Chương : 43
Trong suốt thời gian tôi cứu Nam, triều đình không có bất kỳ cáo thị nào cho hay Thái tử biến mất, vậy chỉ có thể là điều tra tung tích trong âm thầm. Việc tôi gặp Dương Tú Loan tại châu Lạng có lẽ cũng là lúc bọn họ trên đường đi tìm thái tử. Cho đến khi rơi xuống núi, bỗng có một con bồ câu xuất hiện, đó cũng chính là vật nuôi được huấn luyện để đi tìm người. Chính vì thế sau khi phát hiện ra tôi, Lý Đạo Thành đã định giết tôi để tránh hậu họa sau này. Bây giờ tôi mới hiểu ra mọi chuyện quả thật không đơn giản chút nào.
Nhưng còn một vấn đề nữa, nếu Nam đã tỉnh lại, tại sao anh ấy lại không tìm tôi? Rõ ràng anh ấy biết thân phận của tôi nhưng chưa một lần cho người đến gặp. Cứ coi như anh ta là thái tử, không thể tiếp tục yêu một phụ nữ đã có chồng, thì ít ra anh ta cũng nên ban thưởng cho người đã có công cứu mạng anh ta. Chẳng lẽ sau khi được cứu chữa, biết địa vị mình cao quý, anh ta liền không muốn có bất kỳ quan hệ nào với tôi?
Nam mà tôi quen không thể nào là một người như vậy được. Anh ta còn bằng lòng hy sinh mạng sống vì tôi, không lý nào sau khi thoát chết, lại ngoảnh mặt làm ngơ.
Hàng vạn câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu tôi lúc này. Tôi muốn gặp Nam hoặc ít nhất là Nguyễn Sùng để hỏi rõ mọi chuyện, nhưng vốn dĩ không có cơ hội nào.
Nhân lúc Cát cùng anh cả đi bàn chuyện làm ăn với những người ở kinh thành, tôi lén ra ngoài, đi đến bến thuyền trên sông Tô Lịch, hy vọng Nguyễn Sùng sẽ linh cảm được mà tìm lấy tôi.
Tôi đợi trong vòng hai ngày vẫn không thấy bóng dáng Sùng đâu, chỉ có ngày thứ hai là bị Cát kéo về.
“Dạo gần đây cô làm gì mà cứ ra sông Tô Lịch? Hay để hẹn nhân tình?”
Cát chẳng ngần ngại mà buông lời sổ sàng với tôi. Tôi cũng chẳng hơi đâu mà để bụng những lời ấy của anh ta: “Nhân tình của tôi chết rồi, lấy đâu ra mà hẹn. Tôi chỉ là muốn đi chơi thôi.”
“Cô gạt con nít à? Thiếu gì chỗ không chơi, sao cứ phải ra bờ sông ấy?”
“Vậy còn anh, thiếu gì cô gái nguyện ý làm vợ anh, sao cứ phải ép buộc tôi?”
Cuộc cãi vã của tôi và Cát cũng chẳng đi đến đâu vì qua ngày hôm sau chúng tôi lại phải trở về Hải Đông. Tôi thu xếp quần áo mà lòng dạ không yên, chẳng biết làm sao để có thể gặp lại Nguyễn Sùng.
Cả một đêm tôi cứ mãi trằn trọc không ngủ được, trong lòng dường như có linh tính gì đó. Sáng hôm sau đúng thật tôi gặp một con bồ câu đậu trong vườn, rất giống con bồ câu lần trước ở dưới vực. Nhân lúc Cát đi vệ sinh, tôi lật đật ra vườn bắt lấy bồ câu xem xét, dưới chân nó có thư.
“Đề phòng hai người bọn họ. Tôi sẽ tìm gặp cô để giải thích sau.”
Trong thư không ghi tên cũng không nói rõ ràng, nhưng tôi có cảm giác đây là thư của Nguyễn Sùng, còn hai người anh ta nhắc tới không ai khác chính là Lý Đạo Thành và Dương Tú Loan. Tôi vội vàng lấy giấy bút, ghi vài chữ cho anh ta: “Tôi về Hải Đông.” Hy vọng đến lúc anh ta muốn tìm tôi cũng biết vị trí của tôi.
