Chương 30: Bài học thứ nhất
Đủ rồi!
Bất ngờ từ đằng xa bỗng vang lên một giọng nói già nua mà cứng rắn. Cao Viễn chợt thấy người tới, cũng nghe ra được trong ngữ khí kia có phần cương định, hắn mới chịu dừng lại động tác. Đến khi nhìn rõ dung mạo của người mới đến hắn liền lập tức hạ kiếm, cẩn thận liếc mắt nhìn qua người nọ rồi vội nghiêng mình lên tiếng thưa:
- Sư phụ!
Cơ Minh đã đứng đó từ lâu, thấy Cao Viễn như thế thật sự khiến lão vô cùng thất vọng. Tuy vậy, lão vẫn giữ dáng vẻ trầm ổn, điệu bộ thẳng lưng từng bước tiến về phía hắn. Nhìn vẻ hờ hững lạnh nhạt này của lão khiến Cao Viễn cảm thấy không quen, đồng thời cũng làm nhãn thần hắn dần trở nên hôn ám. Sự xuất hiện của lão tựa như ngọn núi Thái Sơn đè lên lồng ngực hắn, áp đi những uy quyền hắn xây cất bấy lâu. Chừng như giữa sân võ trang nghiêm, giữa Cao phủ đường bệ này, lão mới chính là một viên kiêu tướng, còn lại cũng chỉ như những thứ dân thấp kém mà thôi. Song trước mặt Cơ Minh, Cao Viễn vẫn luôn tỏ ra là một người học trò hiểu chuyện, kính cẩn lễ phép. Khi đó lão không màng nhìn đến nét mặt của Cao Viễn mà chỉ lãnh đạm cất bước ngang qua hắn. Cao Viễn thấy vậy vội im lặng nối gót theo sau.
Hai người cứ thế một đường đi thẳng đến hậu viện, mỗi một bước chân đều như mang theo trăm ngàn mưu gian, trù hoạch. Đến nơi, Cơ Minh mới hơi nghiêng đầu nhìn sang, tròng mắt dường như tỏ ý rất không hài lòng. Cao Viễn khẽ động chân mày, vừa rồi khi nghe qua ngữ điệu của lão, hắn đã nhận ra trong đó có mấy phần bất mãn. Tuy không hiểu vì sao Cơ Minh lại có thái độ như vậy, nhưng hắn cũng chỉ đành tỏ ra cung thuận trước mặt lão.
- Có biết vì sao ta gọi con tới đây không?
Cao Viễn liền thẳng thắn đáp:
- Thưa sư phụ! Con không biết!
Giọng lão lại vang lên, nghe như đạm bạc nhưng ý tứ trách cứ trong câu nói đó hắn đều thấu được mười mươi.
- Bài học đầu tiên ta dạy cho con chính là phải biết nhẫn nhịn, phải biết giữ cho bản thân thanh tĩnh. Nhưng bây giờ con hãy tự nhìn lại bản thân mình xem! Trong lòng con đã có đủ tĩnh tâm chưa? Hay cũng như mũi kiếm kia chỉ biết điên cuồng chém loạn vào không trung?
Câu hỏi vừa dứt, trời cũng đột nhiên nổi gió, mang theo mùi xạ hương thoang thoảng từ đâu thổi đến. Kẻ say mê sẽ bảo xạ hương có mùi thơm gợi mời tinh túy, người chán ghét sẽ nói nó có thứ mùi nồng hắc, ủ ê khó ngửi, tựa như mùi giấy mực khi xưa.
Năm ấy Cao Viễn sáu tuổi, lần đầu tiên bái sư học nghệ, hắn đã hiểu được thế nào là uất ức tủi thân, nhẫn nhục cúi đầu. Điều mà một tiểu Thế tử như hắn chưa bao giờ nếm trải. Mùa hè năm đó Cao Triết Hiên bệnh nặng rồi mất, Cao Viễn chính thức trở thành đệ tử của Cơ Minh theo di thư cha hắn đã để lại. Lúc đó trong Cao phủ có một vị Môn khách từng đến đề xuất với Cơ Minh. Môn khách nọ là người biết xem tướng, sờ cốt người, ông ta bảo Cao Viễn có khung xương cứng cáp, lại lĩnh hội nhanh, là một thiên tài luyện võ. Ông mong muốn Cơ Minh có thể dạy cho Cao Viễn trở thành một Tứ Vương gia thứ hai, kiêu dũng và uy vũ trên chiến trường. Khi ấy Cơ Minh chỉ ngồi một bên im lặng lắng nghe, chốc lại nhấp một ngụm trà nhỏ, cười nhẹ. Môn khách nọ thấy điệu cười của lão nửa như vừa ý, nửa khinh thường, ông ta bỗng dưng cảm thấy có chút lạnh sống lưng, có chút sợ hãi khó đoán nên chỉ đành ngượng ngùng nhanh chóng kiếm cớ rồi rời khỏi.
