Chương 17: Khác thường hay không
Khác thường hay không?
......
Các học sinh khoá 10 được sử dụng khuôn viên mới của trường Trung học Phổ thông Số 8. Khuôn viên cũ mang phong cách dân quốc kiểu Tây hoàn toàn dành cho học sinh lưu ban sử dụng, khiến Du Nhậm nhiều lúc thở dài vì để vuột mất con đường rợp mát bóng cây và khung cảnh trang nhã tĩnh mịch.
Ngồi trong ngôi trường Số 8 - một khu tổng hợp mới cách trung tâm thành phố 30 km, phóng tầm mắt ra xa thấy toàn là bê tông cốt thép mới xây, đất vàng chưa kịp dọn sạch và những cây long não nhỏ chưa kịp cao đến người.
Du Nhậm ngày nào cũng đi đi về về bằng xe của lớp, nhìn ra ngoài cửa sổ xe mà như có cảm giác bị thành phố lưu đày. Khói lửa nhân gian của Bách Châu mang cảm giác cổ kính như một lục địa cũ, từng khu công nghệ, khu phát triển cho đến từng khu công nghệ cao đều rải rác xung quanh như những ốc đảo biệt lập.
Nằm trong lòng thành phố cổ, tiệm hoành thánh của nhà Hoài Phong Niên có tên "Phong Niên Hương". Sau khi trở lại trần gian, Du Nhậm muốn đi một chuyến trước lời mời của Hoài Phong Niên - người xếp hạng 40/60 trong bài kiểm tra xếp lớp.
Mang hoành thánh lên cho Du Nhậm, Hoài Phong Niên không còn tâm trí đọc sách nữa, cô thắt dây tạp dề giúp mẹ bưng bê, dọn bát và lau bàn, động tác thu tiền và tìm tiền lẻ của Tóc Xoăn vừa nhanh ngọn vừa thành tục.
Đợi Du Nhậm chầm chậm ăn xong, công việc kinh doanh buổi sáng của "Phong Niên Hương" bước vào khoảng thời gian vắng vẻ sau 9h30 sáng.
"Thế nào, có ngon không?" Tóc Xoăn nhìn Du Nhậm, người có thứ hạng đứng đầu lớp: "Là mình gói đó." Sau giờ học, Hoài Phong Niên luôn nhanh chóng hoàn thành bài tập trong ngày, sau đó giúp mẹ gói hoành thánh trong 2 tiếng dùng làm dự phòng. Khéo tay hay làm từ nhỏ, nay đã đạt đến trình độ hoàn hảo, từng bông hoành thánh nở ra trong lòng bàn tay cô như những nhị hoa nhỏ đang trong một chuỗi dây chuyền sản xuất,
"Ngon quá." Du Nhậm thành thật nói: "Rất tươi."
"Đúng nhỉ, hành tây những tiệm khác được chiên qua dầu mới cho vào gói, mình bảo mẹ đừng làm thế, cái mùi như chuối đó sẽ làm loãng mùi thơm của rau tể." Hoài Phong Niên cởi tạp dề, ngồi đối diện Du Nhậm: "Mình cứ tưởng cậu vào lớp thực nghiệm, không ngờ lại bị xếp vào lớp bình thường."
Du Nhậm là người đứng thứ 41 toàn trường trong bài kiểm tra xếp lớp, ngoài top 10 trong kỳ thi tuyển sinh, 40 người đứng đầu trong bài kiểm tra xếp lớp sẽ được vào lớp thực nghiệm.
Nghe nói những người tới đây không chỉ là những học sinh mũi nhọn của thành phố Bách Châu, mà còn có những "quái vật" giỏi giang đến từ các quận huyện xung quanh, vì vậy, ngay cả người đứng thứ 20 trong kỳ thi tuyển sinh của thành phố cũng sẽ bị chen xuống.
Ngập mình trong lớp luyện thi suốt kỳ nghỉ hè, Du Nhậm chỉ vì thiếu điểm câu hỏi trắc nghiệm đã trở thành học sinh đứng đầu trong lớp bình thường. Vì chuyện này, Du Hiểu Mẫn tức giận không thể nuốt trôi cơm những hai ngày: "Con có biết không? Đây là khởi đầu cho sự khác biệt trong cuộc sống giữa con và các bạn khác."
Du Nhậm thì lại rất lạc quan: "Lớp đó vượt quá xa tầm với của con, chân lớn thế nào thì xỏ giày cỡ ấy vậy."
"Cũng tốt mà, bầu không khí trong lớp này tốt đẹp hơn trong lớp luyện thi mùa hè đó của chúng ta." Lời này của Du Nhậm cũng khiến Hoài Phong Niên đồng cảm: "Chúng ta sẽ là những nhân tài bình thường, hơn nữa, hầu hết những người trong lớp thực nghiệm sau này sẽ ra nước ngoài bồi dưỡng thêm, ở lại đó xây dựng chủ nghĩa tư bản."