*
* *
Tôi cứ tưởng đâu lần này về lại Hải Đông sẽ khó tránh được việc phải chung đụng với Cát, nào ngờ chính anh ta là người giữ khoảng cách, không mò đến phòng tôi. Mọi người thì không biết lí do đằng sau, chị cả còn nghĩ lí do ăn chay niệm Phật tôi bịa trước đây là thật nên lâu lâu vẫn cứ hay nói với tôi nên dùng lời an ủi Cát để tránh cho anh ấy phát sinh nông nổi mà ra ngoài tìm hoa thơm cỏ lạ. Với tình trạng tôi bây giờ, nếu như có bông hoa nào tự nguyện nhảy vào chậu thay tôi thì tôi còn mang ơn không hết, nói gì đến đề với phòng!
Một tháng sau, Tự Khải từ Diễn Châu gửi thư ra, báo rằng anh ta sắp lên kinh nhậm chức quan, còn cảm ơn tôi rối rít. Cảm nhận được sự vui mừng của Tự Khải, tôi không biết có nên nói thật cho anh biết sự thật hay không. Chỉ e lần này thứ mà em gái mang đến cho anh, chỉ là họa chứ không phải phúc.
Tôi chờ thêm một tháng nữa, vẫn không thấy Nguyễn Sùng tìm đến mình. Lúc này Tự Khải đã vào triều làm quan, nghe đâu được Lễ bộ thượng thư đánh giá rất cao. Tuy chức quan Tự Khải còn thấp, chưa được thiết triều, nhưng vẫn làm việc trong hoàng cung, còn được hoàng thượng cấp phát cho một phủ nhỏ. Tự Khải muốn đón cha mẹ lên kinh ở cùng nhưng cha mẹ tôi từ chối. Cả hai đều một lòng một dạ với đất Diễn Châu, không thích sự ồn ào chốn kinh kỳ. Họ chỉ mong Tự Khải có thể nhanh chóng tìm được một cô vợ để cả hai được bế cháu nội.
Cuối cùng không thể ở yên chờ đợi Nguyễn Sùng được nửa, tôi lấy lí do Tự Khải ăn mừng phủ mới, xin phép anh chị cả cho tôi được lên kinh thành vài ngày. Huỳnh Cát vốn dĩ không cho tôi đi một mình, nhưng công việc ở đây anh không thể sắp xếp được, lại không thể nói rõ ra với anh cả nên đành phải ưng thuận cho tôi. Trước lúc tôi đi, anh còn không quên đe dọa: “Cô mà có bất kỳ hành động gì thì đừng trách tôi!”
Càng lúc tôi đối với Huỳnh Cát càng thêm chán ghét!
Ngồi xe ngựa mà tôi chỉ ước ao mình có phép thần thông để có thể lập tức đến Thăng Long. Không biết Nguyễn Sùng có đến Hải Đông tìm tôi lúc này hay không? Nếu anh ta thật sự đến Hải Đông, còn tôi lại đi Thăng Long, há chẳng phải chúng tôi đang chơi trò đuổi hình bắt bóng đối phương hay sao.
Tôi đến phủ của Tự Khải vào buổi chiều, vừa đúng lúc anh từ hoàng cung về nhà. Trong thấy tôi anh thật sự vui mừng. Đúng thật người đẹp vì lụa, Tự Khải khoác lên người bộ áo quan trong càng phong độ uy nghi hơn. Tối đêm đó gia nhân vẫn còn hối hả chuẩn bị mọi thứ để ăn mừng lễ nhậm chức của Tự Khải ở kinh đô. Tôi trong lòng sốt ruột, liền đến hỏi anh: “Tự Khải, tiệc của anh ngày mai có thái tử không?”
