Chương 21
Cái suy nghĩ "Diệp Linh có ý đối với mình" một lần nữa lại hiện lên trong đầu Ôn Chủy Vũ, cô cảm thấy có chút hoang đường, bản thân cô cũng biết chuyện này sẽ không có khả năng nhưng đó lại là cách lý giải hợp lý nhất cho những hành động của Diệp Linh mà cô có thể nghĩ ra.
Diệp Linh ngồi trước mặt cô, đang mãi mê nói về công việc, Ôn Chủy Vũ thấy mình cứ lơ đễnh nghĩ tới chuyện riêng nên có phần xấu hổ, vội vàng gác lại những dòng suy nghĩ kia.
Ôn Chủy Vũ nói: "Tôi cần chuẩn bị trước, phải làm thêm một bản dự thảo nữa. Đến lúc đó, nếu không may có thiếu sót gì, phải nhờ giám đốc Diệp chỉ dạy thêm"
Thấy Ôn Chủy Vũ chưa kịp bàn bạc gì với Ôn Lê mà tự mình đã bắt đầu tìm cách xoay xở, Diệp Linh vui vẻ cười một cái, dùng tông giọng ấm áp trả lời một tiếng: "Được."
Một tiếng "được" này vừa truyền đến, không biết có phải là do giọng của Diệp Linh dễ nghe hay vì nàng ta đáp ứng quá thoải mái nên khiến người nghe cảm thấy rất dễ chịu. Dư âm còn văng vẳng ở bên tai, Ôn Chủy Vũ nghe ra trong đó có mang theo vài phần hàm súc, cô theo bản năng nhìn về phía Diệp Linh, trông thấy sắc mặt Diệp Linh vẫn như cũ, không có gì khác thường.
Diệp Linh rót cho Ôn Chủy Vũ một tách trà, rồi tự mình nhâm nhi.
Ôn Chủy Vũ ngồi bên cạnh cùng Diệp Linh uống trà. Cô thấy Diệp Linh đang rất thư thả, hơn nữa, tâm trạng trông có vẻ không tệ.
Diệp Linh nán lại ở chỗ cô, trong đó có quá nhiều điểm bất thường, chuyện này khiến cho Ôn Chủy Vũ không thể thôi suy nghĩ nhiều.
Diệp Linh thích cô, muốn tiếp cận cô sao?
Cách nghĩ này khiến Ôn Chủy Vũ có nghĩ làm sao cũng cảm thấy nó kỳ lạ. Cô không kiềm được lại nhìn Diệp Linh thêm vài lần, cuối cùng chỉ có thể đưa ra kết luận, nếu bỏ qua không nói đến phần tính cách thì Diệp Linh cũng tính là người có tướng mạo, giọng nói, khí chất tương đối tốt. Tông giọng của Diệp Linh rất dễ nghe, lúc nói không nhanh không chậm, tốc độ nói tuy không nhanh nhưng điềm tĩnh có khí thế, lúc thì rõ ràng ấm áp, phát âm rất chuẩn. Diệp Linh nói chuyện vô cùng mềm mỏng, khiêm nhường nhưng cũng có phần đanh thép, luôn mang đến cho cô loại cảm giác đằng sau mỗi câu mỗi từ của Diệp Linh đều đã được uốn lưỡi bảy lần, đến khi nói ra thì chắc như đinh đóng cột. Đây là một người nói gì, làm gì cũng đều có chuẩn bị từ trước.
Thình lình, cô liếc thấy khóe miệng Diệp Linh giương lên, tựa như đang cười, không nhịn được mà quay mặt nhìn về phía Diệp Linh thì trông thấy nàng ta đang cúi đầu chuyên tâm uống trà, cũng không che giấu nụ cười bên khóe môi. Cô hỏi: "Giám đốc Diệp đang cười chuyện gì?"
Diệp Linh nhẹ cười một tiếng, đặt tách trà xuống, nói: "Không có gì, chỉ là..." cả thân người Diệp Linh hơi nghiêng về phía trước, đến gần Ôn Chủy Vũ, dáng vẻ như muốn thì thầm điều gì đó.
Ôn Chủy Vũ có chút hiếu kỳ, trong phòng này chỉ có hai người các cô, Diệp Linh còn muốn nói nhỏ chuyện chi? Cô nghi hoặc mà kéo người đến gần, muốn nghe xem nàng ta đang định nói gì.