Sau này, Du Nhậm phát hiện ra lý do Hoài Phong Niên nói chuyện "có hơi thở trí tuệ nức mũi" hơn các học sinh khác vì cha cô là hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở nông thôn, dạy môn chính trị. "Vì mình đến Bách Châu học nên mẹ mình cùng đến và mở quán hoành thánh. Nói thật, mình chỉ muốn vừa bán hoành thánh vừa học suốt cả đời."
Dù là chữa bệnh cho người dân ở Bệnh viện Trung ương Thành phố hay bán hoành thánh trước cổng trường Số 8, bậc phụ huynh nào cũng kỳ vọng con gái mình sẽ thành tài. Quả nhiên, cuộc trò chuyện giữa Hoài Phong Niên và Du Nhậm bị ánh mắt bất mãn của mẹ Hoài Phong Niên cắt ngang.
Bắt gặp ánh mắt ấy, Du Nhậm cười với Hoài Phong Niên: "Vậy mình về đây." Sau đó gõ lên bàn, để lại cuốn "Huyền thoại về những anh hùng giải ngân hà" mà Hoài Phong Niên đã thèm nhỏ dãi từ lâu.
Hoài Phong Niên khẩn trương giấu cuốn sách, Du Nhậm đưa một ít tiền lẻ cho mẹ của Hoài Phong Niên: "Cám ơn cô, ngon lắm ạ."
"Ôi dào, cháu là bạn cùng lớp của Hoài Phong Niên, đừng khách sáo như vậy." Mẹ của Hoài Phong Niên kiên quyết không nhận tiền, nhưng Du Nhậm vẫn lịch sự nài nỉ: "Cô ơi, nếu cô khách sáo thế, lần sau cháu không dám đến ăn nữa đâu." Cuối cùng mẹ của Tóc Xoăn đành nhận lấy, nói: "Lần sau đến nữa nhé."
Đi được hơn mười mét, cô nghe thấy giọng nói của Hoài Phong Niên từ phía sau, Tóc Xoăn đẩy gọng kính xuống, dúi lại đồng ba tệ vào tay Du Nhậm: "Đã nói là mình đãi, cậu làm vậy là không coi mình là bạn đấy."
"Nếu không coi cậu là bạn, mình đã không mượn lại bộ 'Huyền thoại về những anh hùng giải ngân hà' đó."
Du Nhậm cũng hỏi cảm nghĩ của Hoài Phong Niên về cuốn sách sâu sắc của Kant. Tóc Xoăn đang ở độ tuổi lẽ ra đang học lớp 8, nhưng tâm trí lại giống một thanh niên 18, 19 tuổi:"Bố mình dạy môn chính trị, trong nhà không có gì khác ngoài những cuốn sách cũ này. Thực ra mình chỉ đọc nửa hiểu nửa không." Và đó là cách Du Nhậm mượn cuốn sách.
Quay đầu lại nhìn người mẹ đang lau mặt bàn bên ngoài tiệm "Phong Niên Hương", Hoài Phong Niên nhàn nhạt nói: "Mình có thể mời một bát hoành thánh, tiền công mình làm cho gia đình đâu phải chỉ có ba tệ hày." Ngay cả một người giúp việc cũng có thể kiếm được ít nhất 600 tệ một tháng.
Trên khuôn mặt cô bé 13 tuổi sáng lên sự nhạy cảm rõ rệt đối với nhân tình thế thái, thấy Du Nhậm như khó hiểu, Tóc Xoăn vỗ vai cô: "Để lần sau nói tiếp, mình về trước đây, cảm ơn cậu."
Thói quen nghiền ngẫm về "con người" của Du Nhậm lại ập đến, cô vừa đi vừa nghĩ về sự khác biệt của Hoài Phong Niên: Hoài Phong Niên kém mình hai tuổi, năm tuổi đã bắt đầu học chế độ tiểu học 5 năm ở nông thôn, chứng tỏ cả nhà kỳ vọng rất cao vào bạn ấy; mẹ bạn ấy rõ ràng đến Bách Châu chăm bạn ấy học, tiện thể mở tiệm hoành thánh, nhưng tại sao ngày nào cũng nhờ con gái đi làm phụ giúp? Tại sao Hoài Phong Niên lại nói "không chỉ có ba tệ này"?
Cô đi đến một kết luận mơ hồ: Xem ra mẹ Hoài Phong Niên coi trọng cửa tiệm hơn con gái mình. Cho nên, có lẽ "đi cùng" chỉ là một lý do êm tai. Các bậc cha mẹ luôn thích dán thêm chiêu bài "Tôi phải làm điều này vì lợi ích của con tôi" vào công việc của mình. Ngược lại, sự tức giận của Du Hiểu Mẫn khi Du Nhậm không được vào lớp thực nghiệm mới là cảm xúc chân thực.
Không chỉ nghĩ đến Hoài Phong Niên, Du Nhậm còn quan sát các giáo viên bộ môn và các bạn học khác, nhưng chiếm phần nhiều và lật đi lật lại không biết bao nhiêu lần vẫn là Bạch Mão Sinh.
Bạch Mão Sinh nói được làm được, cô đều đặn đến thăm Du Nhậm vào cuối tuần trong suốt hai tháng, hôm nay cũng không ngoại lệ. Du Nhậm cảm thấy cuối tuần này sẽ trôi qua vô cùng mãn nguyện.
