Chương 66: Công chúa vạn an (15)
Trưởng sử của phủ công chúa cung kính bẩm báo chuyện Lâm Vận tặng thơ, thị nữ Đan Nhi cũng tiếp nhận bản thảo thơ, chẳng qua khác với những lần trước, lần này nàng chỉ lãnh đạm đáp lại một câu, "Công chúa đã biết."
Trưởng sử đành phải lui xuống, hắn có cảm giác, hình như mấy ngày nay công chúa không quá vui vẻ, thậm chí là chán ghét khi biết Lâm Vận tặng thơ.
Trưởng sử vẫn nhớ rõ yến hội ngày hôm ấy, lúc vệ binh phái hạ nhân đến nói với hắn rằng có một vị cử tử muốn tặng thơ, hắn cũng không cảm thấy kỳ lạ, hơn nửa năm sau chính là thời gian khoa cử, có không ít cử tử tới kinh thành, không chỉ để chuẩn bị trước, mà còn có thời gian tới cửa bái phỏng các phủ đệ, với hy vọng sẽ được vị quý nhân nào đó chú ý.
Tuy rằng xiêm y của đối phương thập phần đơn giản, tựa như những cử tử nghèo túng bình thường, nhưng trưởng sử cũng không tỏ thái độ kiêu căng.
Bởi vì trước khi trở thành trưởng sử hắn đã hỏi thăm vài người, Lạc Hà công chúa nổi danh là tính cách ôn hoà, nhân đức nhân ái, hắn thân là hạ nhân đương nhiên sẽ làm theo tác phong của chủ tử, tránh cho chọc giận công chúa. Chẳng qua dù sao cũng từng nhìn thấy nhiều cử tử như vậy, khó tránh khỏi có chút lãnh đạm.
Mà đối phương không kiêu ngạo không siểm nịnh, đưa bản thảo thơ cho hắn xong liền xoay người rời đi, lúc ấy trưởng sử còn tán thưởng một câu, sau khi xem qua bản thảo thơ, trong lòng hắn càng thêm tiếc hận vì không thể giữ Lâm công tử ở lại.
Hiện tại Lâm Vận danh chấn kinh thành, hắn cho rằng công chúa sẽ thưởng thức người này, không nghĩ tới công chúa lại tỏ vẻ không nghe không biết không thấy, tựa như người này chưa từng tồn tại vậy.
Đan Nhi là thị nữ thân cận của công chúa, đương nhiên cũng hiểu rõ tâm ý của nàng, công chúa đã nói, nếu người tên Lâm Vận kia vẫn còn tiếp tục tặng thơ thì cứ bỏ bản thảo thơ vào một cái hộp, đợi lúc tiến cung, lập tức đưa hết cho bệ hạ.
Đây là bản thảo thơ thứ năm, đường đường là các tác phẩm đủ để lưu danh thiên cổ[1], Lâm Vận lại giống như ném tiền qua cửa sổ[2], nhưng ngẫm lại, những bài thơ đó đều là tâm huyết cả đời, hoặc là một hồi tức cảnh sinh tình[3] của người khác, hắn không để ý cũng hợp lý.
Đáng tiếc mặc dù Lâm Vận có cố gắng thể hiện bản thân có tài hoa tuyệt thế, thâm tình bất hối đến mức nào, nàng cũng chỉ cảm thấy hắn không khác gì một trò đùa, ngoại trừ nực cười thì chẳng có tác dụng gì khác.
Hiển nhiên, Triệu Hâm rất không vui, kỳ thực cho dù là ai bị người mình không thích sử dụng hàng giả để theo đuổi, đều sẽ vui không nổi.
Mà điều khiến cho nàng bất mãn hơn chính là Lâm Vận dám xem nàng như đá kê chân, làm nàng trở thành đề tài nghị luận của mọi người, Triệu Hâm một chút cũng không muốn tham gia vào trò cười này.
Triệu Hâm cười lạnh, "Hắn thích giẫm lên vai người khác để đạt được mục đích đúng không, vậy ta đây liền như ước nguyện của hắn, nâng đỡ hắn bước vào quan trường."
***
Lâm Vận vẫn còn đang nghi hoặc, vô luận là tiêu sái rời khỏi phủ công chúa, hay là kiên trì tặng thơ trong nhiều ngày, biểu hiện cao ngạo, chỉ nguyện cúi đầu trước một mình Lạc Hà công chúa.
Xây dựng hình tượng nhân vật không sai nha.
Lâm Vận tin tưởng mình xuyên không đến thế giới này là để lập nên cơ nghiệp bất hủ, nổi danh thiên hạ. Chẳng qua, hắn không phải người tự tin mù quáng, cũng từng cẩn thận suy xét về trạng huống của bản thân, tuy rằng hắn có ký ức của nguyên chủ, nhưng nguyên chủ trở thành cử tử với thành tích Tôn Sơn[4], thời gian khoa cử tiếp theo còn chưa chắc chắn có thể được truyền lư hay không.
Mà Lâm Vận, thân là một người hiện đại, chỉ tứ thư ngũ kinh[5] thôi đã đủ khiến cho hắn phải đau đầu, chứ đừng nói là đọc sách, chẳng qua nếu không đi con đường khoa cử này, thì hắn vĩnh viễn chỉ là một cử tử.
Nhưng muốn hắn dành thời gian học tứ thư ngũ kinh, Lâm Vận e sợ không được mấy năm, lý tưởng hào hùng của mình sẽ bị tiêu ma sạch sẽ.
Cho nên hắn không thể không đi lối tắt.
Khi nhìn thấy loan giá của Lạc Hà công chúa lúc mới đến kinh thành, hắn bỗng nhiên nghĩ ra một ý niệm, nếu hắn được công chúa ưu ái, thì có thể không cần phải mất nhiều công sức như vậy nữa, hắn có thể nhẹ nhàng vào triều làm quan, đại triển quyền cước, với kiến thức của hắn, bình bộ thanh vân[6] chỉ là chuyện sớm muộn.
Mà Lạc Hà công chúa, cho dù không thể nhìn rõ dung nhan, tướng mạo chắc hẳn cũng không quá xấu xí, lại nổi danh là tính cách ôn hoà, hơn nữa trước đây còn chuyên tâm tu hành ở đạo quan, có lẽ tâm tư sẽ đơn thuần hơn những người khác đi.
Lâm Vận suy nghĩ rất đẹp, đáng tiếc khởi năng tẫn như nhân ý[7].
Tuy rằng hiện tại hắn danh chấn kinh thành, nhưng đây không phải là mục đích cuối cùng của hắn, thứ hắn muốn là tấm chân tình của Lạc Hà công chúa, chẳng qua bây giờ đừng nói là ưu ái, đối phương quả thực là không thèm quan tâm.
Vị công chúa này cũng quá khó chiều đi, trong lòng Lâm Vận không vui, nếu không phải Lạc Hà công chúa là sự lựa chọn tốt nhất, thì hắn đã sớm tìm người khác. Còn về vấn đề tại sao hắn chỉ tặng thơ, đương nhiên là bởi vì vị Lạc Hà công chúa này quá điệu thấp, ngoại trừ những lúc tiến cung thì đều ở trong phủ công chúa, khiến cho hắn vô pháp thi triển các chiêu trò tán tỉnh khác.
Lâm Vận cảm thấy uổng phí tâm huyết mấy ngày nay nhịn không được bất đắc dĩ thở dài một hơi, "Ai."
Kim Sơn Hải vừa hay nghe thấy tiếng thở dài của hắn, "Lâm công tử cần gì phải thở dài."
Mấy ngày nay, Lâm Vận không ngừng tặng thơ cho phủ công chúa với tần suất hai ngày một lần, hắn đều biết, Kim Sơn Hải an ủi khuyên giải, "Lâm công tử, ngươi có lòng với Lạc Hà công chúa, ta hiểu, chẳng qua Tương Vương hữu mộng, thần nữ vô tâm[8], Lâm công tử vẫn nên chuyên tâm học tập đi, biết đâu sau này khi kim bảng đề danh[9], bình bộ thanh vân, ngươi lại được như ước nguyện thì sao."
Kim Sơn Hải không dám vọng tưởng, cũng không biết dã tâm và mục đích chân chính của Lâm Vận, mấy ngày nay, hắn tận tâm chăm lo cho cuộc sống hằng ngày của Lâm Vận, bận đến mức chân không chạm đất.
Ngoại trừ tiêu tốn ngàn lượng bạc trắng để mua phủ đệ hiện tại, hắn còn phải tìm mua trù nương, nô bộc, người gác cổng nữa.
Mỗi khi Lâm Vận thắc mắc về chuyện này, Kim Sơn Hải đều sẽ nói năng hùng hồn đầy lý lẽ, "Lâm công tử ngươi chính là Văn Khúc Tinh Quân[10] hạ phàm chuyển thế, Trạng Nguyên tương lai, bên người ít nhiều gì cũng phải có vài nô bộc hầu hạ."
Lâm Vận nghe xong, trong lòng không khỏi cười khổ, nếu hắn có thể trở thành Trạng Nguyên, thì sao phải cố gắng câu dẫn Lạc Hà công chúa. Nhưng Kim Sơn Hải tựa hồ đã nhận định, với tài hoa tuyệt thế của Lâm Vận, tuyệt đối sẽ không danh lạc Tôn Sơn[11].