Chẳng biết lời nói của vị Môn khách kia có được lão xem trọng hay không, chỉ biết là trong tối hôm đó, Cơ Minh đã trực tiếp đi đến phòng của Cao Viễn, đặt vào tay hắn một cây bút. Lão không bắt hắn phải cầm đao đánh kiếm, cũng chẳng bắt hắn phải học thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh. Điều đầu tiên Cơ Minh dạy Cao Viễn, ấy vậy mà lại là luyện chữ. Luyện chữ nghe có vẻ nhàn hạ, thảnh thơi, nhưng một khi đã đặt chân lên con đường học tập, mấy ai là không gặp phải khó khăn, gian khổ. Ngày đầu tập viết chữ, lão đã bỏ lại cho hắn một câu, sau đó đi ra khỏi phòng dứt khoát khóa trái cửa:
- "Tĩnh lặng để nghĩ xa, đạm bạc để nuôi chí"(1). Viết cho ta câu này... đủ một nghìn lần! Nếu không chăm chỉ tập viết, từ nay về sau con cũng đừng nghĩ đến việc bước ra khỏi căn phòng này nửa bước!
Cao Viễn sáu tuổi cầm bút còn chưa sõi, không ngờ khi bắt đầu viết lại phải viết nhiều đến như thế. Bị quản giáo nghiêm ngặt, bị bắt ép luyện viết chữ cả ngày lẫn đêm, trong lòng hắn khi ấy quả thật đã từng sinh ra cảm giác buồn chán, thậm chí còn có tâm thế bất mãn. Nhưng lời của Cơ Minh nói, hắn thật sự không dám không tuân theo. "Một ngày làm thầy, cả đời làm cha"(2) từ xưa đến nay cổ nhân vẫn luôn coi đó là đạo làm người. Cao Viễn tuy còn nhỏ, nhưng đạo lý này hắn vẫn hiểu được. Thế nên đối với những yêu cầu của Cơ Minh, hắn cũng chỉ biết nhất nhất nghe theo. Song những tháng ngày sau đó, Cơ Minh vẫn luôn không hài lòng với những gì hắn thể hiện. Nhìn những con chữ trên giấy, lão chỉ lướt mắt qua không quá nửa trang, sắc mặt đã trở nên thâm trầm đáng sợ, hạ thấp giọng, nói:
- Chữ quá xấu! Viết lại!
Lần thứ hai kiểm tra, lão còn không buồn nâng mắt lên nhìn hắn, chỉ đanh mặt lại, ngữ khí có phần lãnh đạm cất tiếng:
- Có vệt nước làm chữ bị nhòa! Viết lại!
Cứ như thế cho đến lần thứ ba, thứ tư... Cơ Minh luôn chỉ ra những điểm không thuận mắt, yêu cầu Cao Viễn phải viết đi viết lại toàn bộ. Lúc ấy hắn vẫn luôn im lặng lắng nghe những lời phê bình từ lão. Chỉ là đôi tay nhỏ bé ở phía sau đã sớm nắm lại thật chặt, giấu đi trạng thái run run và những vết xướt do cầm bút nhiều ngày. Một chút động tĩnh này đương nhiên không qua mắt được lão. Nhưng Cơ Minh rất rõ cây non nếu không uốn nắn từ nhỏ, lớn lên chắc chắn sẽ chẳng ra được hình dạng gì tốt đẹp. Có lẽ lão đã quyết tâm bồi dưỡng hạt mầm này thành một cây đại thụ, tán lá vươn xa không chỉ ở riêng Đông quốc!
...
Cao Viễn sau khi hồi tưởng mọi chuyện, bất giác hắn liền đưa mắt nhìn vào thanh kiếm trong tay. Lưỡi kiếm sắc bén này thật không nên lãng phí chém loạn ở nơi đây. Nó nên được xuất khỏi vỏ bọc và tắm mình trong máu của kẻ thù nơi chiến trường mới đúng!
- Là con suy nghĩ chưa thấu đáo, đã làm cho sư phụ lo lắng! Đồ nhi xin được nhận lỗi với Người!
...
Chú thích:
(1) "Tĩnh lặng để nghĩ xa, đạm bạc để nuôi chí": Câu gốc là "Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ chí viễn". Nghĩa là Không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì không thể nghĩ được xa. Đây là câu danh ngôn có xuất xứ từ "Giới tử thư" - thư viết cho con trai của Gia Cát Lượng.
(2) Một ngày làm thầy, cả đời làm cha: Câu này được lấy từ văn kiện lịch sử Thư Trì Thông Giám. Theo tục lệ cổ truyền Trung Quốc.