Mái tóc tím của cục bột nếp đã nhuộm lại màu đen, trở lại làm viên bột nếp lăn vừng, kể khổ với Du Nhậm trong bộ quần áo thể thao giản dị: "Sư phụ và mẹ mình năm lần bảy lượt không cho mình trưng diện khác thường, mình không biết tại sao thế này lại bị coi là khác thường?"
Bạch Mão Sinh nói, trường kịch và trường Nhân tài rất khác nhau, có người chưa đầy mười tuổi đã đi học, tuổi của cô cũng tính là khá lớn. Cũng may kỹ năng của cô không bị mai một qua nhiều năm, tứ công ngũ pháp* vẫn ngon lành, vì là học sinh nhập thất của Vương Lê nên được giáo viên đánh giá cao hơn bình thường.
*Tứ công ngũ pháp: Trong kinh kịch, tứ công là "hát" (hát ca khúc), "đọc" (nói nhạc), "biểu diễn" (biểu diễn hình thể giống khiêu vũ), "chiến đấu" (nhào lộn, ngã, v.v.)". Ngũ pháp là "tay" (cử chỉ), "mắt" (ánh mắt), "thân thể" (cơ thể), "hành tẩu" (bước đi trên sân khấu) và "phương pháp" (biểu đạt biểu cảm cụ thể kết hợp của bốn pháp trên)."
"Nói về khác thường, những người đi phá thai, uống rượu vào lúc nửa đêm và trốn đi yêu đương với bạn trai có tính là khác thường không?" Với tâm hồn trẻ con khi so sánh với các cô chị cô em xung quanh ở phạm vi gần, Bạch Mão Sinh nhận thấy mình như một mầm non xanh mướt tỏa ngát hương chanh, nếu không tính đến chiều cao.
"Sư phụ và mẹ cậu là đang phòng còn hơn tránh, nếu cậu nếm được vị ngọt của phong cách ăn mặc khác thường, e rằng sau này sẽ khó lòng kìm hãm." Du Nhậm ném bài tập sang một bên để trò chuyện với Bạch Mão Sinh, lần nào hai người cũng gặp nhau ở McDonald's và KFC nhiều nhất được hai tiếng, vì buổi chiều Du Nhậm phải về nhà học thêm.
Trên cổ là viên ngọc bích hình giọt nước do chính tay Bạch Mão Sinh mài giũa, hai chân của Du Nhậm và Bạch Mão Sinh dưới gầm bàn thi thoảng lại lặng lẽ chạm vào nhau, khi trò chuyện vui vẻ sẽ đá qua đá lại.
Đến khi chuẩn bị chia tay, Bạch Mão Sinh luôn trở nên căng thẳng, dẫn Du Nhậm ra đến bến xe, nhìn bạn mình rời đi rồi về nhà. Hai giờ đó là khoảng thời gian xoa bóp tinh thần sâu sắc đối với Bạch Mão Sinh, cô có thể tạm thời đặt xuống lối sống riêng tư lập dị của những người bạn cùng lớp trong trường kịch, tiếp tục đắm chìm trong thế giới thuần khiết của cuộc sống trung học bình thường.
Du Nhậm không khác thường và Bạch Mão Sinh có chút muốn khác thường không hoàn toàn tách biệt, bởi vì Bạch Mão Sinh không còn vướng vào bất kỳ cuộc tình nào nữa.
Khi Du Nhậm ngồi xuống trước mặt Bạch Mão Sinh, cô không tiện đào sâu hơn về cô chị em học trường trung học Số 23 từng đè Bạch Mão Sinh lên tường thơm mặt ấy bây giờ đang ở đâu? Trước khi lên xe, cô giả vờ hỏi vu vơ: Chị gái học trường Số 23 ấy của cậu đến Thâm Quyến thật sao?
Bạch Mão Sinh trả lời: "Chị nào?" Cuộc trò chuyện kết thúc.
Khi Bạch Mão Sinh ở nhà, cô hầu như không gặp được mẹ, bây giờ nếu có thời gian cô luôn chạy đến chỗ sư phụ. Mẹ cô lo Vương Lê ăn không no, ngủ không ngon nên thi thoảng lại đích thân hộ tống Vương Lê đi tỉnh kiểm tra chỉ số sức khoẻ.
Hầu như những hôm mẹ không có ở nhà, Bạch Mão Sinh thường muốn ngủ nướng một giấc thật đẫy, nhưng hôm nay trước khi mở cửa, cô nghe thấy giọng mẹ ngâm nga bài "Tiễn biệt tuổi mười tám". Bạch Mão Sinh mở cửa trong lời hát "Hỉ thước có đôi có cặp trước cửa nhà", mẹ cô quái lạ liếc nhìn con gái một cái, tầm mắt dừng lại nhìn Vương Lê đang ngồi thưởng thức trên ghế sofa: "Trời ơi, không hát nữa không hát nữa, quên hết rồi."
Ngồi trên sofa, Vương Lê ngâm nga tiếp, nhẹ nhàng như gió thoảng mây bay: "Hỉ thước luôn báo tin vui, cung hỉ Mão Sinh về nhà bình an vô sự." Cong đầu ngón tay lên, khoan thai chỉ vào học sinh: "Cuối tuần được nghỉ, về nhà cũng không tích cực lắm nhỉ."