Một nửa nguyên nhân còn phải quy về việc Lâm Vận vì muốn giành được sự ưu ái của Lạc Hà công chúa, liền mượn cớ chuyên tâm học tập để từ chối tất cả lời mời, Kim Sơn Hải cũng bị lừa, cho rằng hắn thực sự khổ học.
Dưới ánh mắt mong chờ của mọi người trong phủ đệ, Lâm Vận nhịn không được cảm thấy áp lực.
Lập tức buông bút, "Đọc vạn cuốn sách, không bằng đi vạn dặm đường. Ta muốn đi ra ngoài một chút, xem như mở rộng tầm mắt."
Kim Sơn Hải gật đầu, "Lâm công tử nói có lý, vậy để ta đi lấy bái thiếp, Lâm công tử tuỳ ý chọn lựa."
Kỳ thực hắn đã sớm thèm thuồng những yến hội hội thơ đó, phải biết rằng người tổ chức và người tham dự của những yến hội hội thơ đó đều là các quan to hiển quý, tao nhân mặc khách[12], thời điểm Lâm Vận từ chối hắn còn có chút đau lòng, nếu đi thì có thể kết giao bao nhiêu nhân mạch chứ.
Lâm Vận chọn chọn lựa lựa một lúc lâu, Kim Sơn Hải chỉ cho rằng hắn muốn tìm những yến hội hội thơ mà mình yêu thích, không nghĩ tới Lâm Vận đang cân nhắc khả năng sử dụng thơ ca, tốt nhất là loại vừa làm ra liền khiến cho bốn phía lặng ngắt như tờ[13], tự biết xấu hổ mà lui xuống, không chủ động giao lưu với hắn, người ta làm thơ, ba phần chăm chỉ, bảy phần thiên phú, còn hắn làm thơ, chỉ cần suy tư một lát là được rồi.
Cuối cùng, Lâm Vận lựa chọn hội thơ Đô Giang ở Phù Dung Viên và yến hội của Tống Vương phủ, vẻ mặt tựa như phải trải qua sự giằng co rất mãnh liệt mới quyết định được.
Kim Sơn Hải nói, "Để ta chuẩn bị y phục và lễ vật đi, hiện tại Lâm công tử danh chấn kinh thành, không thể quá tuỳ tiện."
Lâm Vận nhịn không được cảm thán Kim Sơn Hải này quả thực vô cùng tri kỷ, sau này cho hắn ở lại bên mình cũng có vẻ không tồi.
Kim Sơn Hải dành thời gian đến cửa hàng y phục tốt nhất ở kinh thành, đặt may một bộ y phục của nho sĩ làm bằng gấm Tứ Xuyên, cùng phụ kiện ngọc bội, bề ngoài của Lâm Vận vốn không tệ, chau chuốt cẩn thận một chút, cũng xem như không quá thua kém các quý công tử chốn kinh thành, chưa kể còn có khí chất phong nhã thanh cao của thư sinh.
Lâm Vận đi tới hội thơ Đô Giang tại Phù Dung Viên trước, tuy rằng văn nhân tương khinh[14], nhưng hầu hết người tham gia hội thơ này chỉ có thanh danh, chứ không phải là quan chức sở hữu địa vị cao, nên cho dù xảy ra chuyện gì, Lâm Vận cũng có thể đáp trả.
Ngoại trừ lúc tặng hai bài thơ 《Thanh Bình Điệu》 và 《cẩm sắt》 cho phủ công chúa, đây là lần đầu tiên Lâm Vận xuất hiện công khai ở kinh thành, thu hút rất nhiều sự chú ý.
Trước kia Lâm Vận từ chối lời mời làm thơ của không ít quý nhân, cũng không phải không có người nghi ngờ, chẳng qua sau khi từng tác phẩm xuất sắc lần lượt xuất hiện, một chút nghi ngờ đó liền dần dần biến mất.
Nếu như có người khác viết hộ, thì tại sao người đấy không xuất đầu lộ diện[15], tuỳ tiện lựa chọn một tác phẩm thôi cũng có thể danh lợi song thu. Xuất thân lai lịch của Lâm Vận đã sớm thanh thanh bạch bạch, không có điểm gì đáng để nghi ngờ, càng không có thứ gì khiến cho người khác cam tâm tình nguyện[16] thần phục.
Hội thơ cực kỳ náo nhiệt, văn thải phong lưu[17], Lâm Vận lại trước sau như một[18], im lặng không nói gì, có người không thích hắn cô phương tự thưởng như vậy, tuy có tài hoa, nhưng cũng không nên cao ngạo như thế chứ.
Lâm Vận cười nhạt, nhanh chóng làm ra bài 《Phù Dung Viên Tự》,
"Phù, thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ; quang âm giả, bách đại chi quá khách. Nhi phù sinh nhược mộng, vi hoa kỷ hà[19]?......"
Các văn nhân tâm phục khẩu phục[20].
Cảm nhận được ánh mắt sùng bái của nhã kỹ bên người, trong lòng Lâm Vận vô cùng kiêu ngạo, nữ tử hiếm khi tham gia hội thơ, nhưng nhã kỹ thì khác, đối với những văn nhân tài tử[21] ở nơi này, đây là chuyện rất bình thường, hơn nữa bởi vì thanh danh của Lâm Vận, người tổ chức còn đặc biệt để nhã kỹ xuất sắc nhất là Phù Cừ hầu hạ rót rượu mài mực cho hắn.
Nhã kỹ xuất sắc nhất, vô luận là tài hoa, dung mạo hay dáng người đều là xuất sắc nhất.
Lâm Vận nhịn không được cảm thấy động tâm. Chẳng qua sau đó hắn liền tỉnh táo lại, không khỏi nghiêm túc, trước đây bởi vì muốn giành được sự ưu ái của Lạc Hà công chúa, hắn chưa từng ra vào Tần lâu Sở quán[22], cố gắng xây dựng hình tượng 'giữ mình trong sạch'.
Nhưng nhan sắc kiều diễm, cùng đôi mắt xinh đẹp rung động lòng người kia của Phù Cừ, vẫn khiến cho hắn không tự chủ được ôm người vào trong lòng.
Khuôn mặt của Phù Cừ phiếm hồng, dung mạo vốn mê hoặc nhân tâm càng thêm minh diễm.
Người khác nhìn thấy cũng chỉ cười nói thiếu niên phong lưu.
Lúc Lâm Vận chuẩn bị đi về, mới biết người tổ chức của hội thơ đã chuộc thân cho Phù Cừ, còn chủ động đưa nàng cho Lâm Vận, "Lâm công tử tặng ta một giai tác tuyệt thế, ta đáp lại bằng một tuyệt sắc mỹ nhân, không phải là chuyện bình thường sao."
Đương nhiên người tổ chức của hội thơ biết việc Lâm Vận ngưỡng mộ công chúa, chẳng qua hắn không quá quan tâm, cứ xem như tỳ nữ là được, hồng tụ thiêm hương[23] chẳng phải sẽ càng thêm mỹ mãn hơn à.
Lâm Vận cười khổ, nhưng nếu hắn đã hưởng dụng thân thể trong trắng của Phù Cừ, thì vứt bỏ nàng tựa hồ cũng không ổn lắm.
Kim Sơn Hải không hề kinh ngạc đối với chuyện Lâm Vận mang theo một vị mỹ nhân cùng đi về, thập phần tự nhiên sắp xếp mấy nha hoàn ma ma hầu hạ Phù Cừ cô nương.
Mà Lâm Vận ngoại trừ cảm thấy hơi xấu hổ lúc ban đầu, cũng thích nghi nhanh chóng, thậm chí còn cá nước thân mật với Phù Cừ một hồi vào buổi chiều, sau khi có mỹ nhân làm bạn, những cuốn sách thường xuyên khiến cho hắn đau đầu có vẻ cũng không quá buồn tẻ như trước.
Đắm chìm trong ngày tháng nùng tình mật ý cùng Phù Cừ, làm Lâm Vận thiếu chút nữa quên mất việc tặng thơ cho phủ công chúa, chẳng qua cũng chỉ là thiếu chút nữa mà thôi, tuy rằng hắn yêu thích mỹ mạo của Phù Cừ, nhưng trong lòng hắn hiểu rất rõ, Phù Cừ xuất thân tiện tịch, không thể cho hắn thứ gì, người có thể giúp đỡ hắn bình bộ thanh vân chỉ có một mình Lạc Hà công chúa.
Hai ngày sau, là yến hội của Tống Vương phủ, bởi vì hầu hết người tham dự của yến hội đều là những vị quan to hiển quý, nên Kim Sơn Hải không khỏi dặn dò Lâm Vận vài câu, Lâm Vận cũng xem như chú tâm lắng nghe, có lẽ là do hai ngày vừa qua có Phù Cừ làm bạn, nên tâm tình của hắn tốt hơn rất nhiều.
Hắn đã sớm có sự chuẩn bị cho yến hội này.
Khác với hội thơ chỉ có các tao nhân mặc khách trước đó, yến hội của Tống Vương phủ có rất nhiều thiên kim quý nữ nghe danh của Lâm Vận mà đến, yến hội còn chưa bắt đầu, các thiên kim quý nữ đã bắt đầu nghị luận về Lâm Vận,
Một quý nữ có vẻ ngây thơ đáng yêu lên tiếng, "Không rõ Lâm công tử Lâm Vận trông như thế nào?"
