ con phải về luyện chữ đi.
- Vâng, Hân Uyên xin về, - Thằng bé đứng dậy lễ phép chắp tay, - Cẩn nương nương, Gia nương nương, mẫu phi ngồi chơi ạ, nhi thần cáo lui.
Thằng bé đi rồi Gia phi mới bật cười, Cẩn phi cũng bật cười, Gia phi nhấp ngụm trà cười tươi rói:
- Đúng là mẹ nào con nấy mà. Muội ngày xưa đi đào măng trộm đào, bây giờ con trai lại có lòng đi đào giun cho chim yến.
Ta thấy cô ấy cứ bám chuyện cũ không buông, liền làm bộ muốn bóp mũi cô ấy. Cẩn phi vừa cười vừa khuyên một lúc lâu mới thôi.
Trung thu năm đó, tan gia yến, Hoàng thượng đương nhiên phải đến chỗ Hoàng hậu. Tối hôm sau bệ hạ đến cung Đường Lê, ta làm bộ ghen tỵ, bệ hạ bèn nói:
- Đến muộn cũng có ưu điểm của đến muộn, nàng xem vầng trăng này, có phải ngày mười sáu tròn hơn ngày mười lăm không?
Ta vốn chỉ giả vờ hờn dỗi, cũng thôi.
Bệ hạ ôm ta từ phía sau:
- Mười lăm tháng giêng và mười lăm tháng tám trẫm đều không thể ở bên nàng, nhưng ngày mười sáu đến được. Chúng ta cùng nhau ngắm trăng, có được không?
Tháng năm sang năm, Hân Uyên có thêm một muội muội. Con bé sinh vào một ngày cảnh xuân tươi đẹp nên được Hoàng thượng đặt tên là Xu Ninh.
Hoàng thượng luôn nói trông Hân Uyên giống mình. Thằng bé từ lúc nhỏ đã có cặp mắt đen sâu thẳm, mũi cao môi mỏng, tính tình cũng điềm đạm cẩn thận giống người, chỉ nho nhã hơn một chút. Xu Ninh thì giống ta, mắt tròn tròn, mũi nhỏ xinh, rất thích cười. Bây giờ hẵng còn nhỏ, không biết tính cách sẽ giống ai.
Hân Uyên rất cưng muội muội này. Trước kia ta từng hỏi thằng bé, về sau trưởng thành muốn làm gì. Từ lúc được Thái phó dạy "Thái sư châm", thằng bé luôn nói muốn được giống như Kê Khang, tuân theo tự nhiên, khôn ngoan đức độ, an ổn một đời là được rồi.
Mà từ lúc có thêm muội muội, nó phải bổ sung thêm một câu, muốn bảo vệ muội muội bình an cả đời.
Lại thêm hai năm trôi qua, Xu Ninh lớn hơn một chút, tay chân không còn tròn lẳn như củ sen, đôi mắt vẫn tròn vo như viên bi. Lúc rũ mắt xuống, lông mi xòe ra như cánh quạt, lúc nhìn người khác vẫn hay tươi cười, mắt long lanh như nai con.
Hân Uyên bảy tuổi dần trưởng thành, gặp người ngoài vẫn nho nhã lễ độ như ông cụ non. Có lẽ do được yêu chiều, nên tính tình của Xu Ninh hoạt bát nghịch ngợm hơn chút.
Gia phi lúc đến thăm cũng nói ước gì có một đứa con gái như Xu Ninh. Ghẹo ta là cái đồ có phúc không biết hưởng.
Hoàng thượng cưng chiều Xu Ninh đến nỗi làm người ngoài ghen tị.
Tết Nguyên tiêu năm nay, trong cung vốn không thường treo các loại hoa đăng. Xu Ninh nói muốn ngắm hoa đăng, còn bảo nghe các ma ma kể ngoài cung có rất nhiều đèn hoa đăng khác nhau, nhìn đẹp cực kỳ. Hoàng a ma của con bé lập tức sai người mời thợ thủ công bên ngoài vào làm đủ loại hoa đăng treo trong cung Đường Lê.
Ta đã mười năm chưa xuất cung, nhìn thấy những chiếc đèn lung linh này, lại nhìn Xu Ninh chạy chơi trong biển đèn bỗng hoài niệm lúc nhỏ được mẹ dắt đi ngắm hoa đăng. Nhớ lại chuyện cũ, nước mắt rơi không ngừng, ủ rũ thật là lâu.
Hoàng thượng thấy ta buồn rầu thì lặng lẽ nắm chặt lấy tay ta.
Bệ hạ hỏi ta:
- Nàng có hối hận đã vào cung không?
Ta chỉ cười đáp:
- Có Hoàng thượng, có Hân Uyên và Xu Ninh, phúc khí hiếm gặp như vậy, sao lại hối hận chứ.
Nhưng thỉnh thoảng ta lại nghĩ, có lẽ một ngày nào đó, ta có thể rời khỏi đây.