Tự Khải nghe câu hỏi của tôi, đầu tiên là ngạc nhiên, sau đó phì cười: “Em gái hỏi lạ vậy? Anh chỉ là quan ngủ phẩm, làm buổi tiệc nhỏ cùng lắm là một vài vị quan trực tiếp đứng ở trên, còn lại là đồng cấp và bạn hữu, làm sao mời được thái tử chứ.”
“Vậy anh làm quan lâu nay, có gặp qua thái tử chưa?”
“Đến cả thái giám bên cạnh ngài anh còn chưa gặp, nói gì đến ngài ấy.”
“Vậy làm sao để gặp được thái tử?”
Đến lúc này Tự Khải không trả lời tôi nữa, mà quay sang hỏi lại: “Này, em có quen biết thái tử hay sao mà cứ hỏi về ngài ấy?”
Tôi chưng hững đôi lúc, rồi lắc đầu.
“Thái tử thì em chưa, nhưng em gặp qua ba người bên cạnh ngài ấy. Thứ nhất là Dương Tú Loan, con gái Tể tướng, người thứ hai là Lý Đạo Thành, còn người thứ ba thì em không chắc có liên quan đến ngài không, em cũng không biết tên, nhưng đó là một người nho nhã, trên tay lúc nào cũng phe phẫy quạt.”
Tự Khải nghe tôi miêu tả rồi ồ lên: “Em biết nhiều hơn anh rồi đó. Người phe phẫy quạt chắc là Ngô đại nhân, giữ chức Hoàng môn chi hậu, công công trực tiếp hầu hạ bên cạnh hoàng thượng – Ngô Thường Kiệt. Lý Đạo Thành là thuộc hạ dưới trướng của thái tử, còn Dương tiểu thư đó nghe đâu được hoàng thượng rất yêu quý, còn dự định ban hôn cho thái tử để trở thành thái tử phi nhưng cho tới giờ thái tử vẫn chưa đồng ý. Làm cách nào mà em gặp qua ba người họ?”
“Em chỉ là vào cung thỉnh an Nguyên phi nên vô tình gặp thôi. À, vậy còn một đại phu tên Nguyễn Sùng, anh có biết không?”
Tự Khải nhìn tôi đầy đau khổ: “Em à, anh mới nhậm chức chưa đầy một tháng, làm sao có thể biết nhiều như thế.”
Có lẽ do tôi quá sốt ruột nên vô tình đặt quá nhiều hy vọng nơi Tự Khải. Chỉ tiếc anh tôi cũng chỉ là một người bình thường, lần đầu bước chân vào chốn quan trường, hoàn toàn ngây thơ.
“Anh này, mặc dù được người ta cân nhắc ban cho chức quan, nhưng anh cũng nên chú ý trước sau. Hôm nay người ta cho mình lên được thì ngày mai người ta cũng có cách hạ bệ mình. Anh đừng chủ quan mà gây ra chuyện không hay.”
“Anh biết rồi, hôm nay em nói chuyện chẳng khác nào mẹ cả.”
“Anh à, cẩn tắc vô ưu!”
Tôi biết không thể trông chờ vào Tự Khải thêm được điều gì nên cũng không dám làm phiền anh nghĩ ngơi nữa. Không hiểu sao trong lòng tôi vạn phần lo lắng cho Tự Khải. Cứ thà anh vẫn ở nhà, ôm giấc mộng quan trường cả đời nhưng sống an nhàn, còn hơn bước chân vào cung cấm, nguy hiểm lúc nào cũng rình rập trên đầu. Tôi thật sự rất lo!
Hôm sau Tự Khải vẫn vào cung làm việc. Trước khi đi tôi có nhắn nhủ anh, nếu có thể thì tìm gặp một đại phu tên Nguyễn Sùng, thông báo rằng tôi đang ở đây. Dặn thì dặn, nhưng tôi cũng không dám hy vọng nhiều rằng Tự Khải sẽ gặp được Nguyễn Sùng trong ngày hôm nay.