Một quý nữ khác hưng phấn đáp lại, "Chắc hẳn là vô cùng tuấn lãng, chi lan ngọc thụ[24]."
Các nàng đều là quý nữ danh xứng với thực ở kinh thành, trong quá khứ các nàng từng lén lút thành lập nên một thi xã, hiện tại đã trở thành truyền thuyết của kinh thành, không phải người vừa có gia thế vừa có tài hoa thì không được gia nhập, trong đó người xuất sắc nhất phải nhắc tới Tương Vương quận chúa Triệu Nghi và đích nữ của tả tướng là Khương Minh Hi, kể cả muội muội của chiêu nghi, kiêm nữ nhi của học sĩ hàn lâm viện[25] là Tưởng Trí Tình cũng chỉ chiếm một vị trí nhỏ.
Mà những bài thơ của Lâm Vận cực kỳ phù hợp với khẩu vị của các nàng, có thể nói trong khoảng thời gian này, mấy lần các nàng tụ hội đều là để đàm luận về thơ của Lâm Vận, mỗi khi có tác phẩm mới, các nàng cơ hồ chính là người có được bản thảo thơ nhanh nhất.
"Lạc Hà công chúa thực sự rất may mắn nha." Một quý nữ nhịn không được cảm thán,
Tuy rằng không ai nói gì, nhưng hầu như trong lòng mọi người đều suy nghĩ như thế, dị cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang[26], còn là hữu tình lang có tài hoa tuyệt thế như vậy.
Chẳng qua cũng chỉ là hâm mộ mà thôi, các nàng không ngốc, luận gia thế, phụ thân và huynh trưởng của người ta chính là hoàng đế, các nàng không so sánh nổi.
Tưởng Trí Tình cũng tham dự yến hội này, nhưng khác với quá khứ, nàng không tham gia vào cuộc trò chuyện cùng mọi người.
Các nàng nói như vậy, là bởi vì các nàng chưa từng nhìn thấy Lạc Hà công chúa.
Nếu các nàng nhìn thấy người, thì các nàng sẽ hiểu, đôi khi không phải cứ có tài hoa là sẽ được như ước nguyện.
Nghe nói Lâm Vận đã đến, các quý nữ lập tức phái thị nữ thân cận của mình đi hỏi thăm Lâm công tử đang ở đâu.
Có quý nữ không hình dung được dáng vẻ của Lâm công tử qua lời kể của thị nữ, to gan lớn mật[27] vén rèm lên nhìn về phía khách khứa, lại thấy dung mạo của đối phương chỉ miễn cưỡng xem như tuấn lãng, căn bản không thể so sánh với tứ đại công tử ở kinh thành, nhưng nhớ tới những bài thơ kinh tài tuyệt diễm[28] do người này làm ra, liền cảm thấy hắn có vẻ không giống như người bình thường.
《Phù Dung Viên Tự》 của ngày hôm trước khiến cho danh khí của Lâm Vận được nâng cao, đến Tống Vương thế tử cũng hy vọng Lâm đại tài tử có thể sáng tác nên một tác phẩm xuất sắc, coi như giúp phụ vương của hắn vui vẻ.
Mà Lâm Vận cũng không phụ sự kỳ vọng của bọn họ.
Hắn nâng chén rượu, vừa bước đi vừa ngâm nga,
"Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư...... Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử. Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc[29]......"
Ngôn ngữ nổi bật, tựa như Minh Châu, làm yến hội vốn đã náo nhiệt càng thêm cao trào.
Đúng lúc này, thánh chỉ giá lâm, yêu cầu Lâm Vận tiến cung, làm bạn với hoàng đế.
Tác giả có lời muốn nói: Có cảm giác được quay lại tiết ngữ văn thời cao trung.
Chương này đổi mới một chút với tác giả Vương Bột[30] nha.
[1] Lưu danh thiên cổ: Để lại tiếng thơm cho muôn thuở.
[2] Ném tiền qua cửa sổ: Ví cách tiêu pha bừa bãi, phung phí tiền của một cách quá đáng, ở đây là chỉ những bài thơ có giá trị ngàn vàng nhưng lại bị Lâm Vận xem như công cụ tán tỉnh, sử dụng không đúng mục đích:v
[3] Tức cảnh sinh tình: Cảm xúc nảy nở ngay khi nhìn thấy cảnh đẹp, hấp dẫn hiện ra trước mắt.
[4] Thành tích Tôn Sơn: Tôn Sơn đi thi đỗ chót =)))))
[5] Tứ thư ngũ kinh:
Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển, của nho học Trung Hoa. Tứ thư được Chu Hy, thời nhà Tống lựa chọn. Bao gồm các cuốn như: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
- Đại Học: Cuốn này vốn là một thiên trong bộ "Lễ kí". Thời nhà Tống đã tách thiên này ra thành sách riêng.
- Trung Dung: Cuốn này cũng là một thiên trong bộ "Lễ kí". Với khẳng định ý niệm cho rằng, không thiên lệch không dựa dẫm. Giữ mức trung hòa bình thường, đó là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Đồng thời là nguyên tắc cơ bản, để xử lí mọi công việc.
- Luận Ngữ: Trong cuốn sách này, các đệ tử của Khổng Tử, ghi lại các hành động, cũng như lời nói của Khổng Tử. Nội dung trong đó, là những buổi nói chuyện của Khổng Tử. Trả lời các câu hỏi của đệ tử, lại có những cuộc nghị luận, giữa các đệ tử của Khổng Tử.
- Mạnh Tử: Là cuốn sách ghi lại các quan điểm, tư tưởng và hoạt động của Mạnh Tử. Cùng với các đệ tử của ông, về các mặt chính trị, triết học, giáo dục... Đó là tư liệu chủ yếu để nghiên cứu về Mạnh Tử.
"Ngũ kinh" hay cũng có tên gọi khác, đó là "Ngũ thư". Ngũ Kinh, là 5 cuốn sách kinh điển, của các nhà văn học Trung Hoa. Năm cuốn sách này có các tên như: Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu.
- Kinh Thi là tổng tập thi ca, có sớm nhất ở Trung Quốc. Vì thế sách này, được các nhà nho, liệt vào hàng kinh điển. Do đó có cái tên là Kinh thi.
- Kinh Thư là cuốn sách, sưu tầm các văn kiện lịch sử, thời cổ của Trung Quốc. Trong đó còn có một số thiên chương, tường thuật những sự tích, và trước tác thời cổ đại. Tương truyền sách này, cũng do Khổng Tử biên soạn, nhưng có một số thiên chương rõ ràng, là do các nhà nho đời sau bổ sung.
- Kinh Lễ còn gọi là Nghi Lễ, là cuốn sách sưu tầm về các lễ nghi, và quy tắc đạo đức, trong thời kì Xuân Thu Chiến quốc.
- Kinh Dịch hay Chu Dịch, là sách thông qua hình thức "bát quái đồ", để suy ra những sự biến hóa, trong giới tự nhiên và xã hội. Sách này cho rằng trong vũ trụ, có hai lực lượng "âm" và "dương", tác động lẫn nhau, và đó là căn nguyên của vạn vật. Trong đó có nhiều quan điểm, mang tư tưởng biện chứng pháp đơn giản.
- Kinh Xuân Thu: Truyền thuyết cho rằng Khổng Tử, đã lấy sách Xuân Thu. Do sử quan của nước Lỗ biên soạn, để chỉnh lí bổ sung, rồi tạo thành sách này.
[6] Bình bộ thanh vân: Một bước lên mây, ý chỉ sự thăng tiến nhanh chóng trong công việc.
[7] Khởi năng tẫn như nhân ý: Việc thế gian không thuận lợi như ý người.
[8] Tương Vương hữu mộng, thần nữ vô tâm: Thời chiến quốc, Vu Sơn Thần Nữ thương thầm Sở Tương Vương, lén trốn xuống trần gian mong được tương ngộ. Tương Vương vừa nhìn thấy Vu Sơn Thần Nữ liền yêu tới kinh thiên động địa, nguyện kết duyên vợ chồng, bách niên giai lão, nhưng lại bị luật Tiên – Phàm ngăn cản, không thể như nguyện. Tương Vương hồi cung vẫn ngày ngày thương nhớ tới Vu Sơn Thần Nữ, Thần Nữ cảm động tấm chân tình của Tương Vương, sau khi dung hợp trong mộng cùng Tương Vương, lưu lại ngọc bội rồi biệt ly. Tương Vương vội đặt chân tới Vu Sơn, một lòng muốn gặp người con gái trong tim, Thần Nữ tái hiện, nói với Tương Vương rằng tiền duyên đã hết, khuyên ngài thu hồi tâm tư, chuyên tâm cai trị xã tắc, đừng có tiếp tục quấy nhiễu thiên đình.
[9] Kim bảng đề danh: Đỗ đạt cao trong thi cử.
[10] Văn Khúc Tinh Quân: Là vị tinh tú chuyên cai quản công danh và thi cử của con người thế gian. Truyền thuyết kể rằng Tỉ Can, Phạm Trọng Yêm, Bao Chửng, Văn Thiên Tường đều là Văn Khúc Tinh Quân hạ phàm chuyển thế. Cũng không phải mỗi lần đều thông qua phương thức chuyển sinh để hạ phàm, có những lúc cũng trực tiếp giáng hạ, biến hóa thành hình tượng của những người bình thường.
