Chương 8
Khi Ngân tỉnh giấc, Bảo đã dậy từ lúc nào. Anh đang ngồi trước laptop làm nốt phần việc tối qua vì lên giường sớm với cô mà còn dang dở. Mái tóc dày rối bù còn chưa chải, mặt còn chưa rửa anh đã luôn tay gõ phím, màn hình đen với các ký tự đủ màu nhấp nháy trước mặt. Nhìn về Bảo bất giác sống mũi Ngân cay cay, anh lại làm cô lung lạc mất rồi. Nhưng… những gì tối qua là quá đủ để cô vững tâm hơn vào quyết định của mình, thế nên cô chỉ bước lại, tay cầm lược chải tóc, nhẹ giọng nói với chồng:
– Chốc nữa em đem cu Mầm sang trường mầm non của bà Tám. Em cũng sẽ đi chợ làm đồ ăn cả bữa sáng và bữa trưa rồi làm hồ sơ đi nộp. Tối qua em đã tra trên mạng, có mấy nơi tuyển kế toán, lương đúng là chỉ vài triệu thôi nhưng em cần công việc.
– …
Bảo im lặng, thái độ của anh nặng như đeo chì, anh coi cô như không khí mà vẫn tiếp tục công việc. Ngân khẽ thở dài, chấp nhận mâu thuẫn không sao xử lý được này giữa vợ chồng cô, bước vào toilet đánh răng rửa mặt rồi xuống dưới nhà đi chợ.
Khi Ngân về Bảo đã đi làm, anh không chờ cô làm bữa sáng như mọi ngày, cũng muốn cô hiểu anh không chấp nhận quyết định đi làm của cô. Ngân hơi hụt hẫng, cảm giác thất vọng không sao giấu nổi, chỉ làm nhanh hai bữa ăn rồi mang bát cháo lên phòng xúc cho con, không muốn đối diện với thái độ hậm hực của mẹ chồng. Con ăn chưa hết bát cháo Ngân đã thôi không ép con ăn nữa, cô không muốn đem con đến lớp muộn quá, cũng đã gần chín giờ rồi.
Bà Tám đang ngồi ở bàn tính toán sổ sách, ngẩng mặt lên thấy có học sinh muốn vào lớp thì niềm nở mà đón chào mẹ con Ngân, mời mẹ con cô ngồi xuống ghế. Có điều, bà ấy nhìn cu Mầm một hồi hơi e dè nói:
– Cô sợ lớp ba tuổi thằng bé nhà cháu không theo được, mấy đứa ba tuổi ở đây ăn cơm hết rồi, đang rèn tự xúc ăn… còn đang học hát với tập đếm nữa…
Ngân hiểu và cũng không ngại gì, con cô cô biết nên chỉ nhìn bà ấy, ánh mắt có chút nài nỉ mong bà ấy thông cảm mà nhận thằng bé:
– Vâng… cô cho con cháu vào lớp nào cũng được, cháu phải đi làm nên không trông nó được…
– Sao lại đi làm thế hả cháu, chồng mày thiếu gì tiền, nó còn trẻ mà giỏi quá, cô mà có con gái cô cũng muốn nó lấy được thằng chồng như thế!
Ngân chỉ biết cười buồn. Cô đâu cần anh xuất sắc như vậy để rồi… lúc này sao anh xa cô quá? Ngân đặt tách trà ấm xuống bàn, gượng cười giải thích:
– Cháu ở nhà mãi cũng buồn cô ạ, cô giúp cháu cô nhé, học phí với tiền ăn một tháng thế nào cháu gửi cô luôn.
– Cứ cho nó vào đây mấy buổi xem thế nào đã, có gì cô bảo sau.
– Vâng… cháu cảm ơn cô.
Ngân đứng dậy nhấc cu Mầm đặt vào tay bà Tám. Bà bỗng níu lấy tay Ngân hỏi nhỏ:
– Bà Dư ở nhà có làm gì đâu mà không trông thằng bé được à cháu?