Tôi quanh quẩn trong nhà đến buổi trưa, cuối cùng không chịu nổi nữa, liền quyết định ra ngoài để xem xét tình hình. Nô bộc của Tự Khải muốn tôi dùng kiệu nhưng tôi từ chối. Tôi rảo khắp các phường với hy vọng biết đâu Nguyễn Sùng trốn ra ngoài chơi sẽ tình cờ gặp được tôi. Mải đi, mải suy nghĩ, đến khi trước mắt mình là phủ vương rộng lớn tôi mới dừng bước nhìn lên, bên trên ghi rõ ba chữ “Phụng Càn Phủ”. Tim tôi thoáng chốc như ngừng đập, chút cảm giác trống vắng hiện về. Nơi đây chẳng phải là phủ của Lý Nhật Trung hay sao?
Nếu tôi tìm anh ta nhờ cậy, liệu anh ta có giúp tôi gặp mặt thái tử được hay không?
Tôi lắc đầu cố xua đi ý nghĩ ngốc nghếch của mình. Tôi đã đối xử với Nhật Trung như thế, giờ lại còn dày mặt tìm gặp anh ta để cầu cạnh sự thương hại, liệu có quá trơ trẽn hay không. Thôi, dù thế nào tôi cũng không thể làm như vậy được. Chưa kể hiện tại anh ta có ở trong phủ hay không, hay đang ở trong cung hoặc đang ở chiến trường tôi đều không biết. Tôi đúng thật là hồ đồ quá rồi.
Quanh quẩn đến chiều tôi vẫn không gặp được Sùng hay nghĩ ra cách gì. Nếu cứ thế này e là mấy ngày ngắn ngủi tôi ở lại Thăng Long cũng như công dã tràng mất rồi. Nắng ngày cứ thế mà tắt, tôi đành trở về phủ để phụ Tự Khải cho buổi tiệc đêm nay.
Đúng như những gì Tự Khải nói, tối đêm đó ngoài một số bạn hữu trước đây của Tự Khải ở Diễn Châu thì còn lại tôi đều không biết mặt. Những người lạ ấy cũng chỉ lo chuyện trò cùng nhau chứ nào có để ý đến tôi. Mấy anh bạn của Tự Khải trước đây trông thấy tôi liền hỏi đến việc tôi đi lấy chồng khiến tôi cảm thấy khó chịu, liền tìm cớ để rời đi.
Tôi đã yên vị trên giường, định nghỉ ngơi thì đột nhiên Xuân Mai chạy tới báo tin: “Mợ ba, có khách đến, cậu Khải kêu mợ ra chào.”
Khách? Tiệc sắp tàn rồi mà vẫn còn khách đến. Khách là ai, tôi có quen hay không mà phải ra chào. Dù có chút không hài lòng nhưng tôi vẫn mặc lại y phục, không quên vắt cây trâm của Nam lên tóc rồi vội vã ra nhà ngoài.
Trong buổi tiệc mà không gian lại có vẻ yên ắng đến lạ. Mọi người ngồi tại bàn cũng có vẻ ngại ngùng. Tôi đảo mắt dò tìm, xem vị khách mới đến là ai mà lại có uy đến thế. Nhìn khắp một lượt, tôi cũng nhận ra cố nhân đang ngồi bên cạnh Tự Khải, chẳng ai xa lạ, chính là Lý Nhật Trung!
Tôi như sắp vò nát chiếc khăn tay. Anh ta thân phận cao quý, hà cớ gì lại đại giá quang lâm đến nhà Tự Khải như thế này. Tôi cũng chưa từng nghe Tự Khải nói anh có quan hệ gì với anh, chẳng lẽ… vì tôi?
Tự Khải không biết những rối rắm của tôi cũng như những gì hai chúng tôi đã trải qua. Anh vui vẻ chạy đến kéo tay tôi đến trước mặt Nhật Trung: “Xem em ngạc nhiên chưa kìa. Đó giờ anh không biết em có quen biết với tứ vương gia. Mau hành lễ đi em.”