Bạch Mão Sinh thường ở trường, cuối tuần mới về nhà, cô đi thẳng đến tủ lạnh tìm thứ gì ăn: "Con về muộn một chút, để đôi hồng nhạn là mẹ và sư phụ khỏi phải xa nhau." Đã nói đùa thành quen, ban đầu mẹ Triệu Lan sẽ tức giận gõ đầu con gái, nhưng dần dà cũng thẳng thắn thừa nhận: "Nếu không phải vì nấu đồ ăn ngon cho con, mẹ thật sự sẽ có đôi có cặp bay xa cùng sư phụ con."
Vương Lê bưng tách trà giả vờ uống, nhưng từ phía sau có thể thấy chóp tai cô có đám mây vừa bay ra khỏi hang động. Con đã lớn, cô và sư muội phải chọn thời gian thích hợp bàn bạc về dự định của họ với Mão Sinh.
Mão Sinh lấy vài lát thịt bò sốt tương trong tủ lạnh ra giải đói, nhảy lên sofa, đá dép đi, hai chân đặt trên đùi sư phụ. Vương Lê vỗ đôi chân của cô bé: "Hôi quá." Bạch Mão Sinh lập tức đổi chân thành đầu, dựa đầu lên đùi sư phụ, nhìn chằm chằm TV: "Sư phụ, giường trên trường học quá cứng, con không quen."
"Giáo viên chủ nhiệm nói con đọc ngược thoại trong lớp, chỉ biết gây rắc rối à?" Vương Lê ngẩng đầu nhìn sư muội, Triệu Lan rót nước cho cô: "Có bản lĩnh thì bước lùi trong lớp vận động cơ thể đi."
Đôi mắt đen long lanh của Bạch Mão Sinh nhìn sư phụ, rồi lại nhìn mẹ mình, do dự muốn nói gì đó rồi lại thôi, cuối cùng chỉ quay người áp vào bụng Vương Lê: "Haiz."
Khi chờ có cơm ăn, cô bé phát ra tiếng ngáy khe khẽ, Vương Lê rời đi, lót đệm và đắp chăn cho cô, lặng lẽ đi vào bếp kéo cửa kính lại.
Vương Lê giúp sư muội tước đỗ: "Hay là, đợi con bé trưởng thành?"
"Vậy biết phải chờ đến lúc nào? Cao lớn đến vậy, mà tâm hồn vẫn như con nít" Triệu Lan nhìn con gái đang ngủ say sưa ngoài cửa: "Em nghĩ... chỉ cần... không ảnh hưởng tới công việc là được." Những ngày tháng cùng nhau rửa tay nấu canh càng dài lâu, Triệu Lan càng không muốn buông tay.
Cô tắt vòi nước, nói nhỏ: "Tốt nhất vẫn đừng nên nói cho con bé, em..." Triệu Lan luôn thoải mái những khi chỉ có hai người với nhau, song lúc này cô rất ngại đối mặt với con gái mình: "Em vẫn hy vọng con bé không bị ảnh hưởng, chỉ cần con bé sau này vui vẻ làm việc trong đoàn kịch và ở với chúng ta cho đến khi gả đi".
Tuy vẫn hối hận ngày xưa giận dỗi, đi yêu rồi kết hôn, đứa trẻ thì đang phát triển còn cao hơn cả cô, Triệu Lan chấp nhận số phận và cũng chấp nhận nhân duyên, đồng thời chấp nhận những quy tắc chung trong việc nuôi dạy con gái trong thế giới ngày nay, "Có công việc ổn định, gả cho một người tử tế, sinh một đứa con và sống hạnh phúc qua ngày."
Vương Lê âm thầm giúp đỡ, cô đã thành thạo kỹ thuật tước vỏ đỗ. Triệu Lan nắm lấy ngón trỏ của Vương Lê, kèm theo khuôn mặt tươi cười: "Cũng không phải em quyết định, mà là đang bàn bạc với chị." Cô cảm nhận được cảm xúc đang dao động của sư tỷ: "Con bé cũng có tình cảm với ông Bạch, em sợ con bé sẽ bị sốc... không dễ có kết quả tốt."
Sư tỷ đưa mu bàn tay của Triệu Lan lên chạm vào môi, tay Triệu Lan run run, lườm sư tỷ, thu tay lại.
"Cũng đừng coi con bé là một đứa trẻ, chị dạy con bé biết bao năm qua nên chị biết, trong lòng Mão Sinh đang có một ai đó." Vương Lê cười khổ, bắt gặp ánh mắt kinh ngạc của Triệu Lan, gật đầu: "Bé Du Nhậm."
Tay trái sư muội không cầm chắc chiếc thìa, đập vào thành nồi rồi đánh rơi xuống sàn bếp, không thể tin được, cô nhìn Bạch Mão Sinh: "Không thể... không thể nào? Mới 15 tuổi, mà... mà đã khác thường như vậy?"
"A Lan à, em yêu đương đến mất trí sao, chị thì không khác thường à?"
