Chương 45: Đại Học Hay Học Đại
Nồi lẩu sôi sùng sục, hơi nóng bốc lên làm mờ ảo khuôn mặt đám trẻ ngồi quanh bàn. Ý Lan chống cằm nhìn Nhật Luân và thủ quỹ A2 bận rộn bỏ rau và topping vào nước dùng, lại liếc nhìn thủ quỹ lớp mình và cậu bạn-bị-kẹt-đầu-ở-cửa-sổ đang khoanh tay trước ngực ra oai, nhỏ cũng chỉ biết lắc đầu thở dài. Ngoài bốn cán bộ lớp thì mấy đứa còn lại không ưa gì nhau, nhưng tụi nó vẫn chịu ngồi chung một bàn ăn chung một nồi lẩu. Cậu bạn thủ quỹ là đứa đòi đi theo Nhật Luân và Trí cho bằng được, thế nên giờ cứ im lặng làm hết mọi chuyện trên bàn.
Thủ quỹ A1 thu lại khuôn mặt thái độ của mình dành cho thằng A2 ngồi đối diện, nhỏ nhìn ra hàng cây xanh rì bên đường, gió thổi nhẹ, lá chạm lá, thấm thoát năm 11 cũng sắp kết thúc rồi. Nghĩ đến ngưỡng cửa Đại Học trong tương lai gần, nhỏ thủ quỹ bỗng mất cả cơn thèm ăn, thở dài thườn thượt.
"Mọi người đã nghĩ đến chuyện chọn ngành gì, trường nào chưa?" Thủ quỹ A1 hỏi.
Nhật Luân vừa múc đồ ăn từ nồi lẩu cho mấy bạn nữ vừa nói: "Mình sẽ đi Mỹ đi du học, mình chọn Aeronautical Engineering (Kĩ sư hàng không) ở Viện công nghệ California (California Institute of Technology)."
Ý Lan khựng lại trong giây lát, nhỏ liếc nhìn Nhật Luân rồi dời mắt trở lại miếng rau trong chén của mình. Mấy đứa xung quanh gật gù không mấy ngạc nhiên, nhà Nhật Luân tính ra cũng có điều kiện, việc du học như thế này không có gì ngạc nhiên cả, ngành cậu chọn cũng vừa vặn phù hợp thế mạnh giỏi môn Vật Lý sẵn có của mình.
"Mẹ mình đang làm ở ngân hàng, mẹ bảo học ngân hàng đi sau này có mẹ lo cho công việc khi ra trường." Thủ quỹ vươn tay nhận lấy chén đồ ăn mà Nhật Luân múc cho, "Cảm ơn."
"Thế cũng tốt, nhưng bạn có thích không?" Ý Lan nhìn sang hỏi.
Thủ quỹ chậc lưỡi, "Ồ... mình không rõ mình thích làm cái gì, mẹ mình cứ nói bên tai học ngân hàng vì có mẹ lo, nên mình chưa khi nào nghiêm túc nghĩ đến những cái khác. Ba mẹ và họ hàng mình đều bảo có sẵn người nâng đỡ thì cứ thuận theo thôi, vì lắm người ra trường không tìm được việc làm."
Ý Lan nghe cũng không nói gì nữa, bậc cha mẹ nào mà không muốn con cái thuận đường suông sẻ.
"Mình học Dược, mong là vào được Đại học Y Dược, không thì học cao đẳng Dược, học xong đi làm cho người ta hai năm rồi sẽ tự mở nhà thuốc." Cậu bạn-bị-kẹt-đầu-ở-cửa-sổ cúi đầu cặm cụi lột vỏ tôm nói lên dự định của mình.
"Trời m*! Nhà mày giàu vậy luôn hả?" Thằng thủ quỹ A2 thốt lên, cậu biết mấy chuyện học xong tự mở cửa hàng này nọ thì phải có vốn liếng khá nhiều, chưa gì đã tính luôn chuyện sau khi đã học xong thì nhà cậu bạn bên A1 phải khá giả lắm.
"Tao là con một trong nhà, ba mẹ làm lụng cũng chỉ lo mỗi tao thôi." Cậu bạn-bị-kẹt-đầu-ở-cửa-sổ ngẩng đầu nhìn thủ quỹ A2 trả lời, "Tính như vậy để sau này còn lo cho ba mẹ nữa." Cậu vừa nói vừa bỏ mấy con tôm đã lột sạch vỏ vào chén của thủ quỹ lớp mình, Việt Chinh, và Ý Lan, sẵn hỏi:
"Lớp trưởng chọn học gì thế?"
"Marketing ở Đại Học Kinh Tế." Ý Lan trả lời rồi gắp con tôm ăn ngon lành, nhỏ muốn học Công nghệ Sinh học, nhưng ngành này lại lọt top một trong những ngành khó tìm việc lại thất nghiệp cao, nhỏ không dám đánh cược như thế. Kinh tế gia đình Ý Lan cũng ổn nhưng không đến mức để nhỏ có thể muốn học gì thì học mà không lo nghĩ đến chuyện tiền bạc sau này.
Cả bàn ăn sôi nổi chuyện chọn ngành nghề Việt Chinh lại rơi vào cơn hoang mang khi không rõ được mình muốn học gì, chọn trường nào, thích làm gì. Nhỏ cắn đũa nhìn mọi người nói về chuyện vào Đại Học, đến khi Ý Lan hỏi đến nhỏ cũng chỉ biết lắc đầu: "Mình không biết."