Tôi siết chặt tay mình, ngẩng mặt nhìn Lý Nhật Trung một khắc rồi cúi đầu: “Dân nữ khấu kiến vương gia!”
Tôi không thấy gương mặt Nhật Trung lúc này, chỉ nghe thanh âm anh, vẫn nhẹ nhàng như lần đầu gặp gỡ: “Đã lâu không gặp, tam phu nhân!”
Nhưng còn một vấn đề nữa, nếu Nam đã tỉnh lại, tại sao anh ấy lại không tìm tôi? Rõ ràng anh ấy biết thân phận của tôi nhưng chưa một lần cho người đến gặp. Cứ coi như anh ta là thái tử, không thể tiếp tục yêu một phụ nữ đã có chồng, thì ít ra anh ta cũng nên ban thưởng cho người đã có công cứu mạng anh ta. Chẳng lẽ sau khi được cứu chữa, biết địa vị mình cao quý, anh ta liền không muốn có bất kỳ quan hệ nào với tôi?
Nam mà tôi quen không thể nào là một người như vậy được. Anh ta còn bằng lòng hy sinh mạng sống vì tôi, không lý nào sau khi thoát chết, lại ngoảnh mặt làm ngơ.
Hàng vạn câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu tôi lúc này. Tôi muốn gặp Nam hoặc ít nhất là Nguyễn Sùng để hỏi rõ mọi chuyện, nhưng vốn dĩ không có cơ hội nào.
Nhân lúc Cát cùng anh cả đi bàn chuyện làm ăn với những người ở kinh thành, tôi lén ra ngoài, đi đến bến thuyền trên sông Tô Lịch, hy vọng Nguyễn Sùng sẽ linh cảm được mà tìm lấy tôi.
Tôi đợi trong vòng hai ngày vẫn không thấy bóng dáng Sùng đâu, chỉ có ngày thứ hai là bị Cát kéo về.
“Dạo gần đây cô làm gì mà cứ ra sông Tô Lịch? Hay để hẹn nhân tình?”
Cát chẳng ngần ngại mà buông lời sổ sàng với tôi. Tôi cũng chẳng hơi đâu mà để bụng những lời ấy của anh ta: “Nhân tình của tôi chết rồi, lấy đâu ra mà hẹn. Tôi chỉ là muốn đi chơi thôi.”
“Cô gạt con nít à? Thiếu gì chỗ không chơi, sao cứ phải ra bờ sông ấy?”
“Vậy còn anh, thiếu gì cô gái nguyện ý làm vợ anh, sao cứ phải ép buộc tôi?”
Cuộc cãi vã của tôi và Cát cũng chẳng đi đến đâu vì qua ngày hôm sau chúng tôi lại phải trở về Hải Đông. Tôi thu xếp quần áo mà lòng dạ không yên, chẳng biết làm sao để có thể gặp lại Nguyễn Sùng.
Cả một đêm tôi cứ mãi trằn trọc không ngủ được, trong lòng dường như có linh tính gì đó. Sáng hôm sau đúng thật tôi gặp một con bồ câu đậu trong vườn, rất giống con bồ câu lần trước ở dưới vực. Nhân lúc Cát đi vệ sinh, tôi lật đật ra vườn bắt lấy bồ câu xem xét, dưới chân nó có thư.
“Đề phòng hai người bọn họ. Tôi sẽ tìm gặp cô để giải thích sau.”
Trong thư không ghi tên cũng không nói rõ ràng, nhưng tôi có cảm giác đây là thư của Nguyễn Sùng, còn hai người anh ta nhắc tới không ai khác chính là Lý Đạo Thành và Dương Tú Loan. Tôi vội vàng lấy giấy bút, ghi vài chữ cho anh ta: “Tôi về Hải Đông.” Hy vọng đến lúc anh ta muốn tìm tôi cũng biết vị trí của tôi.
