Chương 44
Nghe tiếng mẹ cao giọng cất lên, tôi như được kéo trở về thực tại, toàn thân rùng mình một tiếng choàng tỉnh. Âm giọng sang sảng của mẹ đầy bực bội cùng mai mỉa ngoài cửa nhà:
– Anh Đăng đấy à… sao hôm nay rồng lại đến nhà tôm thế? Anh du học ở bển về từ bao giờ, sao anh biết chúng tôi ở đây mà đến?
Tôi rùng mình choàng dậy, nhìn về cửa thấy một cảnh đành loạng choạng bước ra ngăn mẹ nói những lời chọc giận anh. Có điều, thái độ ôn tồn của anh khiến tôi bất giác cảm thấy an ổn. Thấy tôi trong bộ đồ thun mặc nhà bước đến, đôi mắt rủ xuống anh mỉm cười đáp lời mẹ tôi:
– Cô Quỳnh, đã lâu không gặp, cô vẫn khỏe chứ?
– Nhờ phúc của bà nội anh và của anh mà chúng tôi vẫn khỏe lắm, chưa chết được!
– Hôm nay đến đây cháu có chút quà nhỏ biếu cô chú!
– Không dám, chúng tôi nào dám nhận thịnh tình của đại thiếu gia nhà họ Lâm như anh!
Mẹ tôi ngúng nguẩy cầm cây chổi chít vừa quét vừa hất về anh hàm ý xua đuổi. Tôi giữ lại cây chổi trên tay mẹ, nhẹ giọng nói:
– Mẹ, mẹ vào nhà đi, để con nói chuyện với anh ấy.
– Con đừng ra ngoài gió máy, để mẹ đóng cửa lại cho yên! Còn anh, nhà chúng tôi tồi tàn không xứng tiếp anh đâu, mời anh về cho!
– Mẹ… chuyện ngày xưa con sẽ giải thích với mẹ sau… Mẹ cứ vào nhà đi!
Hải Đăng đưa ánh mắt có chút áy náy hướng về tấm lưng mẹ tôi quay ngoắt vào trong nhà. Đặt giỏ trái cây xuống bậu cửa, tầm mắt anh rơi trên khuôn mặt trắng bệch của tôi, dường như đáy mắt anh ánh lên tia chua xót.
– Cô ốm thế nào?
– Tôi cảm bình thường thôi… nghỉ ngơi một ngày là khỏi. Anh đến đây có việc gì?
– Đừng chủ quan, đến bệnh viện kiểm tra đi!
Trước đôi mắt thâm trầm dường như chứa đựng âu lo của Hải Đăng, tôi vội xua tay:
– Thôi… không cần! Lúc này tôi chỉ muốn được nghỉ ngơi thôi! Cảm ơn anh… đã quan tâm!
Tôi vừa dứt lời, bất chợt anh nắm chặt tay tôi kéo ra ngoài. Sức tôi lúc này hoàn toàn không thể chống cự lại anh, hơn nữa không muốn mẹ hiểu lầm sâu thêm về anh, tôi đành chịu bước theo anh ra chiếc xe hơi sang trọng sáng bừng cả con ngõ nghèo. Nhiều người cùng khu trọ đưa đôi mắt tò mò về hai chúng tôi, một người cao lớn sang trọng tỏa ra toàn mùi tiền, người kia thì vừa rách nát vừa yếu ớt đến tội nghiệp, quả là một bức tranh tương phản rõ nét gây chú ý. Bất ngờ, anh quay người lại, nâng cơ thể tôi lên ngang người làm tôi đứng hình, bức tranh tương phản lúc này chợt hòa thành bức họa âm dương đen trắng.
– Bỏ tôi xuống… tôi tự đi được!
– Sợ cô bước ra được đến xe thì tôi phải chở cô đi cấp cứu mất!
– Làm gì đến nỗi… tôi uống thuốc rồi!