Ý Lan nhìn ra được Việt Chinh đang có áp lực, nhỏ vỗ vỗ vai cô bạn: "Từ từ tìm hiểu thôi, bây giờ mình nghĩ thế nhưng sang năm học hành sao đó mình lại đổi ý cũng không khác gì bạn cả."
Việt Chinh cười cười, miễn cưỡng gật đầu nhưng nhỏ đã bắt đầu mất tập trung với cả đống suy nghĩ mông lung về tương lai.
"Trí thì sao?"
Cả đám nhìn sang cậu bạn nãy giờ chỉ tập trung gỡ xương cá vừa tò mò vừa chờ đợi. Tất cả tụi nó đều có thế mạnh riêng, nhưng Trí là một thằng ưu tú càng ngày càng gây nhiều bất ngờ cho mọi người, trong suy nghĩ của cả đám hẳn là Trí đã vạch ra một tương lai rõ ràng mình sẽ học gì, trường nào nên đứa nào cũng muốn biết con đường tiếp theo sau khi tốt nghiệp cấp III của Trí, có khi cậu lại chọn một ngành mà không ai nghĩ đến cũng nên.
Trí gắp nốt một mảnh xương thật mỏng khỏi miếng cá rồi bỏ vào chén cho Việt Chinh, cậu nửa thật nửa đùa nói:
"Mình chưa xác định học cái gì cả, nhưng mà định hướng là ngành gì đó mà sau này đi làm mua được Lamborghini ở tuổi 30 ấy."
"???"
"..."
Việt Chinh suýt thì nghẹn miếng cá đang ngay giữa cổ họng, đầu nhỏ nhảy ngay lại thời điểm hè năm lớp 10 đùa rằng nếu có một anh chạy Lamborghini thì nhỏ vẫn chọn ngồi trên chiếc xe đạp của Trí chứ không theo người ta (chương 29). Rõ ràng là một câu cho vui mà người ngồi cạnh vẫn nhớ để đùa lại.
Mấy đứa vây quanh nồi lẩu muốn nói rằng không ai đánh thuế ước mơ hay trí tưởng tượng nhưng lại nghĩ ai biết được cái thằng cao nghều này làm được thì sao, nên đứa nào cũng đành ngậm miệng lại. Lỡ Trí giàu được thế thì sau này tụi nó bám chân một chút chắc cũng không vấn đề gì, tôn trọng hoài bão của bạn bè ngay từ bây giờ để sau này dễ nói chuyện.
"Thế sau tao cưới thì nhớ cho mượn xe đi rước dâu nhé?" Thủ quỹ A2 nhân cơ hội còn thân thiết đã mượn ngay chiếc xe sang trong tương lai của Trí, "Tao là người xếp hàng đầu tiên đấy."
Trí cười, gật đầu đồng ý.
Nhờ câu nói của Trí mà không khí trên bàn lẩu cũng thoải mái hơn, đám trẻ gạt chuyện tương lai sang một bên tâm sự những chuyện hằng ngày. Việt Chinh nhai nuốt chậm rì, Trí bỏ gì vào chén thì ăn cái đó, hoàn toàn không cảm nhận được mùi vị trong miệng. Mãi đến khi nồi lẩu bị tụi nó chén sạch sẽ, mỗi đứa mỗi đường ai về nhà nấy Việt Chinh vẫn chìm trong bể hoang mang của chính mình.
Hai đứa ngồi cạnh nhau ngay trạm xe buýt chờ chuyến về nhà, Việt Chinh ôm chiếc balo trước ngực ngẩn ngơ nhìn dòng xe qua lại ngoài đường. Bằng cách nào đó Việt Chinh không thể biết được bản thân mình muốn gì ở tương lai, mọi người đều có mục tiêu dù chưa chắc chắn lắm, còn nhỏ vẫn chỉ luẩn quẩn ở mốc thời gian hiện tại. Việt Chinh nhớ lại ngày mình còn bé mỗi lần thấy mấy chị ca sĩ ăn mặc xinh đẹp hát những bài hát mình thích trên tivi thì ước sau này mình được làm ca sĩ. Thấy cô giáo mặc áo dài giỏi giang đứng trên bục giảng thì ước mơ trở thành giáo viên. Đi bệnh viện thấy các sĩ, y tá mặc áo blouse trắng mang ống nghe lại muốn thành bác sĩ. Hầu như những gì ngày còn bé thấy thích thú đều mơ ước lớn lên sẽ trở thành người như thế, nhưng lớn lên những ước mơ ấy chẳng biết khi nào đã tan biến không còn dấu vết để trở thành một mục tiêu nhất định. Việt Chinh chẳng rõ mình đã bỏ quên những sở thích ấy từ khi nào, và đã sống mà chẳng có gì cao cả để theo đuổi lúc nào chẳng hay.
Trí gọi Việt Chinh mấy lần nhưng người ngồi cạnh đã treo hồn ở nơi nào đó chẳng phản ứng gì, cậu đưa tay véo nhẹ bên má Việt Chinh mới giật mình nhìn sang.
"Sao thế?"
Trí vuốt nhẹ chỗ mình vừa véo nói, "Hỏi bạn mới đúng đấy, sao thế? Nghĩ về chuyện chọn ngành và trường à?"
Việt Chinh không giấu được tiếng thở dài: "Liệu có quá trễ khi bây giờ mình vẫn chưa có chuẩn bị gì cho hành trang mới không?"
"Không, " Trí lắc đầu, "Đừng gượng ép."
"Lỡ như đến ngày điền đơn đăng kí nguyện vọng mà mình vẫn mơ hồ thế này thì làm sao đây? Học đại ư?"