[11] Danh lạc Tôn Sơn:
Vào thời nhà Tống của Trung Quốc. Có một tài tử tên là Tôn Sơn. Anh ta không chỉ hài hước mà còn rất giỏi về kể chuyện cười. Vậy nên người dân xung quanh đặt cho ông biệt danh là "Tài tử khôi hài".
Một lần, ông và con trai của một người cùng quê cùng đến kinh thành để đi thi.
Lúc đề tên kết quả, mặc dù tên của Tôn Sơn ở cuối danh sách. Nhưng vẫn là thi đỗ, mà con trai của người cùng quê đi với ông lại không đỗ.
Không lâu sau, Tôn Sơn và con trai của người cùng quê kia trở về nhà, người cùng quê kia hỏi rằng con trai của ông ấy có thi đỗ không. Tôn Sơn vừa ngại không nói thẳng, lại vừa không muốn giấu diếm. Liền đọc ra hai câu thơ: "Giải nguyên tận ngoại thị Tôn Sơn, hiền lang canh tại Tôn Sơn ngoại" (解元尽处是孙山,贤郎更在孙山外). Ý của hai câu thơ này là nói: Tôn Sơn xếp ở hàng cuối cùng trong bảng cử nhân, còn con của ông ấy xếp sau Tôn Sơn, có nghĩa là thi trượt.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Danh lạc Tôn Sơn" để nói về việc thi trượt.
[12] Tao nhân mặc khách: Người tao nhã và khách văn chương.
[13] Lặng ngắt như tờ: Yên ắng, tĩnh mịch.
[14] Văn nhân tương khinh: Các nhà văn thường xem nhẹ, không phục tài nhau, hay đố kị không trân trọng nhau.
[15] Xuất đầu lộ diện: Xuất hiện công khai.
[16] Cam tâm tình nguyện: Ám chỉ việc sâu trong tận đáy lòng tự nguyện làm việc gì đó mà không bị ai ép buộc cả, họ làm bằng cả trái tim chứ không hề bị ràng buộc hay gò bó bởi một điều gì.
[17] Văn thải phong lưu: Văn chương muôn màu, đẹp đẽ hoa lệ, tựa như cơn gió bay xa lưu truyền đến muôn đời sau.
[18] Trước sau như một: Trong hoàn cảnh nào cũng chỉ có một trạng thái, không hề thay đổi.
[19] Trích từ bài "Xuân dạ yến đào lý viên tự": Phù, thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ; quang âm giả, bách đại chi quá khách. Nhi phù sinh nhược mộng, vi hoan kỷ hà? Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã. Huống dương xuân triệu ngã dĩ yên cảnh, đại khối giả ngã dĩ văn chương. Hội đào lý chi phương viên, tự thiên luân chi lạc sự. Quần quý tuấn tú, giai vi Huệ Liên; ngô nhân vịnh ca, độc tàm Khang Lạc. U thưởng vị dĩ, cao đàm chuyển thanh. Khai quỳnh diên dĩ toạ hoa, phi vũ thương nhi tuý nguyệt. Bất hữu giai tác, hà thân nhã hoài? Như thi bất thành, phạt y Kim Cốc tửu sổ.
[20] Tâm phục khẩu phục: Phục tự đáy lòng, chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.
[21] Văn nhân tài tử: Người có học và có tài.
[22] Tần lâu Sở quán: Thanh lâu, kỹ viện.
[23] Hồng tụ thiêm hương: Chỉ việc thư sinh đọc sách có mỹ nữ bên cạnh.
[24] Chi lan ngọc thụ (芝蘭玉樹): Tài giỏi, ưu tú.
[25] Hàn lâm viện (翰林院): Là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế.
Quan viên của Hàn lâm viện cũng là nguồn nhân lực cung cấp cho Quốc sử quán trong việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ. Ngoài ra, Hàn lâm viện cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh truyện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, và khi cần, đảm nhận trách nhiệm Khâm sai. Hàn lâm viện và Quốc tử giám (tức trung tâm giáo dục giữ trọng trách đào tạo nhân tài cho quốc gia) là hai cơ quan học thuật rất được trọng vọng trong quan chế triều đình xưa.
[26] Dị cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang (易求無價寶,難得有情郎): Muốn tìm một bảo vật vô giá thì dễ, tìm được một người yêu toàn tâm toàn ý yêu mình mới là khó.
[27] To gan lớn mật: Ở đây có nghĩa là bạo dạn.
[28] Kinh tài tuyệt diễm: Xinh đẹp đến mức khiến người ta phải kinh ngạc.
[29] Trích từ bài "Đằng Vương các tự":
Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ.
Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư.
Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt.
Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư;
Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp.
Hùng châu vụ liệt, tuấn thái tinh trì,
Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ.
Đô đốc Diêm công chi nhã vọng, khể kích dao lâm;
Vũ Văn tân châu chi ý phạm, xiêm duy tạm trú.
Thập tuần hưu hạ, thắng hữu như vân;
Thiên lý phùng nghinh, cao bằng mãn toạ.
Đằng giao khởi phụng, Mạnh học sĩ chi từ tông;
Tử điện thanh sương, Vương tướng quân chi võ khố.
Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu;
Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn.
Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu.
Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử.
Nghiễm tham phi ư thượng lộ, phỏng phong cảnh vu sùng a.
Lâm đế tử chi Trường Châu, đắc tiên nhân chi cựu quán.
Tằng đài tủng thuý, thượng xuất trùng tiêu;
Phi các lưu đan, hạ lâm vô địa.
Hạc đinh phù chử, cùng đảo tự chi oanh hồi;
Quế điện lan cung, liệt cương loan chi thể thế.
Phi tú thát, phủ điêu manh,
Sơn nguyên khoáng kỳ doanh thị, xuyên trạch hu kỳ hãi chúc.
Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia;
Khả hạm mê tân, thanh tước hoàng long chi trục.
Hồng tiêu vũ tễ, thái triệt vân cù.
Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Ngư chu xướng vãn, hưởng cùng Bành Lễ chi tân;
Nhạn trận kinh hàn, thanh đoạn Hành Dương chi phố.
Dao khâm phủ sướng, dật hứng thuyên phi.
Sảng lại phát nhi thanh phong sinh, tiêm ca ngưng nhi bạch vân át.
Kỳ Viên lục trúc, khí lăng Bành Trạch chi tôn;
Nghiệp thuỷ châu hoa, quang chiếu Lâm Xuyên chi bút.
Tứ mỹ cụ, nhị nan tinh.
Cùng thê miện vu trung thiên, cực ngu du ư hạ nhật.
Thiên cao địa huýnh, giác vũ trụ chi vô cùng;
Hứng tận bi lai, thức doanh hư chi hữu số.
Vọng Trường An vu nhật hạ, chỉ Ngô Hội ư vân gian.
Địa thế cực nhi nam minh thâm, thiên trụ cao nhi bắc thần viễn.
Quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân?
Bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.
Hoài đế hôn nhi bất kiến, phụng Tuyên thất dĩ hà niên?
Ta hồ!
Thời vận bất tế, mệnh đồ đa suyễn.
Phùng Đường dị lão, Lý Quảng nan phong.
Khuất Giả Nghị vu Trường Sa, phi vô thánh chủ;
Thoán Lương Hồng vu Hải Khúc, khởi phạp minh thời.
Sở lại quân tử an bần, đạt nhân tri mệnh.
Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm?
Cùng thả ích kiên, bất truỵ thanh vân chi chí.
Chước Tham tuyền nhi giác sảng, xử hạc triệt dĩ do hoan.
Bắc hải tuy xa, phù dao khả tiếp;
Đông ngung dĩ thệ, tang du phi vãn.
Mạnh Thường cao khiết, không hoài báo quốc chi tâm;
Nguyễn Tịch xướng cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc!
Bột tam xích vi mệnh, nhất giới thư sinh.
Vô lộ thỉnh anh, đẳng Chung Quân chi nhược quán;
Hữu hoài đầu bút, mộ Tông Xác chi trường phong.
Xả trâm hốt ư bách linh, phụng thần hôn ư vạn lý.
Phi Tạ gia chi bảo thụ, tiếp Mạnh thị chi phương lân.
Tha nhật xu đình, thao bồi Lý đối;
Kim thần phủng duệ, hỉ thác Long môn.
Dương Ý bất phùng, phủ Lăng vân nhi tự tích;
Chung Kỳ ký ngộ, tấu lưu thuỷ dĩ hà tàm?
Ô hô!
Thắng địa bất thường, thịnh diên nan tái.
Lan Đình dĩ hĩ, Tử Trạch khâu khư.
Lâm biệt tặng ngôn, hạnh thừa ân ư vĩ tiễn;
Đăng cao tác phú, thị sở vọng ư quần công.
Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn.
Nhất ngôn quân phú, tứ vận câu thành.
Thỉnh sái Phan giang, các khuynh lục hải vân nhĩ.
Đằng Vương cao các lâm giang chử,
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ.
Hoạ đống triêu phi Nam Phố vân,
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu.
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
[30] Tác giả Vương Bột (王勃): Tự Tử An, người Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây) thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt" (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường).
==========
Vương Bột là tác giả của bài "Đằng Vương các tự" ở trên đó:>
Một cử tử nghèo túng có tài hoa x Công chúa được sủng ái nhất Đại Hi.