......
......
Các học sinh khoá 10 được sử dụng khuôn viên mới của trường Trung học Phổ thông Số 8. Khuôn viên cũ mang phong cách dân quốc kiểu Tây hoàn toàn dành cho học sinh lưu ban sử dụng, khiến Du Nhậm nhiều lúc thở dài vì để vuột mất con đường rợp mát bóng cây và khung cảnh trang nhã tĩnh mịch.
Ngồi trong ngôi trường Số 8 - một khu tổng hợp mới cách trung tâm thành phố 30 km, phóng tầm mắt ra xa thấy toàn là bê tông cốt thép mới xây, đất vàng chưa kịp dọn sạch và những cây long não nhỏ chưa kịp cao đến người.
Du Nhậm ngày nào cũng đi đi về về bằng xe của lớp, nhìn ra ngoài cửa sổ xe mà như có cảm giác bị thành phố lưu đày. Khói lửa nhân gian của Bách Châu mang cảm giác cổ kính như một lục địa cũ, từng khu công nghệ, khu phát triển cho đến từng khu công nghệ cao đều rải rác xung quanh như những ốc đảo biệt lập.
Nằm trong lòng thành phố cổ, tiệm hoành thánh của nhà Hoài Phong Niên có tên "Phong Niên Hương". Sau khi trở lại trần gian, Du Nhậm muốn đi một chuyến trước lời mời của Hoài Phong Niên - người xếp hạng 40/60 trong bài kiểm tra xếp lớp.
Mang hoành thánh lên cho Du Nhậm, Hoài Phong Niên không còn tâm trí đọc sách nữa, cô thắt dây tạp dề giúp mẹ bưng bê, dọn bát và lau bàn, động tác thu tiền và tìm tiền lẻ của Tóc Xoăn vừa nhanh ngọn vừa thành tục.
Đợi Du Nhậm chầm chậm ăn xong, công việc kinh doanh buổi sáng của "Phong Niên Hương" bước vào khoảng thời gian vắng vẻ sau 9h30 sáng.
"Thế nào, có ngon không?" Tóc Xoăn nhìn Du Nhậm, người có thứ hạng đứng đầu lớp: "Là mình gói đó." Sau giờ học, Hoài Phong Niên luôn nhanh chóng hoàn thành bài tập trong ngày, sau đó giúp mẹ gói hoành thánh trong 2 tiếng dùng làm dự phòng. Khéo tay hay làm từ nhỏ, nay đã đạt đến trình độ hoàn hảo, từng bông hoành thánh nở ra trong lòng bàn tay cô như những nhị hoa nhỏ đang trong một chuỗi dây chuyền sản xuất,
"Ngon quá." Du Nhậm thành thật nói: "Rất tươi."
"Đúng nhỉ, hành tây những tiệm khác được chiên qua dầu mới cho vào gói, mình bảo mẹ đừng làm thế, cái mùi như chuối đó sẽ làm loãng mùi thơm của rau tể." Hoài Phong Niên cởi tạp dề, ngồi đối diện Du Nhậm: "Mình cứ tưởng cậu vào lớp thực nghiệm, không ngờ lại bị xếp vào lớp bình thường."
Du Nhậm là người đứng thứ 41 toàn trường trong bài kiểm tra xếp lớp, ngoài top 10 trong kỳ thi tuyển sinh, 40 người đứng đầu trong bài kiểm tra xếp lớp sẽ được vào lớp thực nghiệm.
Nghe nói những người tới đây không chỉ là những học sinh mũi nhọn của thành phố Bách Châu, mà còn có những "quái vật" giỏi giang đến từ các quận huyện xung quanh, vì vậy, ngay cả người đứng thứ 20 trong kỳ thi tuyển sinh của thành phố cũng sẽ bị chen xuống.
Ngập mình trong lớp luyện thi suốt kỳ nghỉ hè, Du Nhậm chỉ vì thiếu điểm câu hỏi trắc nghiệm đã trở thành học sinh đứng đầu trong lớp bình thường. Vì chuyện này, Du Hiểu Mẫn tức giận không thể nuốt trôi cơm những hai ngày: "Con có biết không? Đây là khởi đầu cho sự khác biệt trong cuộc sống giữa con và các bạn khác."
Du Nhậm thì lại rất lạc quan: "Lớp đó vượt quá xa tầm với của con, chân lớn thế nào thì xỏ giày cỡ ấy vậy."
"Cũng tốt mà, bầu không khí trong lớp này tốt đẹp hơn trong lớp luyện thi mùa hè đó của chúng ta." Lời này của Du Nhậm cũng khiến Hoài Phong Niên đồng cảm: "Chúng ta sẽ là những nhân tài bình thường, hơn nữa, hầu hết những người trong lớp thực nghiệm sau này sẽ ra nước ngoài bồi dưỡng thêm, ở lại đó xây dựng chủ nghĩa tư bản."
Sau này, Du Nhậm phát hiện ra lý do Hoài Phong Niên nói chuyện "có hơi thở trí tuệ nức mũi" hơn các học sinh khác vì cha cô là hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở nông thôn, dạy môn chính trị. "Vì mình đến Bách Châu học nên mẹ mình cùng đến và mở quán hoành thánh. Nói thật, mình chỉ muốn vừa bán hoành thánh vừa học suốt cả đời."