Trí im lặng một hồi mới trả lời, "Mình không biết. Việt Chinh, mình cũng không rõ mình muốn gì." Giọng cậu nhỏ lại, xen lẫn trong ấy có sự hoang mang hiếm thấy.
Việt Chinh khó tin nhìn sang, nhỏ nghĩ cậu nói như thế để an ủi mình nhưng nhỏ cảm nhận được Trí cũng đang bị cuốn vào vòng vô định của mình. Trí cười nhẹ trước ánh mắt của Việt Chinh, "Việt Chinh này, mình không phải là một người hoàn hảo như bạn nghĩ đâu."
Trí đã ở bên cạnh Việt Chinh từ những ngày đầu vào III, cậu cùng Việt Chinh đi qua chuyện lớn chuyện nhỏ, người Việt Chinh tiếp xúc nhiều nhất là cậu. So với Việt Chinh, Trí chững chạc và điềm tĩnh hơn rất nhiều, điều này nghiễm nhiên tạo thành một bộ lọc tuyệt vời trong mắt Việt Chinh và nhỏ quên rằng cậu cũng chỉ là một thằng nhóc mà thôi. Những khó khăn trong suy nghĩ hay cơn mơ hồ về tương lai mà Việt Chinh gặp phải cậu cũng sẽ như thế.
Việt Chinh đưa tay kéo kéo vạt áo Trí thật lòng nói:
"Nhưng mà bạn rất giỏi, tất cả mọi thứ ấy."
"Giỏi là một chuyện nhưng đam mê là một chuyện, và hoàn cảnh thúc đẩy suy nghĩ là một chuyện nữa. Nhật Luân cũng rất giỏi, bạn ấy giỏi hơn cả mình đấy nhưng bạn ấy có đam mê với môn Lý thôi nên xác định được bản thân muốn gì. Cậu bạn của bạn trông không lo nghĩ gì nhưng biết mình phải lo cho ba mẹ vì là con một nên chọn Dược, còn nghĩ đến chuyện mở một nhà thuốc để chủ động thời gian hơn. Có nhiều thứ tác động lên việc bản thân muốn làm gì lắm."
"Bạn thật sự chưa từng muốn cái gì lớn lao à?"
Trí chưa kịp suy nghĩ về câu hỏi của Việt Chinh trước mặt hai đứa xuất hiện một bà cụ gầy nhom, lưng còng, da nhăn nheo và đen nhẻm. Bà cụ chắp tay, gương mặt hằn nét cực khổ run rẩy xin một chút tiền qua bữa ăn hôm nay. Việt Chinh và Trí đứng phắt dậy, hai đứa lục lọi trong cặp lấy ra được vài tờ tiền, có người ngồi ở đó không xa thấy thế vội ngăn lại: "Lừa tiền đó mấy đứa ơi, ngày nào bà già cũng quanh quẩn xin tiền suốt, mà không phải nghèo khó như vậy đâu."
Việt Chinh và Trí đều khựng lại nhìn người vừa nói, người nọ kể thêm một vài chuyện, Việt Chinh liếc nhìn bà cụ già nua dùng tay quẹt nước mắt lắc đầu, đôi dép bà đi mòn đến mức chẳng thể bảo vệ được đôi chân, áo sờn vai, vải bạc màu, nhỏ nhìn xuống đôi giày sạch sẽ của mình chợt nghĩ, phải khổ cực như thế nào để một người bỏ qua sự hèn mọn đi xin đây xin đó? Việt Chinh cau mày khó chịu quay ngoắt lại nhìn người nọ vẫn luyên thuyên đủ thứ chuyện về người nghèo, ánh mắt nhỏ như chứa dòng điện khiến người ta im bặt. Việt Chinh rút luôn mấy tờ tiền đang trên tay Trí xếp phẳng phiu với tiền của mình, vừa nhẹ nhàng vừa lễ phép dùng cả hai tay đưa đến trước mặt bà cụ. Nhỏ nhỏ nhẹ nói: "Bà tranh thủ mua gì ăn cho no nhé ạ, bà có cần tụi con dìu bà đi không?"
Bà cụ rơm rớm nước mắt nắm chặt tay Việt Chinh liên tục nói cảm ơn, dòng lệ lăn trên từng vết nhăn như thước phim quay cảnh bần cùng chạy qua mắt Việt Chinh, nhỏ thấy mũi mình cay xè và hốc mắt nóng rực. Trí nghe thấy người lạ nọ lẩm nhẩm nói hai đứa trẻ dễ dụ ng* ngốc, cậu nhìn sang Việt Chinh chẳng ý đến gì vẫn một mực hỏi han bà cụ. Giây phút này cậu cảm thấy cho dù cả hai đều không biết bản thân muốn gì ở tương lai, nhưng Việt Chinh hơn cậu khi nhỏ đã có sẵn một trái tim dịu dàng và lí trí đủ vững để kiên định với một điều gì đó.
Xe buýt đến trạm đúng giờ, bà cụ vừa cảm ơn hai đứa rối rít vừa giục lên xe, Việt Chinh và Trí dặn bà cẩn thận đủ điều mới đứa trước đứa sau bước lên. Chuyến xe rời đi để lại dáng lưng cong nhỏ bé dần xa, Việt Chinh hít một hơi thật sâu tựa đầu vào vai Trí thủ thỉ: "Nếu năm 30 tuổi bạn giàu thật giàu thì khi gặp người khó khăn phải giúp đỡ họ thật nhiều nhé, tuyệt đối không được đắn đo vì lời nói của người khác."