Thường nghe tình yêu không phân biệt giai cấp nhưng như này thì hình như hơi chênh lệch quá rồi:')))))
Trưởng sử đành phải lui xuống, hắn có cảm giác, hình như mấy ngày nay công chúa không quá vui vẻ, thậm chí là chán ghét khi biết Lâm Vận tặng thơ.
Trưởng sử vẫn nhớ rõ yến hội ngày hôm ấy, lúc vệ binh phái hạ nhân đến nói với hắn rằng có một vị cử tử muốn tặng thơ, hắn cũng không cảm thấy kỳ lạ, hơn nửa năm sau chính là thời gian khoa cử, có không ít cử tử tới kinh thành, không chỉ để chuẩn bị trước, mà còn có thời gian tới cửa bái phỏng các phủ đệ, với hy vọng sẽ được vị quý nhân nào đó chú ý.
Tuy rằng xiêm y của đối phương thập phần đơn giản, tựa như những cử tử nghèo túng bình thường, nhưng trưởng sử cũng không tỏ thái độ kiêu căng.
Bởi vì trước khi trở thành trưởng sử hắn đã hỏi thăm vài người, Lạc Hà công chúa nổi danh là tính cách ôn hoà, nhân đức nhân ái, hắn thân là hạ nhân đương nhiên sẽ làm theo tác phong của chủ tử, tránh cho chọc giận công chúa. Chẳng qua dù sao cũng từng nhìn thấy nhiều cử tử như vậy, khó tránh khỏi có chút lãnh đạm.
Mà đối phương không kiêu ngạo không siểm nịnh, đưa bản thảo thơ cho hắn xong liền xoay người rời đi, lúc ấy trưởng sử còn tán thưởng một câu, sau khi xem qua bản thảo thơ, trong lòng hắn càng thêm tiếc hận vì không thể giữ Lâm công tử ở lại.
Hiện tại Lâm Vận danh chấn kinh thành, hắn cho rằng công chúa sẽ thưởng thức người này, không nghĩ tới công chúa lại tỏ vẻ không nghe không biết không thấy, tựa như người này chưa từng tồn tại vậy.
Đan Nhi là thị nữ thân cận của công chúa, đương nhiên cũng hiểu rõ tâm ý của nàng, công chúa đã nói, nếu người tên Lâm Vận kia vẫn còn tiếp tục tặng thơ thì cứ bỏ bản thảo thơ vào một cái hộp, đợi lúc tiến cung, lập tức đưa hết cho bệ hạ.
Đây là bản thảo thơ thứ năm, đường đường là các tác phẩm đủ để lưu danh thiên cổ[1], Lâm Vận lại giống như ném tiền qua cửa sổ[2], nhưng ngẫm lại, những bài thơ đó đều là tâm huyết cả đời, hoặc là một hồi tức cảnh sinh tình[3] của người khác, hắn không để ý cũng hợp lý.
Đáng tiếc mặc dù Lâm Vận có cố gắng thể hiện bản thân có tài hoa tuyệt thế, thâm tình bất hối đến mức nào, nàng cũng chỉ cảm thấy hắn không khác gì một trò đùa, ngoại trừ nực cười thì chẳng có tác dụng gì khác.
Hiển nhiên, Triệu Hâm rất không vui, kỳ thực cho dù là ai bị người mình không thích sử dụng hàng giả để theo đuổi, đều sẽ vui không nổi.
Mà điều khiến cho nàng bất mãn hơn chính là Lâm Vận dám xem nàng như đá kê chân, làm nàng trở thành đề tài nghị luận của mọi người, Triệu Hâm một chút cũng không muốn tham gia vào trò cười này.
Triệu Hâm cười lạnh, "Hắn thích giẫm lên vai người khác để đạt được mục đích đúng không, vậy ta đây liền như ước nguyện của hắn, nâng đỡ hắn bước vào quan trường."
***
Lâm Vận vẫn còn đang nghi hoặc, vô luận là tiêu sái rời khỏi phủ công chúa, hay là kiên trì tặng thơ trong nhiều ngày, biểu hiện cao ngạo, chỉ nguyện cúi đầu trước một mình Lạc Hà công chúa.
Xây dựng hình tượng nhân vật không sai nha.
Lâm Vận tin tưởng mình xuyên không đến thế giới này là để lập nên cơ nghiệp bất hủ, nổi danh thiên hạ. Chẳng qua, hắn không phải người tự tin mù quáng, cũng từng cẩn thận suy xét về trạng huống của bản thân, tuy rằng hắn có ký ức của nguyên chủ, nhưng nguyên chủ trở thành cử tử với thành tích Tôn Sơn[4], thời gian khoa cử tiếp theo còn chưa chắc chắn có thể được truyền lư hay không.
Mà Lâm Vận, thân là một người hiện đại, chỉ tứ thư ngũ kinh[5] thôi đã đủ khiến cho hắn phải đau đầu, chứ đừng nói là đọc sách, chẳng qua nếu không đi con đường khoa cử này, thì hắn vĩnh viễn chỉ là một cử tử.
Nhưng muốn hắn dành thời gian học tứ thư ngũ kinh, Lâm Vận e sợ không được mấy năm, lý tưởng hào hùng của mình sẽ bị tiêu ma sạch sẽ.
Cho nên hắn không thể không đi lối tắt.
Khi nhìn thấy loan giá của Lạc Hà công chúa lúc mới đến kinh thành, hắn bỗng nhiên nghĩ ra một ý niệm, nếu hắn được công chúa ưu ái, thì có thể không cần phải mất nhiều công sức như vậy nữa, hắn có thể nhẹ nhàng vào triều làm quan, đại triển quyền cước, với kiến thức của hắn, bình bộ thanh vân[6] chỉ là chuyện sớm muộn.
Mà Lạc Hà công chúa, cho dù không thể nhìn rõ dung nhan, tướng mạo chắc hẳn cũng không quá xấu xí, lại nổi danh là tính cách ôn hoà, hơn nữa trước đây còn chuyên tâm tu hành ở đạo quan, có lẽ tâm tư sẽ đơn thuần hơn những người khác đi.
Lâm Vận suy nghĩ rất đẹp, đáng tiếc khởi năng tẫn như nhân ý[7].
Tuy rằng hiện tại hắn danh chấn kinh thành, nhưng đây không phải là mục đích cuối cùng của hắn, thứ hắn muốn là tấm chân tình của Lạc Hà công chúa, chẳng qua bây giờ đừng nói là ưu ái, đối phương quả thực là không thèm quan tâm.
Vị công chúa này cũng quá khó chiều đi, trong lòng Lâm Vận không vui, nếu không phải Lạc Hà công chúa là sự lựa chọn tốt nhất, thì hắn đã sớm tìm người khác. Còn về vấn đề tại sao hắn chỉ tặng thơ, đương nhiên là bởi vì vị Lạc Hà công chúa này quá điệu thấp, ngoại trừ những lúc tiến cung thì đều ở trong phủ công chúa, khiến cho hắn vô pháp thi triển các chiêu trò tán tỉnh khác.
Lâm Vận cảm thấy uổng phí tâm huyết mấy ngày nay nhịn không được bất đắc dĩ thở dài một hơi, "Ai."
Kim Sơn Hải vừa hay nghe thấy tiếng thở dài của hắn, "Lâm công tử cần gì phải thở dài."
Mấy ngày nay, Lâm Vận không ngừng tặng thơ cho phủ công chúa với tần suất hai ngày một lần, hắn đều biết, Kim Sơn Hải an ủi khuyên giải, "Lâm công tử, ngươi có lòng với Lạc Hà công chúa, ta hiểu, chẳng qua Tương Vương hữu mộng, thần nữ vô tâm[8], Lâm công tử vẫn nên chuyên tâm học tập đi, biết đâu sau này khi kim bảng đề danh[9], bình bộ thanh vân, ngươi lại được như ước nguyện thì sao."
Kim Sơn Hải không dám vọng tưởng, cũng không biết dã tâm và mục đích chân chính của Lâm Vận, mấy ngày nay, hắn tận tâm chăm lo cho cuộc sống hằng ngày của Lâm Vận, bận đến mức chân không chạm đất.
Ngoại trừ tiêu tốn ngàn lượng bạc trắng để mua phủ đệ hiện tại, hắn còn phải tìm mua trù nương, nô bộc, người gác cổng nữa.
Mỗi khi Lâm Vận thắc mắc về chuyện này, Kim Sơn Hải đều sẽ nói năng hùng hồn đầy lý lẽ, "Lâm công tử ngươi chính là Văn Khúc Tinh Quân[10] hạ phàm chuyển thế, Trạng Nguyên tương lai, bên người ít nhiều gì cũng phải có vài nô bộc hầu hạ."
Lâm Vận nghe xong, trong lòng không khỏi cười khổ, nếu hắn có thể trở thành Trạng Nguyên, thì sao phải cố gắng câu dẫn Lạc Hà công chúa. Nhưng Kim Sơn Hải tựa hồ đã nhận định, với tài hoa tuyệt thế của Lâm Vận, tuyệt đối sẽ không danh lạc Tôn Sơn[11].
Một nửa nguyên nhân còn phải quy về việc Lâm Vận vì muốn giành được sự ưu ái của Lạc Hà công chúa, liền mượn cớ chuyên tâm học tập để từ chối tất cả lời mời, Kim Sơn Hải cũng bị lừa, cho rằng hắn thực sự khổ học.