Bất ngờ từ đằng xa bỗng vang lên một giọng nói già nua mà cứng rắn. Cao Viễn chợt thấy người tới, cũng nghe ra được trong ngữ khí kia có phần cương định, hắn mới chịu dừng lại động tác. Đến khi nhìn rõ dung mạo của người mới đến hắn liền lập tức hạ kiếm, cẩn thận liếc mắt nhìn qua người nọ rồi vội nghiêng mình lên tiếng thưa:
- Sư phụ!
Cơ Minh đã đứng đó từ lâu, thấy Cao Viễn như thế thật sự khiến lão vô cùng thất vọng. Tuy vậy, lão vẫn giữ dáng vẻ trầm ổn, điệu bộ thẳng lưng từng bước tiến về phía hắn. Nhìn vẻ hờ hững lạnh nhạt này của lão khiến Cao Viễn cảm thấy không quen, đồng thời cũng làm nhãn thần hắn dần trở nên hôn ám. Sự xuất hiện của lão tựa như ngọn núi Thái Sơn đè lên lồng ngực hắn, áp đi những uy quyền hắn xây cất bấy lâu. Chừng như giữa sân võ trang nghiêm, giữa Cao phủ đường bệ này, lão mới chính là một viên kiêu tướng, còn lại cũng chỉ như những thứ dân thấp kém mà thôi. Song trước mặt Cơ Minh, Cao Viễn vẫn luôn tỏ ra là một người học trò hiểu chuyện, kính cẩn lễ phép. Khi đó lão không màng nhìn đến nét mặt của Cao Viễn mà chỉ lãnh đạm cất bước ngang qua hắn. Cao Viễn thấy vậy vội im lặng nối gót theo sau.
Hai người cứ thế một đường đi thẳng đến hậu viện, mỗi một bước chân đều như mang theo trăm ngàn mưu gian, trù hoạch. Đến nơi, Cơ Minh mới hơi nghiêng đầu nhìn sang, tròng mắt dường như tỏ ý rất không hài lòng. Cao Viễn khẽ động chân mày, vừa rồi khi nghe qua ngữ điệu của lão, hắn đã nhận ra trong đó có mấy phần bất mãn. Tuy không hiểu vì sao Cơ Minh lại có thái độ như vậy, nhưng hắn cũng chỉ đành tỏ ra cung thuận trước mặt lão.
- Có biết vì sao ta gọi con tới đây không?
Cao Viễn liền thẳng thắn đáp:
- Thưa sư phụ! Con không biết!
Giọng lão lại vang lên, nghe như đạm bạc nhưng ý tứ trách cứ trong câu nói đó hắn đều thấu được mười mươi.
- Bài học đầu tiên ta dạy cho con chính là phải biết nhẫn nhịn, phải biết giữ cho bản thân thanh tĩnh. Nhưng bây giờ con hãy tự nhìn lại bản thân mình xem! Trong lòng con đã có đủ tĩnh tâm chưa? Hay cũng như mũi kiếm kia chỉ biết điên cuồng chém loạn vào không trung?
Câu hỏi vừa dứt, trời cũng đột nhiên nổi gió, mang theo mùi xạ hương thoang thoảng từ đâu thổi đến. Kẻ say mê sẽ bảo xạ hương có mùi thơm gợi mời tinh túy, người chán ghét sẽ nói nó có thứ mùi nồng hắc, ủ ê khó ngửi, tựa như mùi giấy mực khi xưa.
Năm ấy Cao Viễn sáu tuổi, lần đầu tiên bái sư học nghệ, hắn đã hiểu được thế nào là uất ức tủi thân, nhẫn nhục cúi đầu. Điều mà một tiểu Thế tử như hắn chưa bao giờ nếm trải. Mùa hè năm đó Cao Triết Hiên bệnh nặng rồi mất, Cao Viễn chính thức trở thành đệ tử của Cơ Minh theo di thư cha hắn đã để lại. Lúc đó trong Cao phủ có một vị Môn khách từng đến đề xuất với Cơ Minh. Môn khách nọ là người biết xem tướng, sờ cốt người, ông ta bảo Cao Viễn có khung xương cứng cáp, lại lĩnh hội nhanh, là một thiên tài luyện võ. Ông mong muốn Cơ Minh có thể dạy cho Cao Viễn trở thành một Tứ Vương gia thứ hai, kiêu dũng và uy vũ trên chiến trường. Khi ấy Cơ Minh chỉ ngồi một bên im lặng lắng nghe, chốc lại nhấp một ngụm trà nhỏ, cười nhẹ. Môn khách nọ thấy điệu cười của lão nửa như vừa ý, nửa khinh thường, ông ta bỗng dưng cảm thấy có chút lạnh sống lưng, có chút sợ hãi khó đoán nên chỉ đành ngượng ngùng nhanh chóng kiếm cớ rồi rời khỏi.