Diệp Linh ghé sát tai Ôn Chủy Vũ, lúc chỉ còn cách lỗ tai Ôn Chủy Vũ vài phân, nàng ta thấp giọng khẽ nói một câu: "Chủy Vũ, mắt của em luôn liếc nhìn tôi, là có ý với tôi đúng không?" Nàng ta nói xong thì lập tức quay lại ngồi xuống chỗ cũ, còn tinh quái nháy mắt với Ôn Chủy Vũ một cái.
Ôn Chủy Vũ chỉ thấy trong đầu mình "ong' một tiếng, cảm giác nóng như thiêu đốt từ lỗ tai lan tràn lên tới đỉnh đầu. Cô nghi ngờ Diệp Linh có ý đối với mình, Diệp Linh thế mà lại đổ cho cô có ý với nàng ta? Cô sẽ có ý với nàng ta sao? Nếu Diệp Linh không phải là người làm việc nghiêm túc đứng đắn thì e rằng ngay cả việc thở thành đối tác của nàng ta cô cũng không muốn làm. Ôn Chủy Vũ dửng dưng đáp lại một câu: "Giám đốc Diệp nghĩ nhiều rồi."
Diệp Linh ăn không nói có "hm" một tiếng, rút một tờ khăn giấy ướt đưa cho Ôn Chủy Vũ, nói: "Lau mặt bớt nóng, tiết trời cuối thu này làm cho Chủy Vũ của chúng ta nóng tới mức đỏ bừng cả mặt."
Ôn Chủy Vũ dùng sức nhận lấy khăn giấy Diệp Linh đưa: "Cảm ơn." một câu, sau đó cúi đầu, lau tay bằng khăn giấy ướt.
Ánh mắt của Diệp Linh rơi trên những ngón tay vừa trắng vừa mềm như ngọn hành, khóe môi lại khẽ giương. Nàng ta nhìn thời gian một chút rồi nói: "Buổi chiều tôi còn có việc nên đi trước."
Ôn Chủy Vũ vẫy vẫy tay làm động tác tạm biệt với Diệp Linh, mừng rỡ khi nàng ta rời đi.
Sau khi Diệp Linh đi khỏi, cô liền liên lạc với Ôn Lê bàn về chuyện đấu giá.
Ôn Lê không có ý kiến gì, để cô tự mình tìm cách.
Phòng tranh tổ chức phiên đấu giá, cách hữu dụng nhất vẫn là sử dụng chiêu bài quảng cáo để tăng thêm danh tiếng cho phòng tranh và nâng giá tác phẩm, vì những họa phẩm được mang lên sàn đều là những bức tốt nhất, hơn nữa, nhất định phải có nét đặc sắc riêng.
Hoạt động của phòng tranh luôn bắt nguồn từ hai cách thức.
Một là đặt tranh của họa sĩ nổi tiếng để bán đấu giá, bằng cách này có thể thành công tạo được tiếng vang trong giới. Chỉ là, tranh của họa sĩ lớn tương đối đắt, tác phẩm của họ đều được bán theo thước, một thước rẻ nhất cũng có giá lên tới hàng chục nghìn, dễ dẫn tới vấn đề tồn đọng vốn đầu tư. Giống như trước đây cô đã từng đặt mua một lượng lớn tranh, tuy nói tranh của các họa gia có tên tuổi rất dễ bán, thậm chí những trường hợp được trả giá cao, giúp kiếm về một khoản kếch xù như bức Trường Thành Hùng Quan Đồ của sư phụ cô cũng không phải hiếm, nhưng đó là thành quả của việc dốc sức thuê người tiếp thị, tuyên truyền. Tính luôn cả việc quảng cáo, đấu giá cộng thêm các chi phí hoạt động khác thì phần phí tổn phải bỏ ra có lẽ sẽ khá cao, một khi xảy ra chuyện đấu giá không thành công do giá khởi điểm của tác phẩm quá đắt hoặc tranh bị ứ đọng với số lượng nhiều sẽ trực tiếp đẩy phòng tranh vào cảnh khó khăn về vốn. Chưa kể, tranh của mấy danh họa kia số lượng cũng rất có hạn, không chỉ riêng cô mà những đồng nghiệp khác cũng muốn đặt mua, mà chuyện vẽ tranh lại không giống như việc sản xuất trong nhà máy, không phải cứ gấp rút tăng ca là có thể chạy kịp đơn hàng. Điều đó có nghĩa là, cho dù Ôn Chủy Vũ có muốn mua thì chưa chắc người ta sẽ bán hay có đủ tranh để bán cho cô, thế nên thông thường tranh của người nổi tiếng đều được dùng làm bảo vật trấn tiệm.