Dưới ánh mắt mong chờ của mọi người trong phủ đệ, Lâm Vận nhịn không được cảm thấy áp lực.
Lập tức buông bút, "Đọc vạn cuốn sách, không bằng đi vạn dặm đường. Ta muốn đi ra ngoài một chút, xem như mở rộng tầm mắt."
Kim Sơn Hải gật đầu, "Lâm công tử nói có lý, vậy để ta đi lấy bái thiếp, Lâm công tử tuỳ ý chọn lựa."
Kỳ thực hắn đã sớm thèm thuồng những yến hội hội thơ đó, phải biết rằng người tổ chức và người tham dự của những yến hội hội thơ đó đều là các quan to hiển quý, tao nhân mặc khách[12], thời điểm Lâm Vận từ chối hắn còn có chút đau lòng, nếu đi thì có thể kết giao bao nhiêu nhân mạch chứ.
Lâm Vận chọn chọn lựa lựa một lúc lâu, Kim Sơn Hải chỉ cho rằng hắn muốn tìm những yến hội hội thơ mà mình yêu thích, không nghĩ tới Lâm Vận đang cân nhắc khả năng sử dụng thơ ca, tốt nhất là loại vừa làm ra liền khiến cho bốn phía lặng ngắt như tờ[13], tự biết xấu hổ mà lui xuống, không chủ động giao lưu với hắn, người ta làm thơ, ba phần chăm chỉ, bảy phần thiên phú, còn hắn làm thơ, chỉ cần suy tư một lát là được rồi.
Cuối cùng, Lâm Vận lựa chọn hội thơ Đô Giang ở Phù Dung Viên và yến hội của Tống Vương phủ, vẻ mặt tựa như phải trải qua sự giằng co rất mãnh liệt mới quyết định được.
Kim Sơn Hải nói, "Để ta chuẩn bị y phục và lễ vật đi, hiện tại Lâm công tử danh chấn kinh thành, không thể quá tuỳ tiện."
Lâm Vận nhịn không được cảm thán Kim Sơn Hải này quả thực vô cùng tri kỷ, sau này cho hắn ở lại bên mình cũng có vẻ không tồi.
Kim Sơn Hải dành thời gian đến cửa hàng y phục tốt nhất ở kinh thành, đặt may một bộ y phục của nho sĩ làm bằng gấm Tứ Xuyên, cùng phụ kiện ngọc bội, bề ngoài của Lâm Vận vốn không tệ, chau chuốt cẩn thận một chút, cũng xem như không quá thua kém các quý công tử chốn kinh thành, chưa kể còn có khí chất phong nhã thanh cao của thư sinh.
Lâm Vận đi tới hội thơ Đô Giang tại Phù Dung Viên trước, tuy rằng văn nhân tương khinh[14], nhưng hầu hết người tham gia hội thơ này chỉ có thanh danh, chứ không phải là quan chức sở hữu địa vị cao, nên cho dù xảy ra chuyện gì, Lâm Vận cũng có thể đáp trả.
Ngoại trừ lúc tặng hai bài thơ 《Thanh Bình Điệu》 và 《cẩm sắt》 cho phủ công chúa, đây là lần đầu tiên Lâm Vận xuất hiện công khai ở kinh thành, thu hút rất nhiều sự chú ý.
Trước kia Lâm Vận từ chối lời mời làm thơ của không ít quý nhân, cũng không phải không có người nghi ngờ, chẳng qua sau khi từng tác phẩm xuất sắc lần lượt xuất hiện, một chút nghi ngờ đó liền dần dần biến mất.
Nếu như có người khác viết hộ, thì tại sao người đấy không xuất đầu lộ diện[15], tuỳ tiện lựa chọn một tác phẩm thôi cũng có thể danh lợi song thu. Xuất thân lai lịch của Lâm Vận đã sớm thanh thanh bạch bạch, không có điểm gì đáng để nghi ngờ, càng không có thứ gì khiến cho người khác cam tâm tình nguyện[16] thần phục.
Hội thơ cực kỳ náo nhiệt, văn thải phong lưu[17], Lâm Vận lại trước sau như một[18], im lặng không nói gì, có người không thích hắn cô phương tự thưởng như vậy, tuy có tài hoa, nhưng cũng không nên cao ngạo như thế chứ.
Lâm Vận cười nhạt, nhanh chóng làm ra bài 《Phù Dung Viên Tự》,
"Phù, thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ; quang âm giả, bách đại chi quá khách. Nhi phù sinh nhược mộng, vi hoa kỷ hà[19]?......"
Các văn nhân tâm phục khẩu phục[20].
Cảm nhận được ánh mắt sùng bái của nhã kỹ bên người, trong lòng Lâm Vận vô cùng kiêu ngạo, nữ tử hiếm khi tham gia hội thơ, nhưng nhã kỹ thì khác, đối với những văn nhân tài tử[21] ở nơi này, đây là chuyện rất bình thường, hơn nữa bởi vì thanh danh của Lâm Vận, người tổ chức còn đặc biệt để nhã kỹ xuất sắc nhất là Phù Cừ hầu hạ rót rượu mài mực cho hắn.
Nhã kỹ xuất sắc nhất, vô luận là tài hoa, dung mạo hay dáng người đều là xuất sắc nhất.
Lâm Vận nhịn không được cảm thấy động tâm. Chẳng qua sau đó hắn liền tỉnh táo lại, không khỏi nghiêm túc, trước đây bởi vì muốn giành được sự ưu ái của Lạc Hà công chúa, hắn chưa từng ra vào Tần lâu Sở quán[22], cố gắng xây dựng hình tượng 'giữ mình trong sạch'.
Nhưng nhan sắc kiều diễm, cùng đôi mắt xinh đẹp rung động lòng người kia của Phù Cừ, vẫn khiến cho hắn không tự chủ được ôm người vào trong lòng.
Khuôn mặt của Phù Cừ phiếm hồng, dung mạo vốn mê hoặc nhân tâm càng thêm minh diễm.
Người khác nhìn thấy cũng chỉ cười nói thiếu niên phong lưu.
Lúc Lâm Vận chuẩn bị đi về, mới biết người tổ chức của hội thơ đã chuộc thân cho Phù Cừ, còn chủ động đưa nàng cho Lâm Vận, "Lâm công tử tặng ta một giai tác tuyệt thế, ta đáp lại bằng một tuyệt sắc mỹ nhân, không phải là chuyện bình thường sao."
Đương nhiên người tổ chức của hội thơ biết việc Lâm Vận ngưỡng mộ công chúa, chẳng qua hắn không quá quan tâm, cứ xem như tỳ nữ là được, hồng tụ thiêm hương[23] chẳng phải sẽ càng thêm mỹ mãn hơn à.
Lâm Vận cười khổ, nhưng nếu hắn đã hưởng dụng thân thể trong trắng của Phù Cừ, thì vứt bỏ nàng tựa hồ cũng không ổn lắm.
Kim Sơn Hải không hề kinh ngạc đối với chuyện Lâm Vận mang theo một vị mỹ nhân cùng đi về, thập phần tự nhiên sắp xếp mấy nha hoàn ma ma hầu hạ Phù Cừ cô nương.
Mà Lâm Vận ngoại trừ cảm thấy hơi xấu hổ lúc ban đầu, cũng thích nghi nhanh chóng, thậm chí còn cá nước thân mật với Phù Cừ một hồi vào buổi chiều, sau khi có mỹ nhân làm bạn, những cuốn sách thường xuyên khiến cho hắn đau đầu có vẻ cũng không quá buồn tẻ như trước.
Đắm chìm trong ngày tháng nùng tình mật ý cùng Phù Cừ, làm Lâm Vận thiếu chút nữa quên mất việc tặng thơ cho phủ công chúa, chẳng qua cũng chỉ là thiếu chút nữa mà thôi, tuy rằng hắn yêu thích mỹ mạo của Phù Cừ, nhưng trong lòng hắn hiểu rất rõ, Phù Cừ xuất thân tiện tịch, không thể cho hắn thứ gì, người có thể giúp đỡ hắn bình bộ thanh vân chỉ có một mình Lạc Hà công chúa.
Hai ngày sau, là yến hội của Tống Vương phủ, bởi vì hầu hết người tham dự của yến hội đều là những vị quan to hiển quý, nên Kim Sơn Hải không khỏi dặn dò Lâm Vận vài câu, Lâm Vận cũng xem như chú tâm lắng nghe, có lẽ là do hai ngày vừa qua có Phù Cừ làm bạn, nên tâm tình của hắn tốt hơn rất nhiều.
Hắn đã sớm có sự chuẩn bị cho yến hội này.
Khác với hội thơ chỉ có các tao nhân mặc khách trước đó, yến hội của Tống Vương phủ có rất nhiều thiên kim quý nữ nghe danh của Lâm Vận mà đến, yến hội còn chưa bắt đầu, các thiên kim quý nữ đã bắt đầu nghị luận về Lâm Vận,
Một quý nữ có vẻ ngây thơ đáng yêu lên tiếng, "Không rõ Lâm công tử Lâm Vận trông như thế nào?"
Một quý nữ khác hưng phấn đáp lại, "Chắc hẳn là vô cùng tuấn lãng, chi lan ngọc thụ[24]."