– À… mẹ cháu cũng không khỏe lắm cô ạ. Trông trẻ con cứ phải cẩn thận từng tí một mà cô…
Ngân giải thích đơn giản, lòng lo lắng không biết phải tách con ra thế nào để nó không khóc toáng lên đây. Thằng bé chẳng chịu yên trong tay bà Tám, vùng vằng mạnh để chạy lại với Ngân, có điều bà Tám liền bế thằng bé lên tay nựng nịu:
– Mầm ở đây với bà, bà thương, cho mẹ còn đi làm… nhớ!
Cu Mầm khóc toáng lên, mặt con đỏ au giàn giụa nước mắt, con giãy giụa cơ thể bé nhỏ quay về phía Ngân, tay vươn ra đòi mẹ. Nhìn con mà nước mắt Ngân cũng rơi theo con, cô sụt sịt:
– Mẹ đi đây, Mầm ở với bà ngoan nhé, chiều mẹ đón về!
Ngân nói mấy câu mong sao con hiểu rồi không dám nhìn con thêm nữa, chỉ bước vội thật nhanh, nước mắt chảy dài khi nghe sau lưng tiếng cu Mầm khóc ré lên bằng tất cả sức lực… Rồi con sẽ quen, sẽ phải quen thôi, nếu con không như vậy thì làm sao con có thể sống trên cuộc đời này được?
Ngân lau sạch nước mắt trên mặt, bước ra tiệm tạp hóa gần đó mua mấy bộ hồ sơ rồi trở về nhà sắp sửa, cố gắng tránh chạm mặt mẹ chồng. Cái Châu đi từ sáng Ngân không gặp, cũng cảm thấy chẳng cần giải thích gì cho nó cả. Nó lớn rồi, mấy việc nội trợ trong nhà nó cần góp tay vào làm.
Ngân chải lại mái tóc dài ngang lưng rồi buộc cao đuôi ngựa để lộ khuôn mặt trái xoan hơi gầy có chút nhợt nhạt, chợt nhớ ra Ngân từng thích đi uốn phần đuôi tóc cho bồng bềnh rồi nhuộm nâu tươi trẻ nhưng rồi nghĩ ở nhà thì làm đẹp làm gì mà lại thôi, giờ đi làm rồi cũng nên điệu một chút. Cả quần áo nữa, từ ngày sinh cu Mầm Ngân ăn mặc tuềnh toàng quá, toàn đồ cotton mặc nhà hết màu nọ sang màu kia, váy vóc thời con gái Ngân cũng chẳng mặc vừa, đành mặc lên người áo sơ mi trắng và quần vải baggy xanh co dãn dễ mặc. Có lẽ cô cũng nên đăng ký một lớp thể dục nhịp điệu lấy lại dáng vóc, đẹp mới tự tin, mới truyền cảm hứng cho bản thân và người khác được.
Ngân thoa lên da chút phấn, tô lên môi màu son đỏ mận nổi bật trên nền da trắng, nhìn một hồi trong gương cảm thấy bản thân có thể coi là ổn mới mở cửa phòng bước xuống nhà.
Bà Dư ngồi ở sofa, thấy Ngân xuống đến chân cầu thang trong bộ dạng này thì bĩu dài môi, mặt nặng mày nhẹ đứng dậy bước qua mặt cô bỏ về bếp. Cô chỉ giữ đúng đạo làm con mà nói:
– Con đi đây mẹ, từ nay trưa con không về ăn nhà, cơm canh có rồi mẹ cứ hâm lại là được ạ.
Mẹ chồng Ngân không nói gì, bà tức lắm mà không làm gì được. Ngân biết bà sẽ càng ghét cô hơn nhưng cô chẳng thể sống vì cái nhìn của người khác, hơn nữa bà cũng vốn chẳng ưa gì cô. Cô thở nhẹ một hơi, dắt chiếc xe LEAD xám ra khỏi cổng. Ngày chưa có xe hơi, hai vợ chồng cô đèo nhau trên chiếc xe này suốt mấy năm trời, giờ cô dùng hàng ngày đi chợ. Nhớ lại những ngày cơ hàn bên anh, bất giác hốc mắt cô cay. Khi ấy vợ chồng cô chẳng có gì, nhà thuê lụp xụp, xe máy số cùng nhau trên mọi nẻo đường, rồi anh dần thăng tiến, xe máy cũng được lên đời sang chiếc xe LEAD này, cứ thế hai người ngày ngày tháng tháng tích góp, có nhà, có xe, có cu Mầm, dường như vợ chồng Ngân có trong tay có tất cả vậy mà tại sao… lúc này đây cô cảm thấy như hai người chẳng có gì cả, hay có phải chỉ mỗi cô thôi là kẻ chẳng có gì?