Cách thức còn lại chính là thu mua tác phẩm của họa sĩ hay thợ vẽ thuộc các nhóm vẽ có chút tên tuổi, đây là những họa phẩm có tiềm năng, giá thành lại không quá cao. Mua tranh của bọn họ, không chỉ xem người đó có khả năng phát triển trong tương lai hay không mà còn phải lựa xem cả tranh. Họ còn đang ở trong giai đoạn phát triển, chất lượng tranh vẽ ra đôi khi vẫn chưa được ổn định. Mặc dù tranh không đắt, nhưng tốt xấu lẫn lộn, phải giám định cẩn thận, nhân đó cũng giúp tăng khả năng đánh giá.
Kinh doanh tranh vẽ, trong ngành luôn có những chuyên gia làm công việc nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về các họa sĩ ở trong lẫn cả ngoài nước.
Hội đấu giá lần này, cô dự định thực hiện bằng cả hai cách, vừa cho ra mắt khoảng bảy tám bức tranh của họa gia nổi tiếng, vừa giới thiệu thêm vài bức tương đối đặc sắc, có giá trị quảng bá do những họa sĩ trẻ tiềm năng vẽ nên. Đối với những bức của người có tiếng sáng tác phải tận lực né tránh tình trạng tranh bị trùng lặp đề tài, ví dụ như việc phân loại tranh quốc họa đương đại có thể được chia thành: nhân vật, thủy mặc, hoa điểu, phong cảnh, hoa cỏ, dưa trái, chim muông, thú, cá và côn trùng v.v... Lúc lên sàn đấu giá nhất định phải cố gắng tránh việc xuất hiện hai bức tranh cùng vẽ cảnh sơn thủy hay cá. Từ phương thức thể hiện, vẽ tranh lại được chia thành các hình thái kỹ thuật như công bút, tả ý, đường nét, sơn màu và thủy mặc. Cô mở phòng tranh chứ không phải mở triển lãm cá nhân, cho nên, tranh được mang đi đấu giá tốt nhất phải nằm trong số này. Nếu cô đã đặt tranh sơn thủy công bút, thì không thể mua thêm tranh sơn thủy vẽ theo kỹ thuật tả ý, nếu chọn lấy tranh thủy mặc hoa điểu thì không được đặt tranh hoa điểu sơn màu.
Đầu tiên, cô phải dựa vào chủng loại mới có thể xác định xem nên đi tìm họa sĩ nào để đặt tranh, tiếp đến phải liên hệ cho đối phương, hỏi xem người ta có thời gian hoặc có đồng ý nhận đơn đặt hàng của cô hay không, sau đó mới có thể mang tiền và hợp đồng đến nơi đàm phán, còn chuyện đàm phán thành công hay thất bại lại là một chuyện khác.
Đặt được tranh, xác định những bức nào sẽ được mang đi đấu giá, sau đó lại phải liên hệ với nhà đấu giá để lên kế hoạch và ký kết các thủ tục có liên quan, cho dù quá trình thực hiện luôn cố định nhưng các vấn đề như thời gian cử hành, sân bãi, bảo an v.v... vẫn phải trao đổi lại. Việc tiếp thị cũng phải bỏ cũ đổi mới, không thể sử dụng lại chiêu bài quảng cáo lần trước, nếu cứ dùng mãi một phương thức quảng cáo, không nói tới việc khách hàng sẽ nhàm chán mà đến cả cô cũng cảm thấy phát ngấy. Vừa phải dự toán ngân sách cho cả tá việc linh ta linh tinh khác, vừa phải khống chế mức phí tổn của dự án này trong phạm vi mà nguồn vốn hiện có của phòng tranh có thể chấp nhận được. Bằng không, một khi phòng tranh rơi vào tình trạng vòng vốn không ổn định thì cả cô lẫn Côn Luân Họa Thất đều phải đối mặt với tình thế nước sôi lửa bỏng.
May thay, chuyện này không phải do một mình cô gánh vác, mà công việc của bộ phận marketing đã bao gồm các việc kể trên.
Còn hơn ba tháng nữa là đến cuối năm, quỹ thời gian cũng tương đối eo hẹp. Thế nên, việc lập bản kế hoạch thực hiện dự án không thể kéo dài thêm, phải nhanh chóng hoàn thành. Ôn Chủy Vũ mở cuộc họp với người ở bộ phận kinh doanh, trước tiến hành trao đổi, tiếp đó lại phân phó cho bọn họ soạn bản kế hoạch chi tiết, sau khi cô xem xong sẽ tiếp tục cùng người của bộ phận kinh doanh thảo luận chữa lỗi, lúc này mới mang cho Diệp Linh và Ôn Lê xem thử.
Ôn Lê không có ý kiến gì, chỉ nói với cô, tốt không tốt, được không được, cô tự mình quyết định.