Chẳng biết lời nói của vị Môn khách kia có được lão xem trọng hay không, chỉ biết là trong tối hôm đó, Cơ Minh đã trực tiếp đi đến phòng của Cao Viễn, đặt vào tay hắn một cây bút. Lão không bắt hắn phải cầm đao đánh kiếm, cũng chẳng bắt hắn phải học thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh. Điều đầu tiên Cơ Minh dạy Cao Viễn, ấy vậy mà lại là luyện chữ. Luyện chữ nghe có vẻ nhàn hạ, thảnh thơi, nhưng một khi đã đặt chân lên con đường học tập, mấy ai là không gặp phải khó khăn, gian khổ. Ngày đầu tập viết chữ, lão đã bỏ lại cho hắn một câu, sau đó đi ra khỏi phòng dứt khoát khóa trái cửa:
- "Tĩnh lặng để nghĩ xa, đạm bạc để nuôi chí"(1). Viết cho ta câu này... đủ một nghìn lần! Nếu không chăm chỉ tập viết, từ nay về sau con cũng đừng nghĩ đến việc bước ra khỏi căn phòng này nửa bước!
Cao Viễn sáu tuổi cầm bút còn chưa sõi, không ngờ khi bắt đầu viết lại phải viết nhiều đến như thế. Bị quản giáo nghiêm ngặt, bị bắt ép luyện viết chữ cả ngày lẫn đêm, trong lòng hắn khi ấy quả thật đã từng sinh ra cảm giác buồn chán, thậm chí còn có tâm thế bất mãn. Nhưng lời của Cơ Minh nói, hắn thật sự không dám không tuân theo. "Một ngày làm thầy, cả đời làm cha"(2) từ xưa đến nay cổ nhân vẫn luôn coi đó là đạo làm người. Cao Viễn tuy còn nhỏ, nhưng đạo lý này hắn vẫn hiểu được. Thế nên đối với những yêu cầu của Cơ Minh, hắn cũng chỉ biết nhất nhất nghe theo. Song những tháng ngày sau đó, Cơ Minh vẫn luôn không hài lòng với những gì hắn thể hiện. Nhìn những con chữ trên giấy, lão chỉ lướt mắt qua không quá nửa trang, sắc mặt đã trở nên thâm trầm đáng sợ, hạ thấp giọng, nói:
- Chữ quá xấu! Viết lại!
Lần thứ hai kiểm tra, lão còn không buồn nâng mắt lên nhìn hắn, chỉ đanh mặt lại, ngữ khí có phần lãnh đạm cất tiếng:
- Có vệt nước làm chữ bị nhòa! Viết lại!
Cứ như thế cho đến lần thứ ba, thứ tư... Cơ Minh luôn chỉ ra những điểm không thuận mắt, yêu cầu Cao Viễn phải viết đi viết lại toàn bộ. Lúc ấy hắn vẫn luôn im lặng lắng nghe những lời phê bình từ lão. Chỉ là đôi tay nhỏ bé ở phía sau đã sớm nắm lại thật chặt, giấu đi trạng thái run run và những vết xướt do cầm bút nhiều ngày. Một chút động tĩnh này đương nhiên không qua mắt được lão. Nhưng Cơ Minh rất rõ cây non nếu không uốn nắn từ nhỏ, lớn lên chắc chắn sẽ chẳng ra được hình dạng gì tốt đẹp. Có lẽ lão đã quyết tâm bồi dưỡng hạt mầm này thành một cây đại thụ, tán lá vươn xa không chỉ ở riêng Đông quốc!
...
Cao Viễn sau khi hồi tưởng mọi chuyện, bất giác hắn liền đưa mắt nhìn vào thanh kiếm trong tay. Lưỡi kiếm sắc bén này thật không nên lãng phí chém loạn ở nơi đây. Nó nên được xuất khỏi vỏ bọc và tắm mình trong máu của kẻ thù nơi chiến trường mới đúng!
- Là con suy nghĩ chưa thấu đáo, đã làm cho sư phụ lo lắng! Đồ nhi xin được nhận lỗi với Người!
...
Chú thích:
(1) "Tĩnh lặng để nghĩ xa, đạm bạc để nuôi chí": Câu gốc là "Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ chí viễn". Nghĩa là Không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì không thể nghĩ được xa. Đây là câu danh ngôn có xuất xứ từ "Giới tử thư" - thư viết cho con trai của Gia Cát Lượng.
(2) Một ngày làm thầy, cả đời làm cha: Câu này được lấy từ văn kiện lịch sử Thư Trì Thông Giám. Theo tục lệ cổ truyền Trung Quốc.