– Chốc nữa em đem cu Mầm sang trường mầm non của bà Tám. Em cũng sẽ đi chợ làm đồ ăn cả bữa sáng và bữa trưa rồi làm hồ sơ đi nộp. Tối qua em đã tra trên mạng, có mấy nơi tuyển kế toán, lương đúng là chỉ vài triệu thôi nhưng em cần công việc.
– …
Bảo im lặng, thái độ của anh nặng như đeo chì, anh coi cô như không khí mà vẫn tiếp tục công việc. Ngân khẽ thở dài, chấp nhận mâu thuẫn không sao xử lý được này giữa vợ chồng cô, bước vào toilet đánh răng rửa mặt rồi xuống dưới nhà đi chợ.
Khi Ngân về Bảo đã đi làm, anh không chờ cô làm bữa sáng như mọi ngày, cũng muốn cô hiểu anh không chấp nhận quyết định đi làm của cô. Ngân hơi hụt hẫng, cảm giác thất vọng không sao giấu nổi, chỉ làm nhanh hai bữa ăn rồi mang bát cháo lên phòng xúc cho con, không muốn đối diện với thái độ hậm hực của mẹ chồng. Con ăn chưa hết bát cháo Ngân đã thôi không ép con ăn nữa, cô không muốn đem con đến lớp muộn quá, cũng đã gần chín giờ rồi.
Bà Tám đang ngồi ở bàn tính toán sổ sách, ngẩng mặt lên thấy có học sinh muốn vào lớp thì niềm nở mà đón chào mẹ con Ngân, mời mẹ con cô ngồi xuống ghế. Có điều, bà ấy nhìn cu Mầm một hồi hơi e dè nói:
– Cô sợ lớp ba tuổi thằng bé nhà cháu không theo được, mấy đứa ba tuổi ở đây ăn cơm hết rồi, đang rèn tự xúc ăn… còn đang học hát với tập đếm nữa…
Ngân hiểu và cũng không ngại gì, con cô cô biết nên chỉ nhìn bà ấy, ánh mắt có chút nài nỉ mong bà ấy thông cảm mà nhận thằng bé:
– Vâng… cô cho con cháu vào lớp nào cũng được, cháu phải đi làm nên không trông nó được…
– Sao lại đi làm thế hả cháu, chồng mày thiếu gì tiền, nó còn trẻ mà giỏi quá, cô mà có con gái cô cũng muốn nó lấy được thằng chồng như thế!
Ngân chỉ biết cười buồn. Cô đâu cần anh xuất sắc như vậy để rồi… lúc này sao anh xa cô quá? Ngân đặt tách trà ấm xuống bàn, gượng cười giải thích:
– Cháu ở nhà mãi cũng buồn cô ạ, cô giúp cháu cô nhé, học phí với tiền ăn một tháng thế nào cháu gửi cô luôn.
– Cứ cho nó vào đây mấy buổi xem thế nào đã, có gì cô bảo sau.
– Vâng… cháu cảm ơn cô.
Ngân đứng dậy nhấc cu Mầm đặt vào tay bà Tám. Bà bỗng níu lấy tay Ngân hỏi nhỏ:
– Bà Dư ở nhà có làm gì đâu mà không trông thằng bé được à cháu?
– À… mẹ cháu cũng không khỏe lắm cô ạ. Trông trẻ con cứ phải cẩn thận từng tí một mà cô…
Ngân giải thích đơn giản, lòng lo lắng không biết phải tách con ra thế nào để nó không khóc toáng lên đây. Thằng bé chẳng chịu yên trong tay bà Tám, vùng vằng mạnh để chạy lại với Ngân, có điều bà Tám liền bế thằng bé lên tay nựng nịu:
– Mầm ở đây với bà, bà thương, cho mẹ còn đi làm… nhớ!