Tháng hai năm sau, Thục quý phi được lập làm tân Hậu.
Tháng tư cùng năm, Nhị hoàng tử thành Thái tử.
Lúc Gia phi đến chỗ ta, ta lập tức rào trước:
- Tỷ đừng nghĩ đến nữa. Người ta nhanh chân đến trước, tỷ còn mơ tưởng là thành đại nghịch bất đạo rồi.
Gia phi đút thức ăn cho mèo của ta:
- Không phải, ai ngờ Hoàng thượng bảo lập Thái tử là lập ngay. Chỉ trách người mẹ như ta chưa kịp tranh thủ cái gì cho con mình. Ngũ hoàng tử mới bảy tuổi, nào đã nhìn ra được tư chất gì đâu. Có điều cũng chưa chắc, long thể Hoàng thượng khỏe mạnh, chuyện Thái tử còn xa lắm.
Ta biết tính khí cô ấy như vậy, lòng dạ cao, mồm mép thế thôi chứ chưa làm chuyện gì vượt quy củ nên cứ để cô ấy lầm bầm vài câu.
Đang nói chuyện, Hân Uyên đang chạy chơi bên ngoài bỗng vọt vào, mặt đỏ bừng, Cẩn phi theo sát phía sau cũng bước vào.
Cẩn phi nương nương vừa vào điện, Hân Uyên bèn nói:
- Cẩn phi nương nương ra ngoài chút đi đã ạ.
Ta vừa định nạt nó vô phép, nhưng Cẩn phi nương nương hiền từ chỉ cười híp mắt, lùi ra ngoài hành lang.
Bấy giờ, Hân Uyên mới cung kính vái chào Cẩn phi nương nương:
- Nhi thần thỉnh an Cẩn phi nương nương, Cẩn phi nương nương mạnh khỏe.
Xong xuôi làm dáng mời Cẩn phi nương nương vào, Cẩn phi nương nương phì cười.
Thằng bé lại quay sang chắp tay với ta:
- Thỉnh an Gia nương nương, thỉnh an mẫu phi.
Gia phi và ta liếc mắt nhìn nhau, cũng không nhịn được phì cười:
- Hân Uyên, lại đây với Gia nương nương. Nói cho Gia nương nương nghe, con chạy vội vào đây là để thỉnh an Cẩn phi nương nương đấy hả?
Thằng bé gật đầu:
- Mẫu phi dạy con, nếu có trưởng bối đến thì Hân Uyên phải thỉnh an trước rồi mới mời vào, tuyệt đối không được để trưởng bối chào hỏi trước. Nhưng lúc nãy Hân Uyên chơi trong sân, không nhìn thấy Cẩn phi nương nương đến, thật sự chạy cũng không kịp Cẩn phi nương nương.
Ta câm nín, lắc đầu thở dài, cảm giác hình như mình dạy ra một con mọt sách rồi.
Cẩn phi ngồi xuống, uống chén trà rồi mới nói:
- Đúng lúc hai muội đang ở đây, ta đi thẳng vào vấn đề vậy. Sắp đến ngày giỗ của Tiên hoàng hậu, bảy ngày sau lại đến ngày giỗ của Đoan Khang Thái phi. Vị Hoàng hậu hiện tại tính tình vô tâm, lúc trước còn có khúc mắc với Tiên hoàng hậu. Tuệ phi cáo bệnh không muốn bị quấy rầy. Hôm nay có lệnh truyền, ba người chúng ta không khỏi phải khổ cực lo liệu chuyện tế lễ.
Ta chưa kịp nói gì, Gia phi đã nhanh mồm nhanh miệng chen vào:
- Tại kỳ vị, mưu kỳ sự. Chuyện này làm tốt thì không được khen, làm hỏng lại bị mắng, không nên kéo người khác làm bia đỡ như vậy.
Cẩn phi chưa kịp răn dạy cô ấy, Hân Uyên đã nghiêm túc hỏi:
- Mẫu phi, Hân Uyên muốn hỏi, tại kỳ vị, mưu kỳ việc là gì?
Ta ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời:
- Nghĩa là con ngồi ở đâu thì nên lo việc ở đó. Hoàng a ma của con là Thiên tử, phải trông nom con dân thiên hạ, để họ được an cư lạc nghiệp. Đại tướng quân thì phải trấn thủ biên cương, ra trận giết địch, bảo đảm quốc gia thái bình.
- Những chuyện này Hân Uyên hiểu. Nhưng Hân Uyên không hiểu, việc con phải làm là gì?
- Vậy hôm nay Hân Uyên đã luyện chữ xong chưa?
Nó ngượng ngùng cúi đầu:
- Hân Uyên thấy dưới mái hiên tây phòng có một tổ chim yến, con non kêu chiêm chiếp hình như đang đói nên ra sân đào giun cho tụi nó ăn, vẫn chưa luyện xong.
Ta nhịn cười đáp:
- Con có thể bảo các tiểu thái giám đi đào giun hộ, bây giờ con phải về luyện chữ đi.