Các nàng đều là quý nữ danh xứng với thực ở kinh thành, trong quá khứ các nàng từng lén lút thành lập nên một thi xã, hiện tại đã trở thành truyền thuyết của kinh thành, không phải người vừa có gia thế vừa có tài hoa thì không được gia nhập, trong đó người xuất sắc nhất phải nhắc tới Tương Vương quận chúa Triệu Nghi và đích nữ của tả tướng là Khương Minh Hi, kể cả muội muội của chiêu nghi, kiêm nữ nhi của học sĩ hàn lâm viện[25] là Tưởng Trí Tình cũng chỉ chiếm một vị trí nhỏ.
Mà những bài thơ của Lâm Vận cực kỳ phù hợp với khẩu vị của các nàng, có thể nói trong khoảng thời gian này, mấy lần các nàng tụ hội đều là để đàm luận về thơ của Lâm Vận, mỗi khi có tác phẩm mới, các nàng cơ hồ chính là người có được bản thảo thơ nhanh nhất.
"Lạc Hà công chúa thực sự rất may mắn nha." Một quý nữ nhịn không được cảm thán,
Tuy rằng không ai nói gì, nhưng hầu như trong lòng mọi người đều suy nghĩ như thế, dị cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang[26], còn là hữu tình lang có tài hoa tuyệt thế như vậy.
Chẳng qua cũng chỉ là hâm mộ mà thôi, các nàng không ngốc, luận gia thế, phụ thân và huynh trưởng của người ta chính là hoàng đế, các nàng không so sánh nổi.
Tưởng Trí Tình cũng tham dự yến hội này, nhưng khác với quá khứ, nàng không tham gia vào cuộc trò chuyện cùng mọi người.
Các nàng nói như vậy, là bởi vì các nàng chưa từng nhìn thấy Lạc Hà công chúa.
Nếu các nàng nhìn thấy người, thì các nàng sẽ hiểu, đôi khi không phải cứ có tài hoa là sẽ được như ước nguyện.
Nghe nói Lâm Vận đã đến, các quý nữ lập tức phái thị nữ thân cận của mình đi hỏi thăm Lâm công tử đang ở đâu.
Có quý nữ không hình dung được dáng vẻ của Lâm công tử qua lời kể của thị nữ, to gan lớn mật[27] vén rèm lên nhìn về phía khách khứa, lại thấy dung mạo của đối phương chỉ miễn cưỡng xem như tuấn lãng, căn bản không thể so sánh với tứ đại công tử ở kinh thành, nhưng nhớ tới những bài thơ kinh tài tuyệt diễm[28] do người này làm ra, liền cảm thấy hắn có vẻ không giống như người bình thường.
《Phù Dung Viên Tự》 của ngày hôm trước khiến cho danh khí của Lâm Vận được nâng cao, đến Tống Vương thế tử cũng hy vọng Lâm đại tài tử có thể sáng tác nên một tác phẩm xuất sắc, coi như giúp phụ vương của hắn vui vẻ.
Mà Lâm Vận cũng không phụ sự kỳ vọng của bọn họ.
Hắn nâng chén rượu, vừa bước đi vừa ngâm nga,
"Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư...... Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử. Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc[29]......"
Ngôn ngữ nổi bật, tựa như Minh Châu, làm yến hội vốn đã náo nhiệt càng thêm cao trào.
Đúng lúc này, thánh chỉ giá lâm, yêu cầu Lâm Vận tiến cung, làm bạn với hoàng đế.
Tác giả có lời muốn nói: Có cảm giác được quay lại tiết ngữ văn thời cao trung.
Chương này đổi mới một chút với tác giả Vương Bột[30] nha.
[1] Lưu danh thiên cổ: Để lại tiếng thơm cho muôn thuở.
[2] Ném tiền qua cửa sổ: Ví cách tiêu pha bừa bãi, phung phí tiền của một cách quá đáng, ở đây là chỉ những bài thơ có giá trị ngàn vàng nhưng lại bị Lâm Vận xem như công cụ tán tỉnh, sử dụng không đúng mục đích:v
[3] Tức cảnh sinh tình: Cảm xúc nảy nở ngay khi nhìn thấy cảnh đẹp, hấp dẫn hiện ra trước mắt.
[4] Thành tích Tôn Sơn: Tôn Sơn đi thi đỗ chót =)))))
[5] Tứ thư ngũ kinh:
Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển, của nho học Trung Hoa. Tứ thư được Chu Hy, thời nhà Tống lựa chọn. Bao gồm các cuốn như: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
- Đại Học: Cuốn này vốn là một thiên trong bộ "Lễ kí". Thời nhà Tống đã tách thiên này ra thành sách riêng.
- Trung Dung: Cuốn này cũng là một thiên trong bộ "Lễ kí". Với khẳng định ý niệm cho rằng, không thiên lệch không dựa dẫm. Giữ mức trung hòa bình thường, đó là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Đồng thời là nguyên tắc cơ bản, để xử lí mọi công việc.
- Luận Ngữ: Trong cuốn sách này, các đệ tử của Khổng Tử, ghi lại các hành động, cũng như lời nói của Khổng Tử. Nội dung trong đó, là những buổi nói chuyện của Khổng Tử. Trả lời các câu hỏi của đệ tử, lại có những cuộc nghị luận, giữa các đệ tử của Khổng Tử.
- Mạnh Tử: Là cuốn sách ghi lại các quan điểm, tư tưởng và hoạt động của Mạnh Tử. Cùng với các đệ tử của ông, về các mặt chính trị, triết học, giáo dục... Đó là tư liệu chủ yếu để nghiên cứu về Mạnh Tử.
"Ngũ kinh" hay cũng có tên gọi khác, đó là "Ngũ thư". Ngũ Kinh, là 5 cuốn sách kinh điển, của các nhà văn học Trung Hoa. Năm cuốn sách này có các tên như: Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu.
- Kinh Thi là tổng tập thi ca, có sớm nhất ở Trung Quốc. Vì thế sách này, được các nhà nho, liệt vào hàng kinh điển. Do đó có cái tên là Kinh thi.
- Kinh Thư là cuốn sách, sưu tầm các văn kiện lịch sử, thời cổ của Trung Quốc. Trong đó còn có một số thiên chương, tường thuật những sự tích, và trước tác thời cổ đại. Tương truyền sách này, cũng do Khổng Tử biên soạn, nhưng có một số thiên chương rõ ràng, là do các nhà nho đời sau bổ sung.
- Kinh Lễ còn gọi là Nghi Lễ, là cuốn sách sưu tầm về các lễ nghi, và quy tắc đạo đức, trong thời kì Xuân Thu Chiến quốc.
- Kinh Dịch hay Chu Dịch, là sách thông qua hình thức "bát quái đồ", để suy ra những sự biến hóa, trong giới tự nhiên và xã hội. Sách này cho rằng trong vũ trụ, có hai lực lượng "âm" và "dương", tác động lẫn nhau, và đó là căn nguyên của vạn vật. Trong đó có nhiều quan điểm, mang tư tưởng biện chứng pháp đơn giản.
- Kinh Xuân Thu: Truyền thuyết cho rằng Khổng Tử, đã lấy sách Xuân Thu. Do sử quan của nước Lỗ biên soạn, để chỉnh lí bổ sung, rồi tạo thành sách này.
[6] Bình bộ thanh vân: Một bước lên mây, ý chỉ sự thăng tiến nhanh chóng trong công việc.
[7] Khởi năng tẫn như nhân ý: Việc thế gian không thuận lợi như ý người.
[8] Tương Vương hữu mộng, thần nữ vô tâm: Thời chiến quốc, Vu Sơn Thần Nữ thương thầm Sở Tương Vương, lén trốn xuống trần gian mong được tương ngộ. Tương Vương vừa nhìn thấy Vu Sơn Thần Nữ liền yêu tới kinh thiên động địa, nguyện kết duyên vợ chồng, bách niên giai lão, nhưng lại bị luật Tiên – Phàm ngăn cản, không thể như nguyện. Tương Vương hồi cung vẫn ngày ngày thương nhớ tới Vu Sơn Thần Nữ, Thần Nữ cảm động tấm chân tình của Tương Vương, sau khi dung hợp trong mộng cùng Tương Vương, lưu lại ngọc bội rồi biệt ly. Tương Vương vội đặt chân tới Vu Sơn, một lòng muốn gặp người con gái trong tim, Thần Nữ tái hiện, nói với Tương Vương rằng tiền duyên đã hết, khuyên ngài thu hồi tâm tư, chuyên tâm cai trị xã tắc, đừng có tiếp tục quấy nhiễu thiên đình.
[9] Kim bảng đề danh: Đỗ đạt cao trong thi cử.
[10] Văn Khúc Tinh Quân: Là vị tinh tú chuyên cai quản công danh và thi cử của con người thế gian. Truyền thuyết kể rằng Tỉ Can, Phạm Trọng Yêm, Bao Chửng, Văn Thiên Tường đều là Văn Khúc Tinh Quân hạ phàm chuyển thế. Cũng không phải mỗi lần đều thông qua phương thức chuyển sinh để hạ phàm, có những lúc cũng trực tiếp giáng hạ, biến hóa thành hình tượng của những người bình thường.