"Ừ, nhất định." Trí hiểu, Việt Chinh chỉ muốn làm những điều nhỏ thấy trước mắt mà thôi, nhỏ không quan tâm những thứ khác. Cái Việt Chinh làm xuất phát từ lòng nhân ái, kể cả người ta có lừa đảo đi chăng thì cũng chẳng ảnh hưởng đến việc làm mang tính tích cực đến xã hội của mình.
Trí nhìn đỉnh đầu đang tựa vào vai mình, cậu nghĩ lại câu hỏi của Việt Chinh, cậu có ao ước một điều gì đó lớn lao không, tất nhiên là có. Cậu đã từng và vẫn đang ao ước một thứ bình yên rất đỗi bình thường như Việt Chinh đang có, cậu ước ao được chìm trong cảm giác êm đềm như ngày đầu tiên mình gặp Việt Chinh. Như thế có quá lớn lao để cầu mong không?
***
Bữa cơm tối nhà Việt Chinh có không khí nặng nề hơn bình thường, nguyên nhân là do con gái chẳng thèm đá động đến món sườn chua ngọt yêu thích. Hai vợ chồng nhìn nhau đoán có lẽ vì trượt kì thi học sinh giỏi nên an ủi vài câu, trước giờ ông bà chẳng đặt nặng chuyện thành tích học tập nên cũng mong con gái cứ học hành bình thường không cần áp lực, nếu muốn thì cố gắng năm sau tham gia lại. Việt Chinh lắc đầu nói mình thật sự không buồn. Nhân lúc vợ xuống bếp lấy thêm đồ ăn, ba Việt Chinh hạ giọng hỏi:
"Con với thằng nhóc chia tay à?"
Việt Chinh: "..."
"Chứ làm sao mà rũ rượi như mèo mắc mưa thế kia?"
"Con nghĩ đến chuyện chọn ngành học cho sau này."
Ba Việt Chinh "ồ" lên một tiếng, lúc này ông mới nghĩ kĩ lại một điều hợp lý hơn, nếu chia tay thì con bé sẽ không ăn cơm đâu, hay ăn thì chắc là nước mắt chan cơm thay tô canh chua trước mặt rồi.
"Con muốn làm gì thì chọn ngành đó thôi, ba mẹ không cần con chọn những ngành nghề lớn lao để ba mẹ tự hào với người khác. Chỉ cần con thích là ba mẹ sẽ tự hào rồi."
"Nhưng con không biết mình muốn làm gì..." Việt Chinh chọt chọt đôi đũa vào chén cơm trả lời với rất nhiều sự bất lực. "Các bạn của con đã có kế hoạch cả rồi, kể cả đứa vẫn mông lung cũng có định hướng của gia đình, con cảm thấy không ổn lắm."
"Thế thì bắt đầu tìm hiểu bản thân muốn gì." Mẹ Việt Chinh đặt thêm tô rau trộn lên bàn gợi ý, "Vì con chưa ngồi lại để tìm kiếm bên trong mình muốn gì nên thấy thế thôi, không cần áp lực với người khác, mỗi người có mỗi cột mốc thời gian tìm được thứ mình thích. Có người ngay từ bé đã thích cái này và theo đuổi đến khi già đi, có người lúc đầu nghĩ mình thích làm cái này nhưng dần lại phát hiện không phải và bắt đầu lại một điều mà họ thật sự thích."
"Nhưng mà cũng phải nghĩ đến vấn đề tiền bạc nữa mà ạ?"
Ba mẹ Việt Chinh dừng động tác gắp đồ ăn nhìn con gái, bà gật gù, "Ừ, nhưng hiện tại con không xác định được giữa tiền bạc và thứ mình chọn cái nào cần thiết hơn thì mẹ mong con chọn cái con thích. Ăn cơm đi, con vẫn còn thời gian mà, năm sau sẽ có nhiều tác động để con nhận ra mình muốn gì thôi."
Sau bữa ăn, Việt Chinh ngồi trước bàn học nhìn sách vở cùng các loại đề bày đầy bàn lại không biết bắt đầu từ đâu. Kim đồng đồ tíc tắc quay đến vòng thứ mười Việt Chinh mới bắt đầu xếp gọn lại chỗ học hành, nhỏ đặt sách theo sách, vở theo vở, các tờ đề được xếp theo từng môn ngay ngắn. Khi tay chạm đến mấy tờ đề môn Toán Việt Chinh khựng lại vài giây, gần cả ngày nhỏ chìm trong suy nghĩ chọn ngành nghề mà quên mất mình vừa hứa với thầy Toán sẽ làm tốt hơn ở kì thi năm sau. Việt Chinh đặt giấy xuống bàn, nhỏ nhìn thời khoá biểu dán trước trên kệ sách, nhìn một vài tờ ghi chú ghi chi chít những công thức và nhắc nhở, nhỏ chợt tỉnh, còn rất nhiều điều nhỏ cần phải làm cho bây giờ. Việc nhỏ quanh quẩn ở hiện tại mà không để ý đến chuyện sau này dường như cũng không phải là không hợp lý.
Việt Chinh lấy thêm một tờ ghi chú xinh xắn nghiêm túc viết xuống vài dòng rồi dán lên một góc dễ thấy, nhỏ ngắm nghía một hồi mới lấy điện thoại chụp lại tờ ghi chú gửi đến Trí.
"Bạn có muốn hoàn thành mục tiêu cùng mình không?"
Trí cũng đang ngồi giải một đống đề, nhận được tin nhắn từ Việt Chinh cậu mở đọc ngay lập tức. Tờ ghi chú màu vàng nổi bật một góc với năm gạch đầu dòng, Việt Chinh viết xuống những thứ sáng sủa trong tương lai và hai thứ đáng yêu bằng nét nữ gọn gàng làm cậu bật cười.