Dù là chữa bệnh cho người dân ở Bệnh viện Trung ương Thành phố hay bán hoành thánh trước cổng trường Số 8, bậc phụ huynh nào cũng kỳ vọng con gái mình sẽ thành tài. Quả nhiên, cuộc trò chuyện giữa Hoài Phong Niên và Du Nhậm bị ánh mắt bất mãn của mẹ Hoài Phong Niên cắt ngang.
Bắt gặp ánh mắt ấy, Du Nhậm cười với Hoài Phong Niên: "Vậy mình về đây." Sau đó gõ lên bàn, để lại cuốn "Huyền thoại về những anh hùng giải ngân hà" mà Hoài Phong Niên đã thèm nhỏ dãi từ lâu.
Hoài Phong Niên khẩn trương giấu cuốn sách, Du Nhậm đưa một ít tiền lẻ cho mẹ của Hoài Phong Niên: "Cám ơn cô, ngon lắm ạ."
"Ôi dào, cháu là bạn cùng lớp của Hoài Phong Niên, đừng khách sáo như vậy." Mẹ của Hoài Phong Niên kiên quyết không nhận tiền, nhưng Du Nhậm vẫn lịch sự nài nỉ: "Cô ơi, nếu cô khách sáo thế, lần sau cháu không dám đến ăn nữa đâu." Cuối cùng mẹ của Tóc Xoăn đành nhận lấy, nói: "Lần sau đến nữa nhé."
Đi được hơn mười mét, cô nghe thấy giọng nói của Hoài Phong Niên từ phía sau, Tóc Xoăn đẩy gọng kính xuống, dúi lại đồng ba tệ vào tay Du Nhậm: "Đã nói là mình đãi, cậu làm vậy là không coi mình là bạn đấy."
"Nếu không coi cậu là bạn, mình đã không mượn lại bộ 'Huyền thoại về những anh hùng giải ngân hà' đó."
Du Nhậm cũng hỏi cảm nghĩ của Hoài Phong Niên về cuốn sách sâu sắc của Kant. Tóc Xoăn đang ở độ tuổi lẽ ra đang học lớp 8, nhưng tâm trí lại giống một thanh niên 18, 19 tuổi:"Bố mình dạy môn chính trị, trong nhà không có gì khác ngoài những cuốn sách cũ này. Thực ra mình chỉ đọc nửa hiểu nửa không." Và đó là cách Du Nhậm mượn cuốn sách.
Quay đầu lại nhìn người mẹ đang lau mặt bàn bên ngoài tiệm "Phong Niên Hương", Hoài Phong Niên nhàn nhạt nói: "Mình có thể mời một bát hoành thánh, tiền công mình làm cho gia đình đâu phải chỉ có ba tệ hày." Ngay cả một người giúp việc cũng có thể kiếm được ít nhất 600 tệ một tháng.
Trên khuôn mặt cô bé 13 tuổi sáng lên sự nhạy cảm rõ rệt đối với nhân tình thế thái, thấy Du Nhậm như khó hiểu, Tóc Xoăn vỗ vai cô: "Để lần sau nói tiếp, mình về trước đây, cảm ơn cậu."
Thói quen nghiền ngẫm về "con người" của Du Nhậm lại ập đến, cô vừa đi vừa nghĩ về sự khác biệt của Hoài Phong Niên: Hoài Phong Niên kém mình hai tuổi, năm tuổi đã bắt đầu học chế độ tiểu học 5 năm ở nông thôn, chứng tỏ cả nhà kỳ vọng rất cao vào bạn ấy; mẹ bạn ấy rõ ràng đến Bách Châu chăm bạn ấy học, tiện thể mở tiệm hoành thánh, nhưng tại sao ngày nào cũng nhờ con gái đi làm phụ giúp? Tại sao Hoài Phong Niên lại nói "không chỉ có ba tệ này"?
Cô đi đến một kết luận mơ hồ: Xem ra mẹ Hoài Phong Niên coi trọng cửa tiệm hơn con gái mình. Cho nên, có lẽ "đi cùng" chỉ là một lý do êm tai. Các bậc cha mẹ luôn thích dán thêm chiêu bài "Tôi phải làm điều này vì lợi ích của con tôi" vào công việc của mình. Ngược lại, sự tức giận của Du Hiểu Mẫn khi Du Nhậm không được vào lớp thực nghiệm mới là cảm xúc chân thực.
Không chỉ nghĩ đến Hoài Phong Niên, Du Nhậm còn quan sát các giáo viên bộ môn và các bạn học khác, nhưng chiếm phần nhiều và lật đi lật lại không biết bao nhiêu lần vẫn là Bạch Mão Sinh.
Bạch Mão Sinh nói được làm được, cô đều đặn đến thăm Du Nhậm vào cuối tuần trong suốt hai tháng, hôm nay cũng không ngoại lệ. Du Nhậm cảm thấy cuối tuần này sẽ trôi qua vô cùng mãn nguyện.