Ôn Lê dẫn cô bước vào nghề này, nhưng những việc sau đó nên làm như thế nào, phải làm sao mới tốt, mới không phạm phải sai lầm thì Ôn Chủy Vũ chỉ có thể tự dựa vào sức mình mà lần mò lối đi.
Mỗi ngày Diệp Linh đều đến chỗ cô xin cơm, ngay cả cuối tuần cũng không bỏ qua, thế nên Ôn Chủy Vũ không có gửi email cho Diệp Linh mà in bản kế hoạch thành tập rồi đưa cho nàng ta xem.
Diệp Linh xem xong không có nói gì, chỉ lấy viết khoanh vài chỗ rồi nói: "Tôi cảm thấy mấy chỗ này có khả năng phải xem xét lại để hoàn thiện hơn nữa."
Bản kế hoạch này Ôn Chủy Vũ đã lật đi lật lại rất nhiều lần, nhìn vào những gì Diệp Linh vừa khoanh lại, cô không biết nó bất ổn chỗ nào.
Chỉ là, Diệp Linh có thể khoanh tròn một hai chỗ để chỉ điểm cho cô thì cũng không tệ lắm, không phải cái gì cũng trông chờ người ta giải thích rõ ràng cho mình. Ôn Chủy Vũ xem không hiểu, cũng không có nói gì, cô tự mình ngẫm hết cả một buổi chiều, đợi đến sau bữa tối, lúc đi dạo với Ôn Nho lão tiên sinh mới nhân đó thỉnh giáo ông.
Ông nội nói với cô, đừng sợ trong tay có nhiều đồ tốt, chỉ cần liên lạc được với những người sẵn sàng bỏ tiền mua lại chúng, từ đó có thể tạo ra một vòng giao dịch tuy nhỏ nhưng có tính ổn định lâu dài, chuyện này đến đây xem như không cần phải lo lắng. Ôn Nho lão tiên sinh lại bồi thêm một câu, có những thứ quý giá có tiền muốn mua cũng chẳng được. Còn về chi phí mua tranh, chỉ cần đảm bảo được đầu ra, nâng giá lên mức hợp lý, làm kinh doanh không thể không vướng vào cảnh nợ nần, chờ một khoảng thời gian để dòng vốn quay vòng là được.
Ôn Chủy Vũ lúc này mới hiểu ra. Diệp Linh và Ôn Nho lão tiên sinh đều khá vòng vo. Ý của hai người bọn họ là có thể đầu tư với kinh phí lớn hơn một chút, chỉ cần cô có thể đặt mua được tranh đẹp, càng nhiều càng tốt, lôi kéo thêm một nhóm khách hàng VIP. Vậy thì số tranh đặt dư của mấy danh họa kia dù không mang đi đấu giá hay treo lên bán thì vẫn có thể đem trao đổi với nhóm khách hàng cao cấp này. Hiện có rất nhiều ngành nghề đều hoạt động theo phương thức trên, nhưng nói ra thì dễ, đến lúc tiến hành cụ thể lại là một chuyện khác. Xưởng vẽ mới thành lập, vẫn chưa đủ điều kiện để thực hiện, nhưng cách làm này là một xu hướng phát triển mới, thực sự vẫn nên áp dụng cho hội đấu giá mùa đông lần này.
Còn việc mua bán với nhóm khách hàng kia, bởi vì phải làm việc trực tiếp với nhau, nếu giao cho phòng kinh doanh tiếp cận thì không thích hợp cho lắm, nên cô chỉ có thể để tự mình lo liệu.
Sau một phen làm đi làm lại mấy lần, bản kế hoạch của cô được chia thành hai phần, phải mất một tuần mới hoàn thành, mới đổi được cái gật đầu của Diệp Linh. Sau đó, cô lập tức bắt đầu liên lạc với các họa sĩ có tiếng, đợi sau khi đối phương đồng ý gặp mặt nói chuyện thì cô sẽ đích thân đến nhà để thương lượng.
Cô không muốn phiền đến Diệp Linh, vốn dĩ mang theo giám đốc kinh doanh cũng không có gì khác biệt. Nhưng giám đốc bộ phận kinh doanh so với cô còn bận hơn, nếu dẫn theo thì phòng kinh doanh sẽ không có người giúp cô xoay sở với những khách hàng còn lại. Huống hồ, Ôn Chủy Vũ luôn có cảm giác Diệp Linh cứ nhìn mình chằm chằm như hổ đói, nếu cô không mang Diệp Linh đi, không chừng sẽ gây ra hậu quả gì đó nghiêm trọng.