- Hoàn thành thật tốt năm 11.
- Chuẩn bị cho các mục tiêu năm 12.
- Tìm hiểu kĩ các ngành nghề và các trường Đại Học.
- Vui vẻ.
- Vẫn sẽ luôn thích Đỗ Thành Trí.
_________
Thủ quỹ A1 thu lại khuôn mặt thái độ của mình dành cho thằng A2 ngồi đối diện, nhỏ nhìn ra hàng cây xanh rì bên đường, gió thổi nhẹ, lá chạm lá, thấm thoát năm 11 cũng sắp kết thúc rồi. Nghĩ đến ngưỡng cửa Đại Học trong tương lai gần, nhỏ thủ quỹ bỗng mất cả cơn thèm ăn, thở dài thườn thượt.
"Mọi người đã nghĩ đến chuyện chọn ngành gì, trường nào chưa?" Thủ quỹ A1 hỏi.
Nhật Luân vừa múc đồ ăn từ nồi lẩu cho mấy bạn nữ vừa nói: "Mình sẽ đi Mỹ đi du học, mình chọn Aeronautical Engineering (Kĩ sư hàng không) ở Viện công nghệ California (California Institute of Technology)."
Ý Lan khựng lại trong giây lát, nhỏ liếc nhìn Nhật Luân rồi dời mắt trở lại miếng rau trong chén của mình. Mấy đứa xung quanh gật gù không mấy ngạc nhiên, nhà Nhật Luân tính ra cũng có điều kiện, việc du học như thế này không có gì ngạc nhiên cả, ngành cậu chọn cũng vừa vặn phù hợp thế mạnh giỏi môn Vật Lý sẵn có của mình.
"Mẹ mình đang làm ở ngân hàng, mẹ bảo học ngân hàng đi sau này có mẹ lo cho công việc khi ra trường." Thủ quỹ vươn tay nhận lấy chén đồ ăn mà Nhật Luân múc cho, "Cảm ơn."
"Thế cũng tốt, nhưng bạn có thích không?" Ý Lan nhìn sang hỏi.
Thủ quỹ chậc lưỡi, "Ồ... mình không rõ mình thích làm cái gì, mẹ mình cứ nói bên tai học ngân hàng vì có mẹ lo, nên mình chưa khi nào nghiêm túc nghĩ đến những cái khác. Ba mẹ và họ hàng mình đều bảo có sẵn người nâng đỡ thì cứ thuận theo thôi, vì lắm người ra trường không tìm được việc làm."
Ý Lan nghe cũng không nói gì nữa, bậc cha mẹ nào mà không muốn con cái thuận đường suông sẻ.
"Mình học Dược, mong là vào được Đại học Y Dược, không thì học cao đẳng Dược, học xong đi làm cho người ta hai năm rồi sẽ tự mở nhà thuốc." Cậu bạn-bị-kẹt-đầu-ở-cửa-sổ cúi đầu cặm cụi lột vỏ tôm nói lên dự định của mình.
"Trời m*! Nhà mày giàu vậy luôn hả?" Thằng thủ quỹ A2 thốt lên, cậu biết mấy chuyện học xong tự mở cửa hàng này nọ thì phải có vốn liếng khá nhiều, chưa gì đã tính luôn chuyện sau khi đã học xong thì nhà cậu bạn bên A1 phải khá giả lắm.
"Tao là con một trong nhà, ba mẹ làm lụng cũng chỉ lo mỗi tao thôi." Cậu bạn-bị-kẹt-đầu-ở-cửa-sổ ngẩng đầu nhìn thủ quỹ A2 trả lời, "Tính như vậy để sau này còn lo cho ba mẹ nữa." Cậu vừa nói vừa bỏ mấy con tôm đã lột sạch vỏ vào chén của thủ quỹ lớp mình, Việt Chinh, và Ý Lan, sẵn hỏi:
"Lớp trưởng chọn học gì thế?"
"Marketing ở Đại Học Kinh Tế." Ý Lan trả lời rồi gắp con tôm ăn ngon lành, nhỏ muốn học Công nghệ Sinh học, nhưng ngành này lại lọt top một trong những ngành khó tìm việc lại thất nghiệp cao, nhỏ không dám đánh cược như thế. Kinh tế gia đình Ý Lan cũng ổn nhưng không đến mức để nhỏ có thể muốn học gì thì học mà không lo nghĩ đến chuyện tiền bạc sau này.
Cả bàn ăn sôi nổi chuyện chọn ngành nghề Việt Chinh lại rơi vào cơn hoang mang khi không rõ được mình muốn học gì, chọn trường nào, thích làm gì. Nhỏ cắn đũa nhìn mọi người nói về chuyện vào Đại Học, đến khi Ý Lan hỏi đến nhỏ cũng chỉ biết lắc đầu: "Mình không biết."
Ý Lan nhìn ra được Việt Chinh đang có áp lực, nhỏ vỗ vỗ vai cô bạn: "Từ từ tìm hiểu thôi, bây giờ mình nghĩ thế nhưng sang năm học hành sao đó mình lại đổi ý cũng không khác gì bạn cả."
Việt Chinh cười cười, miễn cưỡng gật đầu nhưng nhỏ đã bắt đầu mất tập trung với cả đống suy nghĩ mông lung về tương lai.
"Trí thì sao?"