*
* *
Tôi cứ tưởng đâu lần này về lại Hải Đông sẽ khó tránh được việc phải chung đụng với Cát, nào ngờ chính anh ta là người giữ khoảng cách, không mò đến phòng tôi. Mọi người thì không biết lí do đằng sau, chị cả còn nghĩ lí do ăn chay niệm Phật tôi bịa trước đây là thật nên lâu lâu vẫn cứ hay nói với tôi nên dùng lời an ủi Cát để tránh cho anh ấy phát sinh nông nổi mà ra ngoài tìm hoa thơm cỏ lạ. Với tình trạng tôi bây giờ, nếu như có bông hoa nào tự nguyện nhảy vào chậu thay tôi thì tôi còn mang ơn không hết, nói gì đến đề với phòng!
Một tháng sau, Tự Khải từ Diễn Châu gửi thư ra, báo rằng anh ta sắp lên kinh nhậm chức quan, còn cảm ơn tôi rối rít. Cảm nhận được sự vui mừng của Tự Khải, tôi không biết có nên nói thật cho anh biết sự thật hay không. Chỉ e lần này thứ mà em gái mang đến cho anh, chỉ là họa chứ không phải phúc.
Tôi chờ thêm một tháng nữa, vẫn không thấy Nguyễn Sùng tìm đến mình. Lúc này Tự Khải đã vào triều làm quan, nghe đâu được Lễ bộ thượng thư đánh giá rất cao. Tuy chức quan Tự Khải còn thấp, chưa được thiết triều, nhưng vẫn làm việc trong hoàng cung, còn được hoàng thượng cấp phát cho một phủ nhỏ. Tự Khải muốn đón cha mẹ lên kinh ở cùng nhưng cha mẹ tôi từ chối. Cả hai đều một lòng một dạ với đất Diễn Châu, không thích sự ồn ào chốn kinh kỳ. Họ chỉ mong Tự Khải có thể nhanh chóng tìm được một cô vợ để cả hai được bế cháu nội.
Cuối cùng không thể ở yên chờ đợi Nguyễn Sùng được nửa, tôi lấy lí do Tự Khải ăn mừng phủ mới, xin phép anh chị cả cho tôi được lên kinh thành vài ngày. Huỳnh Cát vốn dĩ không cho tôi đi một mình, nhưng công việc ở đây anh không thể sắp xếp được, lại không thể nói rõ ra với anh cả nên đành phải ưng thuận cho tôi. Trước lúc tôi đi, anh còn không quên đe dọa: “Cô mà có bất kỳ hành động gì thì đừng trách tôi!”
Càng lúc tôi đối với Huỳnh Cát càng thêm chán ghét!
Ngồi xe ngựa mà tôi chỉ ước ao mình có phép thần thông để có thể lập tức đến Thăng Long. Không biết Nguyễn Sùng có đến Hải Đông tìm tôi lúc này hay không? Nếu anh ta thật sự đến Hải Đông, còn tôi lại đi Thăng Long, há chẳng phải chúng tôi đang chơi trò đuổi hình bắt bóng đối phương hay sao.
Tôi đến phủ của Tự Khải vào buổi chiều, vừa đúng lúc anh từ hoàng cung về nhà. Trong thấy tôi anh thật sự vui mừng. Đúng thật người đẹp vì lụa, Tự Khải khoác lên người bộ áo quan trong càng phong độ uy nghi hơn. Tối đêm đó gia nhân vẫn còn hối hả chuẩn bị mọi thứ để ăn mừng lễ nhậm chức của Tự Khải ở kinh đô. Tôi trong lòng sốt ruột, liền đến hỏi anh: “Tự Khải, tiệc của anh ngày mai có thái tử không?”
Tự Khải nghe câu hỏi của tôi, đầu tiên là ngạc nhiên, sau đó phì cười: “Em gái hỏi lạ vậy? Anh chỉ là quan ngủ phẩm, làm buổi tiệc nhỏ cùng lắm là một vài vị quan trực tiếp đứng ở trên, còn lại là đồng cấp và bạn hữu, làm sao mời được thái tử chứ.”