Nghĩcho cùng, xưởng vẽ vừa mới khởi nghiệp, cô vẫn không chịu được giày vò, thế là ngoan ngoãn hẹn Diệp Linh đicùng.
Diệp Linh ngồi trước mặt cô, đang mãi mê nói về công việc, Ôn Chủy Vũ thấy mình cứ lơ đễnh nghĩ tới chuyện riêng nên có phần xấu hổ, vội vàng gác lại những dòng suy nghĩ kia.
Ôn Chủy Vũ nói: "Tôi cần chuẩn bị trước, phải làm thêm một bản dự thảo nữa. Đến lúc đó, nếu không may có thiếu sót gì, phải nhờ giám đốc Diệp chỉ dạy thêm"
Thấy Ôn Chủy Vũ chưa kịp bàn bạc gì với Ôn Lê mà tự mình đã bắt đầu tìm cách xoay xở, Diệp Linh vui vẻ cười một cái, dùng tông giọng ấm áp trả lời một tiếng: "Được."
Một tiếng "được" này vừa truyền đến, không biết có phải là do giọng của Diệp Linh dễ nghe hay vì nàng ta đáp ứng quá thoải mái nên khiến người nghe cảm thấy rất dễ chịu. Dư âm còn văng vẳng ở bên tai, Ôn Chủy Vũ nghe ra trong đó có mang theo vài phần hàm súc, cô theo bản năng nhìn về phía Diệp Linh, trông thấy sắc mặt Diệp Linh vẫn như cũ, không có gì khác thường.
Diệp Linh rót cho Ôn Chủy Vũ một tách trà, rồi tự mình nhâm nhi.
Ôn Chủy Vũ ngồi bên cạnh cùng Diệp Linh uống trà. Cô thấy Diệp Linh đang rất thư thả, hơn nữa, tâm trạng trông có vẻ không tệ.
Diệp Linh nán lại ở chỗ cô, trong đó có quá nhiều điểm bất thường, chuyện này khiến cho Ôn Chủy Vũ không thể thôi suy nghĩ nhiều.
Diệp Linh thích cô, muốn tiếp cận cô sao?
Cách nghĩ này khiến Ôn Chủy Vũ có nghĩ làm sao cũng cảm thấy nó kỳ lạ. Cô không kiềm được lại nhìn Diệp Linh thêm vài lần, cuối cùng chỉ có thể đưa ra kết luận, nếu bỏ qua không nói đến phần tính cách thì Diệp Linh cũng tính là người có tướng mạo, giọng nói, khí chất tương đối tốt. Tông giọng của Diệp Linh rất dễ nghe, lúc nói không nhanh không chậm, tốc độ nói tuy không nhanh nhưng điềm tĩnh có khí thế, lúc thì rõ ràng ấm áp, phát âm rất chuẩn. Diệp Linh nói chuyện vô cùng mềm mỏng, khiêm nhường nhưng cũng có phần đanh thép, luôn mang đến cho cô loại cảm giác đằng sau mỗi câu mỗi từ của Diệp Linh đều đã được uốn lưỡi bảy lần, đến khi nói ra thì chắc như đinh đóng cột. Đây là một người nói gì, làm gì cũng đều có chuẩn bị từ trước.
Thình lình, cô liếc thấy khóe miệng Diệp Linh giương lên, tựa như đang cười, không nhịn được mà quay mặt nhìn về phía Diệp Linh thì trông thấy nàng ta đang cúi đầu chuyên tâm uống trà, cũng không che giấu nụ cười bên khóe môi. Cô hỏi: "Giám đốc Diệp đang cười chuyện gì?"
Diệp Linh nhẹ cười một tiếng, đặt tách trà xuống, nói: "Không có gì, chỉ là..." cả thân người Diệp Linh hơi nghiêng về phía trước, đến gần Ôn Chủy Vũ, dáng vẻ như muốn thì thầm điều gì đó.
Ôn Chủy Vũ có chút hiếu kỳ, trong phòng này chỉ có hai người các cô, Diệp Linh còn muốn nói nhỏ chuyện chi? Cô nghi hoặc mà kéo người đến gần, muốn nghe xem nàng ta đang định nói gì.
Diệp Linh ghé sát tai Ôn Chủy Vũ, lúc chỉ còn cách lỗ tai Ôn Chủy Vũ vài phân, nàng ta thấp giọng khẽ nói một câu: "Chủy Vũ, mắt của em luôn liếc nhìn tôi, là có ý với tôi đúng không?" Nàng ta nói xong thì lập tức quay lại ngồi xuống chỗ cũ, còn tinh quái nháy mắt với Ôn Chủy Vũ một cái.