Cả đám nhìn sang cậu bạn nãy giờ chỉ tập trung gỡ xương cá vừa tò mò vừa chờ đợi. Tất cả tụi nó đều có thế mạnh riêng, nhưng Trí là một thằng ưu tú càng ngày càng gây nhiều bất ngờ cho mọi người, trong suy nghĩ của cả đám hẳn là Trí đã vạch ra một tương lai rõ ràng mình sẽ học gì, trường nào nên đứa nào cũng muốn biết con đường tiếp theo sau khi tốt nghiệp cấp III của Trí, có khi cậu lại chọn một ngành mà không ai nghĩ đến cũng nên.
Trí gắp nốt một mảnh xương thật mỏng khỏi miếng cá rồi bỏ vào chén cho Việt Chinh, cậu nửa thật nửa đùa nói:
"Mình chưa xác định học cái gì cả, nhưng mà định hướng là ngành gì đó mà sau này đi làm mua được Lamborghini ở tuổi 30 ấy."
"???"
"..."
Việt Chinh suýt thì nghẹn miếng cá đang ngay giữa cổ họng, đầu nhỏ nhảy ngay lại thời điểm hè năm lớp 10 đùa rằng nếu có một anh chạy Lamborghini thì nhỏ vẫn chọn ngồi trên chiếc xe đạp của Trí chứ không theo người ta (chương 29). Rõ ràng là một câu cho vui mà người ngồi cạnh vẫn nhớ để đùa lại.
Mấy đứa vây quanh nồi lẩu muốn nói rằng không ai đánh thuế ước mơ hay trí tưởng tượng nhưng lại nghĩ ai biết được cái thằng cao nghều này làm được thì sao, nên đứa nào cũng đành ngậm miệng lại. Lỡ Trí giàu được thế thì sau này tụi nó bám chân một chút chắc cũng không vấn đề gì, tôn trọng hoài bão của bạn bè ngay từ bây giờ để sau này dễ nói chuyện.
"Thế sau tao cưới thì nhớ cho mượn xe đi rước dâu nhé?" Thủ quỹ A2 nhân cơ hội còn thân thiết đã mượn ngay chiếc xe sang trong tương lai của Trí, "Tao là người xếp hàng đầu tiên đấy."
Trí cười, gật đầu đồng ý.
Nhờ câu nói của Trí mà không khí trên bàn lẩu cũng thoải mái hơn, đám trẻ gạt chuyện tương lai sang một bên tâm sự những chuyện hằng ngày. Việt Chinh nhai nuốt chậm rì, Trí bỏ gì vào chén thì ăn cái đó, hoàn toàn không cảm nhận được mùi vị trong miệng. Mãi đến khi nồi lẩu bị tụi nó chén sạch sẽ, mỗi đứa mỗi đường ai về nhà nấy Việt Chinh vẫn chìm trong bể hoang mang của chính mình.
Hai đứa ngồi cạnh nhau ngay trạm xe buýt chờ chuyến về nhà, Việt Chinh ôm chiếc balo trước ngực ngẩn ngơ nhìn dòng xe qua lại ngoài đường. Bằng cách nào đó Việt Chinh không thể biết được bản thân mình muốn gì ở tương lai, mọi người đều có mục tiêu dù chưa chắc chắn lắm, còn nhỏ vẫn chỉ luẩn quẩn ở mốc thời gian hiện tại. Việt Chinh nhớ lại ngày mình còn bé mỗi lần thấy mấy chị ca sĩ ăn mặc xinh đẹp hát những bài hát mình thích trên tivi thì ước sau này mình được làm ca sĩ. Thấy cô giáo mặc áo dài giỏi giang đứng trên bục giảng thì ước mơ trở thành giáo viên. Đi bệnh viện thấy các sĩ, y tá mặc áo blouse trắng mang ống nghe lại muốn thành bác sĩ. Hầu như những gì ngày còn bé thấy thích thú đều mơ ước lớn lên sẽ trở thành người như thế, nhưng lớn lên những ước mơ ấy chẳng biết khi nào đã tan biến không còn dấu vết để trở thành một mục tiêu nhất định. Việt Chinh chẳng rõ mình đã bỏ quên những sở thích ấy từ khi nào, và đã sống mà chẳng có gì cao cả để theo đuổi lúc nào chẳng hay.
Trí gọi Việt Chinh mấy lần nhưng người ngồi cạnh đã treo hồn ở nơi nào đó chẳng phản ứng gì, cậu đưa tay véo nhẹ bên má Việt Chinh mới giật mình nhìn sang.
"Sao thế?"
Trí vuốt nhẹ chỗ mình vừa véo nói, "Hỏi bạn mới đúng đấy, sao thế? Nghĩ về chuyện chọn ngành và trường à?"
Việt Chinh không giấu được tiếng thở dài: "Liệu có quá trễ khi bây giờ mình vẫn chưa có chuẩn bị gì cho hành trang mới không?"
"Không, " Trí lắc đầu, "Đừng gượng ép."
"Lỡ như đến ngày điền đơn đăng kí nguyện vọng mà mình vẫn mơ hồ thế này thì làm sao đây? Học đại ư?"
Trí im lặng một hồi mới trả lời, "Mình không biết. Việt Chinh, mình cũng không rõ mình muốn gì." Giọng cậu nhỏ lại, xen lẫn trong ấy có sự hoang mang hiếm thấy.
Việt Chinh khó tin nhìn sang, nhỏ nghĩ cậu nói như thế để an ủi mình nhưng nhỏ cảm nhận được Trí cũng đang bị cuốn vào vòng vô định của mình. Trí cười nhẹ trước ánh mắt của Việt Chinh, "Việt Chinh này, mình không phải là một người hoàn hảo như bạn nghĩ đâu."