- Vâng, Hân Uyên xin về, - Thằng bé đứng dậy lễ phép chắp tay, - Cẩn nương nương, Gia nương nương, mẫu phi ngồi chơi ạ, nhi thần cáo lui.
Thằng bé đi rồi Gia phi mới bật cười, Cẩn phi cũng bật cười, Gia phi nhấp ngụm trà cười tươi rói:
- Đúng là mẹ nào con nấy mà. Muội ngày xưa đi đào măng trộm đào, bây giờ con trai lại có lòng đi đào giun cho chim yến.
Ta thấy cô ấy cứ bám chuyện cũ không buông, liền làm bộ muốn bóp mũi cô ấy. Cẩn phi vừa cười vừa khuyên một lúc lâu mới thôi.
Trung thu năm đó, tan gia yến, Hoàng thượng đương nhiên phải đến chỗ Hoàng hậu. Tối hôm sau bệ hạ đến cung Đường Lê, ta làm bộ ghen tỵ, bệ hạ bèn nói:
- Đến muộn cũng có ưu điểm của đến muộn, nàng xem vầng trăng này, có phải ngày mười sáu tròn hơn ngày mười lăm không?
Ta vốn chỉ giả vờ hờn dỗi, cũng thôi.
Bệ hạ ôm ta từ phía sau:
- Mười lăm tháng giêng và mười lăm tháng tám trẫm đều không thể ở bên nàng, nhưng ngày mười sáu đến được. Chúng ta cùng nhau ngắm trăng, có được không?
Tháng năm sang năm, Hân Uyên có thêm một muội muội. Con bé sinh vào một ngày cảnh xuân tươi đẹp nên được Hoàng thượng đặt tên là Xu Ninh.
Hoàng thượng luôn nói trông Hân Uyên giống mình. Thằng bé từ lúc nhỏ đã có cặp mắt đen sâu thẳm, mũi cao môi mỏng, tính tình cũng điềm đạm cẩn thận giống người, chỉ nho nhã hơn một chút. Xu Ninh thì giống ta, mắt tròn tròn, mũi nhỏ xinh, rất thích cười. Bây giờ hẵng còn nhỏ, không biết tính cách sẽ giống ai.
Hân Uyên rất cưng muội muội này. Trước kia ta từng hỏi thằng bé, về sau trưởng thành muốn làm gì. Từ lúc được Thái phó dạy "Thái sư châm", thằng bé luôn nói muốn được giống như Kê Khang, tuân theo tự nhiên, khôn ngoan đức độ, an ổn một đời là được rồi.
Mà từ lúc có thêm muội muội, nó phải bổ sung thêm một câu, muốn bảo vệ muội muội bình an cả đời.
Lại thêm hai năm trôi qua, Xu Ninh lớn hơn một chút, tay chân không còn tròn lẳn như củ sen, đôi mắt vẫn tròn vo như viên bi. Lúc rũ mắt xuống, lông mi xòe ra như cánh quạt, lúc nhìn người khác vẫn hay tươi cười, mắt long lanh như nai con.
Hân Uyên bảy tuổi dần trưởng thành, gặp người ngoài vẫn nho nhã lễ độ như ông cụ non. Có lẽ do được yêu chiều, nên tính tình của Xu Ninh hoạt bát nghịch ngợm hơn chút.
Gia phi lúc đến thăm cũng nói ước gì có một đứa con gái như Xu Ninh. Ghẹo ta là cái đồ có phúc không biết hưởng.
Hoàng thượng cưng chiều Xu Ninh đến nỗi làm người ngoài ghen tị.
Tết Nguyên tiêu năm nay, trong cung vốn không thường treo các loại hoa đăng. Xu Ninh nói muốn ngắm hoa đăng, còn bảo nghe các ma ma kể ngoài cung có rất nhiều đèn hoa đăng khác nhau, nhìn đẹp cực kỳ. Hoàng a ma của con bé lập tức sai người mời thợ thủ công bên ngoài vào làm đủ loại hoa đăng treo trong cung Đường Lê.
Ta đã mười năm chưa xuất cung, nhìn thấy những chiếc đèn lung linh này, lại nhìn Xu Ninh chạy chơi trong biển đèn bỗng hoài niệm lúc nhỏ được mẹ dắt đi ngắm hoa đăng. Nhớ lại chuyện cũ, nước mắt rơi không ngừng, ủ rũ thật là lâu.
Hoàng thượng thấy ta buồn rầu thì lặng lẽ nắm chặt lấy tay ta.
Bệ hạ hỏi ta:
- Nàng có hối hận đã vào cung không?
Ta chỉ cười đáp:
- Có Hoàng thượng, có Hân Uyên và Xu Ninh, phúc khí hiếm gặp như vậy, sao lại hối hận chứ.
Nhưng thỉnh thoảng ta lại nghĩ, có lẽ một ngày nào đó, ta có thể rời khỏi đây.