Ôn Chủy Vũ chỉ thấy trong đầu mình "ong' một tiếng, cảm giác nóng như thiêu đốt từ lỗ tai lan tràn lên tới đỉnh đầu. Cô nghi ngờ Diệp Linh có ý đối với mình, Diệp Linh thế mà lại đổ cho cô có ý với nàng ta? Cô sẽ có ý với nàng ta sao? Nếu Diệp Linh không phải là người làm việc nghiêm túc đứng đắn thì e rằng ngay cả việc thở thành đối tác của nàng ta cô cũng không muốn làm. Ôn Chủy Vũ dửng dưng đáp lại một câu: "Giám đốc Diệp nghĩ nhiều rồi."
Diệp Linh ăn không nói có "hm" một tiếng, rút một tờ khăn giấy ướt đưa cho Ôn Chủy Vũ, nói: "Lau mặt bớt nóng, tiết trời cuối thu này làm cho Chủy Vũ của chúng ta nóng tới mức đỏ bừng cả mặt."
Ôn Chủy Vũ dùng sức nhận lấy khăn giấy Diệp Linh đưa: "Cảm ơn." một câu, sau đó cúi đầu, lau tay bằng khăn giấy ướt.
Ánh mắt của Diệp Linh rơi trên những ngón tay vừa trắng vừa mềm như ngọn hành, khóe môi lại khẽ giương. Nàng ta nhìn thời gian một chút rồi nói: "Buổi chiều tôi còn có việc nên đi trước."
Ôn Chủy Vũ vẫy vẫy tay làm động tác tạm biệt với Diệp Linh, mừng rỡ khi nàng ta rời đi.
Sau khi Diệp Linh đi khỏi, cô liền liên lạc với Ôn Lê bàn về chuyện đấu giá.
Ôn Lê không có ý kiến gì, để cô tự mình tìm cách.
Phòng tranh tổ chức phiên đấu giá, cách hữu dụng nhất vẫn là sử dụng chiêu bài quảng cáo để tăng thêm danh tiếng cho phòng tranh và nâng giá tác phẩm, vì những họa phẩm được mang lên sàn đều là những bức tốt nhất, hơn nữa, nhất định phải có nét đặc sắc riêng.
Hoạt động của phòng tranh luôn bắt nguồn từ hai cách thức.
Một là đặt tranh của họa sĩ nổi tiếng để bán đấu giá, bằng cách này có thể thành công tạo được tiếng vang trong giới. Chỉ là, tranh của họa sĩ lớn tương đối đắt, tác phẩm của họ đều được bán theo thước, một thước rẻ nhất cũng có giá lên tới hàng chục nghìn, dễ dẫn tới vấn đề tồn đọng vốn đầu tư. Giống như trước đây cô đã từng đặt mua một lượng lớn tranh, tuy nói tranh của các họa gia có tên tuổi rất dễ bán, thậm chí những trường hợp được trả giá cao, giúp kiếm về một khoản kếch xù như bức Trường Thành Hùng Quan Đồ của sư phụ cô cũng không phải hiếm, nhưng đó là thành quả của việc dốc sức thuê người tiếp thị, tuyên truyền. Tính luôn cả việc quảng cáo, đấu giá cộng thêm các chi phí hoạt động khác thì phần phí tổn phải bỏ ra có lẽ sẽ khá cao, một khi xảy ra chuyện đấu giá không thành công do giá khởi điểm của tác phẩm quá đắt hoặc tranh bị ứ đọng với số lượng nhiều sẽ trực tiếp đẩy phòng tranh vào cảnh khó khăn về vốn. Chưa kể, tranh của mấy danh họa kia số lượng cũng rất có hạn, không chỉ riêng cô mà những đồng nghiệp khác cũng muốn đặt mua, mà chuyện vẽ tranh lại không giống như việc sản xuất trong nhà máy, không phải cứ gấp rút tăng ca là có thể chạy kịp đơn hàng. Điều đó có nghĩa là, cho dù Ôn Chủy Vũ có muốn mua thì chưa chắc người ta sẽ bán hay có đủ tranh để bán cho cô, thế nên thông thường tranh của người nổi tiếng đều được dùng làm bảo vật trấn tiệm.
Cách thức còn lại chính là thu mua tác phẩm của họa sĩ hay thợ vẽ thuộc các nhóm vẽ có chút tên tuổi, đây là những họa phẩm có tiềm năng, giá thành lại không quá cao. Mua tranh của bọn họ, không chỉ xem người đó có khả năng phát triển trong tương lai hay không mà còn phải lựa xem cả tranh. Họ còn đang ở trong giai đoạn phát triển, chất lượng tranh vẽ ra đôi khi vẫn chưa được ổn định. Mặc dù tranh không đắt, nhưng tốt xấu lẫn lộn, phải giám định cẩn thận, nhân đó cũng giúp tăng khả năng đánh giá.