Trí đã ở bên cạnh Việt Chinh từ những ngày đầu vào III, cậu cùng Việt Chinh đi qua chuyện lớn chuyện nhỏ, người Việt Chinh tiếp xúc nhiều nhất là cậu. So với Việt Chinh, Trí chững chạc và điềm tĩnh hơn rất nhiều, điều này nghiễm nhiên tạo thành một bộ lọc tuyệt vời trong mắt Việt Chinh và nhỏ quên rằng cậu cũng chỉ là một thằng nhóc mà thôi. Những khó khăn trong suy nghĩ hay cơn mơ hồ về tương lai mà Việt Chinh gặp phải cậu cũng sẽ như thế.
Việt Chinh đưa tay kéo kéo vạt áo Trí thật lòng nói:
"Nhưng mà bạn rất giỏi, tất cả mọi thứ ấy."
"Giỏi là một chuyện nhưng đam mê là một chuyện, và hoàn cảnh thúc đẩy suy nghĩ là một chuyện nữa. Nhật Luân cũng rất giỏi, bạn ấy giỏi hơn cả mình đấy nhưng bạn ấy có đam mê với môn Lý thôi nên xác định được bản thân muốn gì. Cậu bạn của bạn trông không lo nghĩ gì nhưng biết mình phải lo cho ba mẹ vì là con một nên chọn Dược, còn nghĩ đến chuyện mở một nhà thuốc để chủ động thời gian hơn. Có nhiều thứ tác động lên việc bản thân muốn làm gì lắm."
"Bạn thật sự chưa từng muốn cái gì lớn lao à?"
Trí chưa kịp suy nghĩ về câu hỏi của Việt Chinh trước mặt hai đứa xuất hiện một bà cụ gầy nhom, lưng còng, da nhăn nheo và đen nhẻm. Bà cụ chắp tay, gương mặt hằn nét cực khổ run rẩy xin một chút tiền qua bữa ăn hôm nay. Việt Chinh và Trí đứng phắt dậy, hai đứa lục lọi trong cặp lấy ra được vài tờ tiền, có người ngồi ở đó không xa thấy thế vội ngăn lại: "Lừa tiền đó mấy đứa ơi, ngày nào bà già cũng quanh quẩn xin tiền suốt, mà không phải nghèo khó như vậy đâu."
Việt Chinh và Trí đều khựng lại nhìn người vừa nói, người nọ kể thêm một vài chuyện, Việt Chinh liếc nhìn bà cụ già nua dùng tay quẹt nước mắt lắc đầu, đôi dép bà đi mòn đến mức chẳng thể bảo vệ được đôi chân, áo sờn vai, vải bạc màu, nhỏ nhìn xuống đôi giày sạch sẽ của mình chợt nghĩ, phải khổ cực như thế nào để một người bỏ qua sự hèn mọn đi xin đây xin đó? Việt Chinh cau mày khó chịu quay ngoắt lại nhìn người nọ vẫn luyên thuyên đủ thứ chuyện về người nghèo, ánh mắt nhỏ như chứa dòng điện khiến người ta im bặt. Việt Chinh rút luôn mấy tờ tiền đang trên tay Trí xếp phẳng phiu với tiền của mình, vừa nhẹ nhàng vừa lễ phép dùng cả hai tay đưa đến trước mặt bà cụ. Nhỏ nhỏ nhẹ nói: "Bà tranh thủ mua gì ăn cho no nhé ạ, bà có cần tụi con dìu bà đi không?"
Bà cụ rơm rớm nước mắt nắm chặt tay Việt Chinh liên tục nói cảm ơn, dòng lệ lăn trên từng vết nhăn như thước phim quay cảnh bần cùng chạy qua mắt Việt Chinh, nhỏ thấy mũi mình cay xè và hốc mắt nóng rực. Trí nghe thấy người lạ nọ lẩm nhẩm nói hai đứa trẻ dễ dụ ng* ngốc, cậu nhìn sang Việt Chinh chẳng ý đến gì vẫn một mực hỏi han bà cụ. Giây phút này cậu cảm thấy cho dù cả hai đều không biết bản thân muốn gì ở tương lai, nhưng Việt Chinh hơn cậu khi nhỏ đã có sẵn một trái tim dịu dàng và lí trí đủ vững để kiên định với một điều gì đó.
Xe buýt đến trạm đúng giờ, bà cụ vừa cảm ơn hai đứa rối rít vừa giục lên xe, Việt Chinh và Trí dặn bà cẩn thận đủ điều mới đứa trước đứa sau bước lên. Chuyến xe rời đi để lại dáng lưng cong nhỏ bé dần xa, Việt Chinh hít một hơi thật sâu tựa đầu vào vai Trí thủ thỉ: "Nếu năm 30 tuổi bạn giàu thật giàu thì khi gặp người khó khăn phải giúp đỡ họ thật nhiều nhé, tuyệt đối không được đắn đo vì lời nói của người khác."
"Ừ, nhất định." Trí hiểu, Việt Chinh chỉ muốn làm những điều nhỏ thấy trước mắt mà thôi, nhỏ không quan tâm những thứ khác. Cái Việt Chinh làm xuất phát từ lòng nhân ái, kể cả người ta có lừa đảo đi chăng thì cũng chẳng ảnh hưởng đến việc làm mang tính tích cực đến xã hội của mình.