Mái tóc tím của cục bột nếp đã nhuộm lại màu đen, trở lại làm viên bột nếp lăn vừng, kể khổ với Du Nhậm trong bộ quần áo thể thao giản dị: "Sư phụ và mẹ mình năm lần bảy lượt không cho mình trưng diện khác thường, mình không biết tại sao thế này lại bị coi là khác thường?"
Bạch Mão Sinh nói, trường kịch và trường Nhân tài rất khác nhau, có người chưa đầy mười tuổi đã đi học, tuổi của cô cũng tính là khá lớn. Cũng may kỹ năng của cô không bị mai một qua nhiều năm, tứ công ngũ pháp* vẫn ngon lành, vì là học sinh nhập thất của Vương Lê nên được giáo viên đánh giá cao hơn bình thường.
*Tứ công ngũ pháp: Trong kinh kịch, tứ công là "hát" (hát ca khúc), "đọc" (nói nhạc), "biểu diễn" (biểu diễn hình thể giống khiêu vũ), "chiến đấu" (nhào lộn, ngã, v.v.)". Ngũ pháp là "tay" (cử chỉ), "mắt" (ánh mắt), "thân thể" (cơ thể), "hành tẩu" (bước đi trên sân khấu) và "phương pháp" (biểu đạt biểu cảm cụ thể kết hợp của bốn pháp trên)."
"Nói về khác thường, những người đi phá thai, uống rượu vào lúc nửa đêm và trốn đi yêu đương với bạn trai có tính là khác thường không?" Với tâm hồn trẻ con khi so sánh với các cô chị cô em xung quanh ở phạm vi gần, Bạch Mão Sinh nhận thấy mình như một mầm non xanh mướt tỏa ngát hương chanh, nếu không tính đến chiều cao.
"Sư phụ và mẹ cậu là đang phòng còn hơn tránh, nếu cậu nếm được vị ngọt của phong cách ăn mặc khác thường, e rằng sau này sẽ khó lòng kìm hãm." Du Nhậm ném bài tập sang một bên để trò chuyện với Bạch Mão Sinh, lần nào hai người cũng gặp nhau ở McDonald's và KFC nhiều nhất được hai tiếng, vì buổi chiều Du Nhậm phải về nhà học thêm.
Trên cổ là viên ngọc bích hình giọt nước do chính tay Bạch Mão Sinh mài giũa, hai chân của Du Nhậm và Bạch Mão Sinh dưới gầm bàn thi thoảng lại lặng lẽ chạm vào nhau, khi trò chuyện vui vẻ sẽ đá qua đá lại.
Đến khi chuẩn bị chia tay, Bạch Mão Sinh luôn trở nên căng thẳng, dẫn Du Nhậm ra đến bến xe, nhìn bạn mình rời đi rồi về nhà. Hai giờ đó là khoảng thời gian xoa bóp tinh thần sâu sắc đối với Bạch Mão Sinh, cô có thể tạm thời đặt xuống lối sống riêng tư lập dị của những người bạn cùng lớp trong trường kịch, tiếp tục đắm chìm trong thế giới thuần khiết của cuộc sống trung học bình thường.
Du Nhậm không khác thường và Bạch Mão Sinh có chút muốn khác thường không hoàn toàn tách biệt, bởi vì Bạch Mão Sinh không còn vướng vào bất kỳ cuộc tình nào nữa.
Khi Du Nhậm ngồi xuống trước mặt Bạch Mão Sinh, cô không tiện đào sâu hơn về cô chị em học trường trung học Số 23 từng đè Bạch Mão Sinh lên tường thơm mặt ấy bây giờ đang ở đâu? Trước khi lên xe, cô giả vờ hỏi vu vơ: Chị gái học trường Số 23 ấy của cậu đến Thâm Quyến thật sao?
Bạch Mão Sinh trả lời: "Chị nào?" Cuộc trò chuyện kết thúc.
Khi Bạch Mão Sinh ở nhà, cô hầu như không gặp được mẹ, bây giờ nếu có thời gian cô luôn chạy đến chỗ sư phụ. Mẹ cô lo Vương Lê ăn không no, ngủ không ngon nên thi thoảng lại đích thân hộ tống Vương Lê đi tỉnh kiểm tra chỉ số sức khoẻ.
Hầu như những hôm mẹ không có ở nhà, Bạch Mão Sinh thường muốn ngủ nướng một giấc thật đẫy, nhưng hôm nay trước khi mở cửa, cô nghe thấy giọng mẹ ngâm nga bài "Tiễn biệt tuổi mười tám". Bạch Mão Sinh mở cửa trong lời hát "Hỉ thước có đôi có cặp trước cửa nhà", mẹ cô quái lạ liếc nhìn con gái một cái, tầm mắt dừng lại nhìn Vương Lê đang ngồi thưởng thức trên ghế sofa: "Trời ơi, không hát nữa không hát nữa, quên hết rồi."
Ngồi trên sofa, Vương Lê ngâm nga tiếp, nhẹ nhàng như gió thoảng mây bay: "Hỉ thước luôn báo tin vui, cung hỉ Mão Sinh về nhà bình an vô sự." Cong đầu ngón tay lên, khoan thai chỉ vào học sinh: "Cuối tuần được nghỉ, về nhà cũng không tích cực lắm nhỉ."