Kinh doanh tranh vẽ, trong ngành luôn có những chuyên gia làm công việc nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về các họa sĩ ở trong lẫn cả ngoài nước.
Hội đấu giá lần này, cô dự định thực hiện bằng cả hai cách, vừa cho ra mắt khoảng bảy tám bức tranh của họa gia nổi tiếng, vừa giới thiệu thêm vài bức tương đối đặc sắc, có giá trị quảng bá do những họa sĩ trẻ tiềm năng vẽ nên. Đối với những bức của người có tiếng sáng tác phải tận lực né tránh tình trạng tranh bị trùng lặp đề tài, ví dụ như việc phân loại tranh quốc họa đương đại có thể được chia thành: nhân vật, thủy mặc, hoa điểu, phong cảnh, hoa cỏ, dưa trái, chim muông, thú, cá và côn trùng v.v... Lúc lên sàn đấu giá nhất định phải cố gắng tránh việc xuất hiện hai bức tranh cùng vẽ cảnh sơn thủy hay cá. Từ phương thức thể hiện, vẽ tranh lại được chia thành các hình thái kỹ thuật như công bút, tả ý, đường nét, sơn màu và thủy mặc. Cô mở phòng tranh chứ không phải mở triển lãm cá nhân, cho nên, tranh được mang đi đấu giá tốt nhất phải nằm trong số này. Nếu cô đã đặt tranh sơn thủy công bút, thì không thể mua thêm tranh sơn thủy vẽ theo kỹ thuật tả ý, nếu chọn lấy tranh thủy mặc hoa điểu thì không được đặt tranh hoa điểu sơn màu.
Đầu tiên, cô phải dựa vào chủng loại mới có thể xác định xem nên đi tìm họa sĩ nào để đặt tranh, tiếp đến phải liên hệ cho đối phương, hỏi xem người ta có thời gian hoặc có đồng ý nhận đơn đặt hàng của cô hay không, sau đó mới có thể mang tiền và hợp đồng đến nơi đàm phán, còn chuyện đàm phán thành công hay thất bại lại là một chuyện khác.
Đặt được tranh, xác định những bức nào sẽ được mang đi đấu giá, sau đó lại phải liên hệ với nhà đấu giá để lên kế hoạch và ký kết các thủ tục có liên quan, cho dù quá trình thực hiện luôn cố định nhưng các vấn đề như thời gian cử hành, sân bãi, bảo an v.v... vẫn phải trao đổi lại. Việc tiếp thị cũng phải bỏ cũ đổi mới, không thể sử dụng lại chiêu bài quảng cáo lần trước, nếu cứ dùng mãi một phương thức quảng cáo, không nói tới việc khách hàng sẽ nhàm chán mà đến cả cô cũng cảm thấy phát ngấy. Vừa phải dự toán ngân sách cho cả tá việc linh ta linh tinh khác, vừa phải khống chế mức phí tổn của dự án này trong phạm vi mà nguồn vốn hiện có của phòng tranh có thể chấp nhận được. Bằng không, một khi phòng tranh rơi vào tình trạng vòng vốn không ổn định thì cả cô lẫn Côn Luân Họa Thất đều phải đối mặt với tình thế nước sôi lửa bỏng.
May thay, chuyện này không phải do một mình cô gánh vác, mà công việc của bộ phận marketing đã bao gồm các việc kể trên.
Còn hơn ba tháng nữa là đến cuối năm, quỹ thời gian cũng tương đối eo hẹp. Thế nên, việc lập bản kế hoạch thực hiện dự án không thể kéo dài thêm, phải nhanh chóng hoàn thành. Ôn Chủy Vũ mở cuộc họp với người ở bộ phận kinh doanh, trước tiến hành trao đổi, tiếp đó lại phân phó cho bọn họ soạn bản kế hoạch chi tiết, sau khi cô xem xong sẽ tiếp tục cùng người của bộ phận kinh doanh thảo luận chữa lỗi, lúc này mới mang cho Diệp Linh và Ôn Lê xem thử.
Ôn Lê không có ý kiến gì, chỉ nói với cô, tốt không tốt, được không được, cô tự mình quyết định.
Ôn Lê dẫn cô bước vào nghề này, nhưng những việc sau đó nên làm như thế nào, phải làm sao mới tốt, mới không phạm phải sai lầm thì Ôn Chủy Vũ chỉ có thể tự dựa vào sức mình mà lần mò lối đi.