Trí nhìn đỉnh đầu đang tựa vào vai mình, cậu nghĩ lại câu hỏi của Việt Chinh, cậu có ao ước một điều gì đó lớn lao không, tất nhiên là có. Cậu đã từng và vẫn đang ao ước một thứ bình yên rất đỗi bình thường như Việt Chinh đang có, cậu ước ao được chìm trong cảm giác êm đềm như ngày đầu tiên mình gặp Việt Chinh. Như thế có quá lớn lao để cầu mong không?
***
Bữa cơm tối nhà Việt Chinh có không khí nặng nề hơn bình thường, nguyên nhân là do con gái chẳng thèm đá động đến món sườn chua ngọt yêu thích. Hai vợ chồng nhìn nhau đoán có lẽ vì trượt kì thi học sinh giỏi nên an ủi vài câu, trước giờ ông bà chẳng đặt nặng chuyện thành tích học tập nên cũng mong con gái cứ học hành bình thường không cần áp lực, nếu muốn thì cố gắng năm sau tham gia lại. Việt Chinh lắc đầu nói mình thật sự không buồn. Nhân lúc vợ xuống bếp lấy thêm đồ ăn, ba Việt Chinh hạ giọng hỏi:
"Con với thằng nhóc chia tay à?"
Việt Chinh: "..."
"Chứ làm sao mà rũ rượi như mèo mắc mưa thế kia?"
"Con nghĩ đến chuyện chọn ngành học cho sau này."
Ba Việt Chinh "ồ" lên một tiếng, lúc này ông mới nghĩ kĩ lại một điều hợp lý hơn, nếu chia tay thì con bé sẽ không ăn cơm đâu, hay ăn thì chắc là nước mắt chan cơm thay tô canh chua trước mặt rồi.
"Con muốn làm gì thì chọn ngành đó thôi, ba mẹ không cần con chọn những ngành nghề lớn lao để ba mẹ tự hào với người khác. Chỉ cần con thích là ba mẹ sẽ tự hào rồi."
"Nhưng con không biết mình muốn làm gì..." Việt Chinh chọt chọt đôi đũa vào chén cơm trả lời với rất nhiều sự bất lực. "Các bạn của con đã có kế hoạch cả rồi, kể cả đứa vẫn mông lung cũng có định hướng của gia đình, con cảm thấy không ổn lắm."
"Thế thì bắt đầu tìm hiểu bản thân muốn gì." Mẹ Việt Chinh đặt thêm tô rau trộn lên bàn gợi ý, "Vì con chưa ngồi lại để tìm kiếm bên trong mình muốn gì nên thấy thế thôi, không cần áp lực với người khác, mỗi người có mỗi cột mốc thời gian tìm được thứ mình thích. Có người ngay từ bé đã thích cái này và theo đuổi đến khi già đi, có người lúc đầu nghĩ mình thích làm cái này nhưng dần lại phát hiện không phải và bắt đầu lại một điều mà họ thật sự thích."
"Nhưng mà cũng phải nghĩ đến vấn đề tiền bạc nữa mà ạ?"
Ba mẹ Việt Chinh dừng động tác gắp đồ ăn nhìn con gái, bà gật gù, "Ừ, nhưng hiện tại con không xác định được giữa tiền bạc và thứ mình chọn cái nào cần thiết hơn thì mẹ mong con chọn cái con thích. Ăn cơm đi, con vẫn còn thời gian mà, năm sau sẽ có nhiều tác động để con nhận ra mình muốn gì thôi."
Sau bữa ăn, Việt Chinh ngồi trước bàn học nhìn sách vở cùng các loại đề bày đầy bàn lại không biết bắt đầu từ đâu. Kim đồng đồ tíc tắc quay đến vòng thứ mười Việt Chinh mới bắt đầu xếp gọn lại chỗ học hành, nhỏ đặt sách theo sách, vở theo vở, các tờ đề được xếp theo từng môn ngay ngắn. Khi tay chạm đến mấy tờ đề môn Toán Việt Chinh khựng lại vài giây, gần cả ngày nhỏ chìm trong suy nghĩ chọn ngành nghề mà quên mất mình vừa hứa với thầy Toán sẽ làm tốt hơn ở kì thi năm sau. Việt Chinh đặt giấy xuống bàn, nhỏ nhìn thời khoá biểu dán trước trên kệ sách, nhìn một vài tờ ghi chú ghi chi chít những công thức và nhắc nhở, nhỏ chợt tỉnh, còn rất nhiều điều nhỏ cần phải làm cho bây giờ. Việc nhỏ quanh quẩn ở hiện tại mà không để ý đến chuyện sau này dường như cũng không phải là không hợp lý.
Việt Chinh lấy thêm một tờ ghi chú xinh xắn nghiêm túc viết xuống vài dòng rồi dán lên một góc dễ thấy, nhỏ ngắm nghía một hồi mới lấy điện thoại chụp lại tờ ghi chú gửi đến Trí.
"Bạn có muốn hoàn thành mục tiêu cùng mình không?"
Trí cũng đang ngồi giải một đống đề, nhận được tin nhắn từ Việt Chinh cậu mở đọc ngay lập tức. Tờ ghi chú màu vàng nổi bật một góc với năm gạch đầu dòng, Việt Chinh viết xuống những thứ sáng sủa trong tương lai và hai thứ đáng yêu bằng nét nữ gọn gàng làm cậu bật cười.
- Hoàn thành thật tốt năm 11.
- Chuẩn bị cho các mục tiêu năm 12.
- Tìm hiểu kĩ các ngành nghề và các trường Đại Học.
- Vui vẻ.
- Vẫn sẽ luôn thích Đỗ Thành Trí.
_________