“Vậy anh làm quan lâu nay, có gặp qua thái tử chưa?”
“Đến cả thái giám bên cạnh ngài anh còn chưa gặp, nói gì đến ngài ấy.”
“Vậy làm sao để gặp được thái tử?”
Đến lúc này Tự Khải không trả lời tôi nữa, mà quay sang hỏi lại: “Này, em có quen biết thái tử hay sao mà cứ hỏi về ngài ấy?”
Tôi chưng hững đôi lúc, rồi lắc đầu.
“Thái tử thì em chưa, nhưng em gặp qua ba người bên cạnh ngài ấy. Thứ nhất là Dương Tú Loan, con gái Tể tướng, người thứ hai là Lý Đạo Thành, còn người thứ ba thì em không chắc có liên quan đến ngài không, em cũng không biết tên, nhưng đó là một người nho nhã, trên tay lúc nào cũng phe phẫy quạt.”
Tự Khải nghe tôi miêu tả rồi ồ lên: “Em biết nhiều hơn anh rồi đó. Người phe phẫy quạt chắc là Ngô đại nhân, giữ chức Hoàng môn chi hậu, công công trực tiếp hầu hạ bên cạnh hoàng thượng – Ngô Thường Kiệt. Lý Đạo Thành là thuộc hạ dưới trướng của thái tử, còn Dương tiểu thư đó nghe đâu được hoàng thượng rất yêu quý, còn dự định ban hôn cho thái tử để trở thành thái tử phi nhưng cho tới giờ thái tử vẫn chưa đồng ý. Làm cách nào mà em gặp qua ba người họ?”
“Em chỉ là vào cung thỉnh an Nguyên phi nên vô tình gặp thôi. À, vậy còn một đại phu tên Nguyễn Sùng, anh có biết không?”
Tự Khải nhìn tôi đầy đau khổ: “Em à, anh mới nhậm chức chưa đầy một tháng, làm sao có thể biết nhiều như thế.”
Có lẽ do tôi quá sốt ruột nên vô tình đặt quá nhiều hy vọng nơi Tự Khải. Chỉ tiếc anh tôi cũng chỉ là một người bình thường, lần đầu bước chân vào chốn quan trường, hoàn toàn ngây thơ.
“Anh này, mặc dù được người ta cân nhắc ban cho chức quan, nhưng anh cũng nên chú ý trước sau. Hôm nay người ta cho mình lên được thì ngày mai người ta cũng có cách hạ bệ mình. Anh đừng chủ quan mà gây ra chuyện không hay.”
“Anh biết rồi, hôm nay em nói chuyện chẳng khác nào mẹ cả.”
“Anh à, cẩn tắc vô ưu!”
Tôi biết không thể trông chờ vào Tự Khải thêm được điều gì nên cũng không dám làm phiền anh nghĩ ngơi nữa. Không hiểu sao trong lòng tôi vạn phần lo lắng cho Tự Khải. Cứ thà anh vẫn ở nhà, ôm giấc mộng quan trường cả đời nhưng sống an nhàn, còn hơn bước chân vào cung cấm, nguy hiểm lúc nào cũng rình rập trên đầu. Tôi thật sự rất lo!
Hôm sau Tự Khải vẫn vào cung làm việc. Trước khi đi tôi có nhắn nhủ anh, nếu có thể thì tìm gặp một đại phu tên Nguyễn Sùng, thông báo rằng tôi đang ở đây. Dặn thì dặn, nhưng tôi cũng không dám hy vọng nhiều rằng Tự Khải sẽ gặp được Nguyễn Sùng trong ngày hôm nay.
Tôi quanh quẩn trong nhà đến buổi trưa, cuối cùng không chịu nổi nữa, liền quyết định ra ngoài để xem xét tình hình. Nô bộc của Tự Khải muốn tôi dùng kiệu nhưng tôi từ chối. Tôi rảo khắp các phường với hy vọng biết đâu Nguyễn Sùng trốn ra ngoài chơi sẽ tình cờ gặp được tôi. Mải đi, mải suy nghĩ, đến khi trước mắt mình là phủ vương rộng lớn tôi mới dừng bước nhìn lên, bên trên ghi rõ ba chữ “Phụng Càn Phủ”. Tim tôi thoáng chốc như ngừng đập, chút cảm giác trống vắng hiện về. Nơi đây chẳng phải là phủ của Lý Nhật Trung hay sao?