Mỗi ngày Diệp Linh đều đến chỗ cô xin cơm, ngay cả cuối tuần cũng không bỏ qua, thế nên Ôn Chủy Vũ không có gửi email cho Diệp Linh mà in bản kế hoạch thành tập rồi đưa cho nàng ta xem.
Diệp Linh xem xong không có nói gì, chỉ lấy viết khoanh vài chỗ rồi nói: "Tôi cảm thấy mấy chỗ này có khả năng phải xem xét lại để hoàn thiện hơn nữa."
Bản kế hoạch này Ôn Chủy Vũ đã lật đi lật lại rất nhiều lần, nhìn vào những gì Diệp Linh vừa khoanh lại, cô không biết nó bất ổn chỗ nào.
Chỉ là, Diệp Linh có thể khoanh tròn một hai chỗ để chỉ điểm cho cô thì cũng không tệ lắm, không phải cái gì cũng trông chờ người ta giải thích rõ ràng cho mình. Ôn Chủy Vũ xem không hiểu, cũng không có nói gì, cô tự mình ngẫm hết cả một buổi chiều, đợi đến sau bữa tối, lúc đi dạo với Ôn Nho lão tiên sinh mới nhân đó thỉnh giáo ông.
Ông nội nói với cô, đừng sợ trong tay có nhiều đồ tốt, chỉ cần liên lạc được với những người sẵn sàng bỏ tiền mua lại chúng, từ đó có thể tạo ra một vòng giao dịch tuy nhỏ nhưng có tính ổn định lâu dài, chuyện này đến đây xem như không cần phải lo lắng. Ôn Nho lão tiên sinh lại bồi thêm một câu, có những thứ quý giá có tiền muốn mua cũng chẳng được. Còn về chi phí mua tranh, chỉ cần đảm bảo được đầu ra, nâng giá lên mức hợp lý, làm kinh doanh không thể không vướng vào cảnh nợ nần, chờ một khoảng thời gian để dòng vốn quay vòng là được.
Ôn Chủy Vũ lúc này mới hiểu ra. Diệp Linh và Ôn Nho lão tiên sinh đều khá vòng vo. Ý của hai người bọn họ là có thể đầu tư với kinh phí lớn hơn một chút, chỉ cần cô có thể đặt mua được tranh đẹp, càng nhiều càng tốt, lôi kéo thêm một nhóm khách hàng VIP. Vậy thì số tranh đặt dư của mấy danh họa kia dù không mang đi đấu giá hay treo lên bán thì vẫn có thể đem trao đổi với nhóm khách hàng cao cấp này. Hiện có rất nhiều ngành nghề đều hoạt động theo phương thức trên, nhưng nói ra thì dễ, đến lúc tiến hành cụ thể lại là một chuyện khác. Xưởng vẽ mới thành lập, vẫn chưa đủ điều kiện để thực hiện, nhưng cách làm này là một xu hướng phát triển mới, thực sự vẫn nên áp dụng cho hội đấu giá mùa đông lần này.
Còn việc mua bán với nhóm khách hàng kia, bởi vì phải làm việc trực tiếp với nhau, nếu giao cho phòng kinh doanh tiếp cận thì không thích hợp cho lắm, nên cô chỉ có thể để tự mình lo liệu.
Sau một phen làm đi làm lại mấy lần, bản kế hoạch của cô được chia thành hai phần, phải mất một tuần mới hoàn thành, mới đổi được cái gật đầu của Diệp Linh. Sau đó, cô lập tức bắt đầu liên lạc với các họa sĩ có tiếng, đợi sau khi đối phương đồng ý gặp mặt nói chuyện thì cô sẽ đích thân đến nhà để thương lượng.
Cô không muốn phiền đến Diệp Linh, vốn dĩ mang theo giám đốc kinh doanh cũng không có gì khác biệt. Nhưng giám đốc bộ phận kinh doanh so với cô còn bận hơn, nếu dẫn theo thì phòng kinh doanh sẽ không có người giúp cô xoay sở với những khách hàng còn lại. Huống hồ, Ôn Chủy Vũ luôn có cảm giác Diệp Linh cứ nhìn mình chằm chằm như hổ đói, nếu cô không mang Diệp Linh đi, không chừng sẽ gây ra hậu quả gì đó nghiêm trọng.
Nghĩcho cùng, xưởng vẽ vừa mới khởi nghiệp, cô vẫn không chịu được giày vò, thế là ngoan ngoãn hẹn Diệp Linh đicùng.