[11] Danh lạc Tôn Sơn:
Vào thời nhà Tống của Trung Quốc. Có một tài tử tên là Tôn Sơn. Anh ta không chỉ hài hước mà còn rất giỏi về kể chuyện cười. Vậy nên người dân xung quanh đặt cho ông biệt danh là "Tài tử khôi hài".
Một lần, ông và con trai của một người cùng quê cùng đến kinh thành để đi thi.
Lúc đề tên kết quả, mặc dù tên của Tôn Sơn ở cuối danh sách. Nhưng vẫn là thi đỗ, mà con trai của người cùng quê đi với ông lại không đỗ.
Không lâu sau, Tôn Sơn và con trai của người cùng quê kia trở về nhà, người cùng quê kia hỏi rằng con trai của ông ấy có thi đỗ không. Tôn Sơn vừa ngại không nói thẳng, lại vừa không muốn giấu diếm. Liền đọc ra hai câu thơ: "Giải nguyên tận ngoại thị Tôn Sơn, hiền lang canh tại Tôn Sơn ngoại" (解元尽处是孙山,贤郎更在孙山外). Ý của hai câu thơ này là nói: Tôn Sơn xếp ở hàng cuối cùng trong bảng cử nhân, còn con của ông ấy xếp sau Tôn Sơn, có nghĩa là thi trượt.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Danh lạc Tôn Sơn" để nói về việc thi trượt.
[12] Tao nhân mặc khách: Người tao nhã và khách văn chương.
[13] Lặng ngắt như tờ: Yên ắng, tĩnh mịch.
[14] Văn nhân tương khinh: Các nhà văn thường xem nhẹ, không phục tài nhau, hay đố kị không trân trọng nhau.
[15] Xuất đầu lộ diện: Xuất hiện công khai.
[16] Cam tâm tình nguyện: Ám chỉ việc sâu trong tận đáy lòng tự nguyện làm việc gì đó mà không bị ai ép buộc cả, họ làm bằng cả trái tim chứ không hề bị ràng buộc hay gò bó bởi một điều gì.
[17] Văn thải phong lưu: Văn chương muôn màu, đẹp đẽ hoa lệ, tựa như cơn gió bay xa lưu truyền đến muôn đời sau.
[18] Trước sau như một: Trong hoàn cảnh nào cũng chỉ có một trạng thái, không hề thay đổi.
[19] Trích từ bài "Xuân dạ yến đào lý viên tự": Phù, thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ; quang âm giả, bách đại chi quá khách. Nhi phù sinh nhược mộng, vi hoan kỷ hà? Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã. Huống dương xuân triệu ngã dĩ yên cảnh, đại khối giả ngã dĩ văn chương. Hội đào lý chi phương viên, tự thiên luân chi lạc sự. Quần quý tuấn tú, giai vi Huệ Liên; ngô nhân vịnh ca, độc tàm Khang Lạc. U thưởng vị dĩ, cao đàm chuyển thanh. Khai quỳnh diên dĩ toạ hoa, phi vũ thương nhi tuý nguyệt. Bất hữu giai tác, hà thân nhã hoài? Như thi bất thành, phạt y Kim Cốc tửu sổ.
[20] Tâm phục khẩu phục: Phục tự đáy lòng, chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.
[21] Văn nhân tài tử: Người có học và có tài.
[22] Tần lâu Sở quán: Thanh lâu, kỹ viện.
[23] Hồng tụ thiêm hương: Chỉ việc thư sinh đọc sách có mỹ nữ bên cạnh.
[24] Chi lan ngọc thụ (芝蘭玉樹): Tài giỏi, ưu tú.
[25] Hàn lâm viện (翰林院): Là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế.
Quan viên của Hàn lâm viện cũng là nguồn nhân lực cung cấp cho Quốc sử quán trong việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ. Ngoài ra, Hàn lâm viện cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh truyện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, và khi cần, đảm nhận trách nhiệm Khâm sai. Hàn lâm viện và Quốc tử giám (tức trung tâm giáo dục giữ trọng trách đào tạo nhân tài cho quốc gia) là hai cơ quan học thuật rất được trọng vọng trong quan chế triều đình xưa.
[26] Dị cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang (易求無價寶,難得有情郎): Muốn tìm một bảo vật vô giá thì dễ, tìm được một người yêu toàn tâm toàn ý yêu mình mới là khó.
[27] To gan lớn mật: Ở đây có nghĩa là bạo dạn.
[28] Kinh tài tuyệt diễm: Xinh đẹp đến mức khiến người ta phải kinh ngạc.
[29] Trích từ bài "Đằng Vương các tự":
Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ.
Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư.
Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt.
Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư;
Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp.
Hùng châu vụ liệt, tuấn thái tinh trì,
Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ.
Đô đốc Diêm công chi nhã vọng, khể kích dao lâm;
Vũ Văn tân châu chi ý phạm, xiêm duy tạm trú.
Thập tuần hưu hạ, thắng hữu như vân;
Thiên lý phùng nghinh, cao bằng mãn toạ.
Đằng giao khởi phụng, Mạnh học sĩ chi từ tông;
Tử điện thanh sương, Vương tướng quân chi võ khố.
Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu;
Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn.
Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu.
Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử.
Nghiễm tham phi ư thượng lộ, phỏng phong cảnh vu sùng a.
Lâm đế tử chi Trường Châu, đắc tiên nhân chi cựu quán.
Tằng đài tủng thuý, thượng xuất trùng tiêu;
Phi các lưu đan, hạ lâm vô địa.
Hạc đinh phù chử, cùng đảo tự chi oanh hồi;
Quế điện lan cung, liệt cương loan chi thể thế.
Phi tú thát, phủ điêu manh,
Sơn nguyên khoáng kỳ doanh thị, xuyên trạch hu kỳ hãi chúc.
Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia;
Khả hạm mê tân, thanh tước hoàng long chi trục.
Hồng tiêu vũ tễ, thái triệt vân cù.
Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Ngư chu xướng vãn, hưởng cùng Bành Lễ chi tân;
Nhạn trận kinh hàn, thanh đoạn Hành Dương chi phố.
Dao khâm phủ sướng, dật hứng thuyên phi.
Sảng lại phát nhi thanh phong sinh, tiêm ca ngưng nhi bạch vân át.
Kỳ Viên lục trúc, khí lăng Bành Trạch chi tôn;
Nghiệp thuỷ châu hoa, quang chiếu Lâm Xuyên chi bút.
Tứ mỹ cụ, nhị nan tinh.
Cùng thê miện vu trung thiên, cực ngu du ư hạ nhật.
Thiên cao địa huýnh, giác vũ trụ chi vô cùng;
Hứng tận bi lai, thức doanh hư chi hữu số.
Vọng Trường An vu nhật hạ, chỉ Ngô Hội ư vân gian.
Địa thế cực nhi nam minh thâm, thiên trụ cao nhi bắc thần viễn.
Quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân?
Bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.
Hoài đế hôn nhi bất kiến, phụng Tuyên thất dĩ hà niên?
Ta hồ!
Thời vận bất tế, mệnh đồ đa suyễn.
Phùng Đường dị lão, Lý Quảng nan phong.
Khuất Giả Nghị vu Trường Sa, phi vô thánh chủ;
Thoán Lương Hồng vu Hải Khúc, khởi phạp minh thời.
Sở lại quân tử an bần, đạt nhân tri mệnh.
Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm?
Cùng thả ích kiên, bất truỵ thanh vân chi chí.
Chước Tham tuyền nhi giác sảng, xử hạc triệt dĩ do hoan.
Bắc hải tuy xa, phù dao khả tiếp;
Đông ngung dĩ thệ, tang du phi vãn.
Mạnh Thường cao khiết, không hoài báo quốc chi tâm;
Nguyễn Tịch xướng cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc!
Bột tam xích vi mệnh, nhất giới thư sinh.
Vô lộ thỉnh anh, đẳng Chung Quân chi nhược quán;
Hữu hoài đầu bút, mộ Tông Xác chi trường phong.
Xả trâm hốt ư bách linh, phụng thần hôn ư vạn lý.
Phi Tạ gia chi bảo thụ, tiếp Mạnh thị chi phương lân.
Tha nhật xu đình, thao bồi Lý đối;
Kim thần phủng duệ, hỉ thác Long môn.
Dương Ý bất phùng, phủ Lăng vân nhi tự tích;
Chung Kỳ ký ngộ, tấu lưu thuỷ dĩ hà tàm?
Ô hô!
Thắng địa bất thường, thịnh diên nan tái.
Lan Đình dĩ hĩ, Tử Trạch khâu khư.
Lâm biệt tặng ngôn, hạnh thừa ân ư vĩ tiễn;
Đăng cao tác phú, thị sở vọng ư quần công.
Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn.
Nhất ngôn quân phú, tứ vận câu thành.
Thỉnh sái Phan giang, các khuynh lục hải vân nhĩ.
Đằng Vương cao các lâm giang chử,
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ.
Hoạ đống triêu phi Nam Phố vân,
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu.
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
[30] Tác giả Vương Bột (王勃): Tự Tử An, người Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây) thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt" (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường).
==========
Vương Bột là tác giả của bài "Đằng Vương các tự" ở trên đó:>
Một cử tử nghèo túng có tài hoa x Công chúa được sủng ái nhất Đại Hi.
Thường nghe tình yêu không phân biệt giai cấp nhưng như này thì hình như hơi chênh lệch quá rồi:')))))