Nếu tôi tìm anh ta nhờ cậy, liệu anh ta có giúp tôi gặp mặt thái tử được hay không?
Tôi lắc đầu cố xua đi ý nghĩ ngốc nghếch của mình. Tôi đã đối xử với Nhật Trung như thế, giờ lại còn dày mặt tìm gặp anh ta để cầu cạnh sự thương hại, liệu có quá trơ trẽn hay không. Thôi, dù thế nào tôi cũng không thể làm như vậy được. Chưa kể hiện tại anh ta có ở trong phủ hay không, hay đang ở trong cung hoặc đang ở chiến trường tôi đều không biết. Tôi đúng thật là hồ đồ quá rồi.
Quanh quẩn đến chiều tôi vẫn không gặp được Sùng hay nghĩ ra cách gì. Nếu cứ thế này e là mấy ngày ngắn ngủi tôi ở lại Thăng Long cũng như công dã tràng mất rồi. Nắng ngày cứ thế mà tắt, tôi đành trở về phủ để phụ Tự Khải cho buổi tiệc đêm nay.
Đúng như những gì Tự Khải nói, tối đêm đó ngoài một số bạn hữu trước đây của Tự Khải ở Diễn Châu thì còn lại tôi đều không biết mặt. Những người lạ ấy cũng chỉ lo chuyện trò cùng nhau chứ nào có để ý đến tôi. Mấy anh bạn của Tự Khải trước đây trông thấy tôi liền hỏi đến việc tôi đi lấy chồng khiến tôi cảm thấy khó chịu, liền tìm cớ để rời đi.
Tôi đã yên vị trên giường, định nghỉ ngơi thì đột nhiên Xuân Mai chạy tới báo tin: “Mợ ba, có khách đến, cậu Khải kêu mợ ra chào.”
Khách? Tiệc sắp tàn rồi mà vẫn còn khách đến. Khách là ai, tôi có quen hay không mà phải ra chào. Dù có chút không hài lòng nhưng tôi vẫn mặc lại y phục, không quên vắt cây trâm của Nam lên tóc rồi vội vã ra nhà ngoài.
Trong buổi tiệc mà không gian lại có vẻ yên ắng đến lạ. Mọi người ngồi tại bàn cũng có vẻ ngại ngùng. Tôi đảo mắt dò tìm, xem vị khách mới đến là ai mà lại có uy đến thế. Nhìn khắp một lượt, tôi cũng nhận ra cố nhân đang ngồi bên cạnh Tự Khải, chẳng ai xa lạ, chính là Lý Nhật Trung!
Tôi như sắp vò nát chiếc khăn tay. Anh ta thân phận cao quý, hà cớ gì lại đại giá quang lâm đến nhà Tự Khải như thế này. Tôi cũng chưa từng nghe Tự Khải nói anh có quan hệ gì với anh, chẳng lẽ… vì tôi?
Tự Khải không biết những rối rắm của tôi cũng như những gì hai chúng tôi đã trải qua. Anh vui vẻ chạy đến kéo tay tôi đến trước mặt Nhật Trung: “Xem em ngạc nhiên chưa kìa. Đó giờ anh không biết em có quen biết với tứ vương gia. Mau hành lễ đi em.”
Tôi siết chặt tay mình, ngẩng mặt nhìn Lý Nhật Trung một khắc rồi cúi đầu: “Dân nữ khấu kiến vương gia!”
Tôi không thấy gương mặt Nhật Trung lúc này, chỉ nghe thanh âm anh, vẫn nhẹ nhàng như lần đầu gặp gỡ: “Đã lâu không gặp, tam phu nhân!”