Cu Mầm khóc toáng lên, mặt con đỏ au giàn giụa nước mắt, con giãy giụa cơ thể bé nhỏ quay về phía Ngân, tay vươn ra đòi mẹ. Nhìn con mà nước mắt Ngân cũng rơi theo con, cô sụt sịt:
– Mẹ đi đây, Mầm ở với bà ngoan nhé, chiều mẹ đón về!
Ngân nói mấy câu mong sao con hiểu rồi không dám nhìn con thêm nữa, chỉ bước vội thật nhanh, nước mắt chảy dài khi nghe sau lưng tiếng cu Mầm khóc ré lên bằng tất cả sức lực… Rồi con sẽ quen, sẽ phải quen thôi, nếu con không như vậy thì làm sao con có thể sống trên cuộc đời này được?
Ngân lau sạch nước mắt trên mặt, bước ra tiệm tạp hóa gần đó mua mấy bộ hồ sơ rồi trở về nhà sắp sửa, cố gắng tránh chạm mặt mẹ chồng. Cái Châu đi từ sáng Ngân không gặp, cũng cảm thấy chẳng cần giải thích gì cho nó cả. Nó lớn rồi, mấy việc nội trợ trong nhà nó cần góp tay vào làm.
Ngân chải lại mái tóc dài ngang lưng rồi buộc cao đuôi ngựa để lộ khuôn mặt trái xoan hơi gầy có chút nhợt nhạt, chợt nhớ ra Ngân từng thích đi uốn phần đuôi tóc cho bồng bềnh rồi nhuộm nâu tươi trẻ nhưng rồi nghĩ ở nhà thì làm đẹp làm gì mà lại thôi, giờ đi làm rồi cũng nên điệu một chút. Cả quần áo nữa, từ ngày sinh cu Mầm Ngân ăn mặc tuềnh toàng quá, toàn đồ cotton mặc nhà hết màu nọ sang màu kia, váy vóc thời con gái Ngân cũng chẳng mặc vừa, đành mặc lên người áo sơ mi trắng và quần vải baggy xanh co dãn dễ mặc. Có lẽ cô cũng nên đăng ký một lớp thể dục nhịp điệu lấy lại dáng vóc, đẹp mới tự tin, mới truyền cảm hứng cho bản thân và người khác được.
Ngân thoa lên da chút phấn, tô lên môi màu son đỏ mận nổi bật trên nền da trắng, nhìn một hồi trong gương cảm thấy bản thân có thể coi là ổn mới mở cửa phòng bước xuống nhà.
Bà Dư ngồi ở sofa, thấy Ngân xuống đến chân cầu thang trong bộ dạng này thì bĩu dài môi, mặt nặng mày nhẹ đứng dậy bước qua mặt cô bỏ về bếp. Cô chỉ giữ đúng đạo làm con mà nói:
– Con đi đây mẹ, từ nay trưa con không về ăn nhà, cơm canh có rồi mẹ cứ hâm lại là được ạ.
Mẹ chồng Ngân không nói gì, bà tức lắm mà không làm gì được. Ngân biết bà sẽ càng ghét cô hơn nhưng cô chẳng thể sống vì cái nhìn của người khác, hơn nữa bà cũng vốn chẳng ưa gì cô. Cô thở nhẹ một hơi, dắt chiếc xe LEAD xám ra khỏi cổng. Ngày chưa có xe hơi, hai vợ chồng cô đèo nhau trên chiếc xe này suốt mấy năm trời, giờ cô dùng hàng ngày đi chợ. Nhớ lại những ngày cơ hàn bên anh, bất giác hốc mắt cô cay. Khi ấy vợ chồng cô chẳng có gì, nhà thuê lụp xụp, xe máy số cùng nhau trên mọi nẻo đường, rồi anh dần thăng tiến, xe máy cũng được lên đời sang chiếc xe LEAD này, cứ thế hai người ngày ngày tháng tháng tích góp, có nhà, có xe, có cu Mầm, dường như vợ chồng Ngân có trong tay có tất cả vậy mà tại sao… lúc này đây cô cảm thấy như hai người chẳng có gì cả, hay có phải chỉ mỗi cô thôi là kẻ chẳng có gì?