Bạch Mão Sinh thường ở trường, cuối tuần mới về nhà, cô đi thẳng đến tủ lạnh tìm thứ gì ăn: "Con về muộn một chút, để đôi hồng nhạn là mẹ và sư phụ khỏi phải xa nhau." Đã nói đùa thành quen, ban đầu mẹ Triệu Lan sẽ tức giận gõ đầu con gái, nhưng dần dà cũng thẳng thắn thừa nhận: "Nếu không phải vì nấu đồ ăn ngon cho con, mẹ thật sự sẽ có đôi có cặp bay xa cùng sư phụ con."
Vương Lê bưng tách trà giả vờ uống, nhưng từ phía sau có thể thấy chóp tai cô có đám mây vừa bay ra khỏi hang động. Con đã lớn, cô và sư muội phải chọn thời gian thích hợp bàn bạc về dự định của họ với Mão Sinh.
Mão Sinh lấy vài lát thịt bò sốt tương trong tủ lạnh ra giải đói, nhảy lên sofa, đá dép đi, hai chân đặt trên đùi sư phụ. Vương Lê vỗ đôi chân của cô bé: "Hôi quá." Bạch Mão Sinh lập tức đổi chân thành đầu, dựa đầu lên đùi sư phụ, nhìn chằm chằm TV: "Sư phụ, giường trên trường học quá cứng, con không quen."
"Giáo viên chủ nhiệm nói con đọc ngược thoại trong lớp, chỉ biết gây rắc rối à?" Vương Lê ngẩng đầu nhìn sư muội, Triệu Lan rót nước cho cô: "Có bản lĩnh thì bước lùi trong lớp vận động cơ thể đi."
Đôi mắt đen long lanh của Bạch Mão Sinh nhìn sư phụ, rồi lại nhìn mẹ mình, do dự muốn nói gì đó rồi lại thôi, cuối cùng chỉ quay người áp vào bụng Vương Lê: "Haiz."
Khi chờ có cơm ăn, cô bé phát ra tiếng ngáy khe khẽ, Vương Lê rời đi, lót đệm và đắp chăn cho cô, lặng lẽ đi vào bếp kéo cửa kính lại.
Vương Lê giúp sư muội tước đỗ: "Hay là, đợi con bé trưởng thành?"
"Vậy biết phải chờ đến lúc nào? Cao lớn đến vậy, mà tâm hồn vẫn như con nít" Triệu Lan nhìn con gái đang ngủ say sưa ngoài cửa: "Em nghĩ... chỉ cần... không ảnh hưởng tới công việc là được." Những ngày tháng cùng nhau rửa tay nấu canh càng dài lâu, Triệu Lan càng không muốn buông tay.
Cô tắt vòi nước, nói nhỏ: "Tốt nhất vẫn đừng nên nói cho con bé, em..." Triệu Lan luôn thoải mái những khi chỉ có hai người với nhau, song lúc này cô rất ngại đối mặt với con gái mình: "Em vẫn hy vọng con bé không bị ảnh hưởng, chỉ cần con bé sau này vui vẻ làm việc trong đoàn kịch và ở với chúng ta cho đến khi gả đi".
Tuy vẫn hối hận ngày xưa giận dỗi, đi yêu rồi kết hôn, đứa trẻ thì đang phát triển còn cao hơn cả cô, Triệu Lan chấp nhận số phận và cũng chấp nhận nhân duyên, đồng thời chấp nhận những quy tắc chung trong việc nuôi dạy con gái trong thế giới ngày nay, "Có công việc ổn định, gả cho một người tử tế, sinh một đứa con và sống hạnh phúc qua ngày."
Vương Lê âm thầm giúp đỡ, cô đã thành thạo kỹ thuật tước vỏ đỗ. Triệu Lan nắm lấy ngón trỏ của Vương Lê, kèm theo khuôn mặt tươi cười: "Cũng không phải em quyết định, mà là đang bàn bạc với chị." Cô cảm nhận được cảm xúc đang dao động của sư tỷ: "Con bé cũng có tình cảm với ông Bạch, em sợ con bé sẽ bị sốc... không dễ có kết quả tốt."
Sư tỷ đưa mu bàn tay của Triệu Lan lên chạm vào môi, tay Triệu Lan run run, lườm sư tỷ, thu tay lại.
"Cũng đừng coi con bé là một đứa trẻ, chị dạy con bé biết bao năm qua nên chị biết, trong lòng Mão Sinh đang có một ai đó." Vương Lê cười khổ, bắt gặp ánh mắt kinh ngạc của Triệu Lan, gật đầu: "Bé Du Nhậm."
Tay trái sư muội không cầm chắc chiếc thìa, đập vào thành nồi rồi đánh rơi xuống sàn bếp, không thể tin được, cô nhìn Bạch Mão Sinh: "Không thể... không thể nào? Mới 15 tuổi, mà... mà đã khác thường như vậy?"
"A Lan à, em yêu đương đến mất trí sao, chị thì không khác thường à?"
......