Tôi đỏ mặt cãi lại. Cơ thể nóng hầm hập của tôi được bao trọn trong đôi bàn tay vững chãi ấm áp, tôi ngoan ngoãn im lặng, chấp nhận để anh đặt vào ghế phụ trong xe. Bao nhiêu năm quen biết, hình như… đây là lần đầu tiên anh nâng niu tôi như lúc này. Đại thiếu gia hống hách thích quát tháo ra oai đâu rồi? Dường như… có gì đó sai sai thì phải?
Anh còn vươn tay định cài dây bảo hiểm cho tôi nhưng tôi gạt tay anh, tự mình lắp vào người. Việc anh quan tâm chăm sóc tôi thế này… tôi thực sự không quen.
Khởi động chiếc xe, anh chăm chú nhìn đường. Khu vực này đường xá không mấy đông đúc do nằm gần sông, giá nhà rất rẻ, nhiều nhà không số không tên, cũng là nơi tận cùng tồi tàn ở thành phố này, nơi phù hợp nhất mà chúng tôi có thể chịu đựng những năm qua. Anh nhíu mày, bất chợt lên tiếng khi bánh xe chèn qua những ổ gà sũng nước mưa:
– Biệt phủ nhà họ Lâm còn nhiều phòng trống, từ mai gia đình cô dọn trở lại đi! Ba tôi từng mời mẹ cô trở về làm quản gia, tôi nghĩ đó là ý kiến hay!
– Anh nghĩ chúng tôi có bị điên không mà quay lại nơi đó? Có phải anh muốn tôi về đó để… hàng đêm…
Tôi cắn chặt răng vào môi, hai má nóng ran không thể nói hết câu. Tôi muốn anh tin tôi không giết con anh, thế nhưng đối diện với anh, tôi vẫn cứ không sao giải thích cho rõ. Hít một hơi, tôi lạnh nhạt hỏi:
– Anh không hận vì tôi giết con anh nữa à?
– Nếu không hận thì tôi đã không cần cô trả lại nó cho tôi!
Lý do cũng hợp lý ghê… Tôi gật đầu, nhếch miệng chua chát:
– Vậy… nếu anh tin tôi không giết con anh, anh sẽ buông tha cho tôi chứ?
Tôi vừa nói vừa cầm bàn tay anh đặt lên vết sẹo mổ hở bên trái nơi bụng dưới năm nào, nước mắt tôi cũng lăn dài trên má. Cảm giác toàn thân anh chấn động khi những ngón tay chạm đến nơi da thịt gồ ghề thành một vệt dài, hai mắt anh long lên quay sang tôi, nửa như chất vấn, nửa như sợ hãi cùng đau xót.
– Anh tập trung lái xe đi, tôi sẽ giải thích ngay bây giờ.
Hải Đăng không tiếp tục để chiếc xe đi một đường thẳng, anh lui về lề đường rồi dừng xe lại. Anh quay sang tôi, trực tiếp vạch áo tôi lên để nhìn tận mắt vết sẹo dài bên bụng trái suốt đời không bao giờ biến mất, ẩn sâu trong đó là nhân quả tàn nhẫn mà tôi phải hứng chịu. Người phụ nữ khác có vết sẹo nơi vùng bụng là vì họ chào đón đứa con của mình, còn tôi… tôi có vết sẹo này là vì…
– Tôi đã phải mổ hở cắt vòi trứng trái vì thai ngoài tử cung. Sau đó… tôi trải qua mổ hở lần hai lấy ổ nhiễm trùng như anh đã biết. Bệnh án năm ấy tôi vẫn còn lưu lại. Tôi không giết con anh, anh tin rồi chứ?
Tôi không biết chính xác điều gì ẩn trong đáy mắt sâu thẳm tối tăm kia, chỉ biết dường như đáy mắt ấy loang loáng nước. Cơn đau năm nào lại dội về làm cơ thể tôi tê dại, vô thức run lên. Anh cứ vậy sững lại nhìn tôi, chẳng biết qua bao lâu, khi tôi trấn tĩnh sau cơn xúc động liền chỉnh lại áo, gạt dòng nước mắt khẽ lăn trên má.
– Anh Đăng đấy à… sao hôm nay rồng lại đến nhà tôm thế? Anh du học ở bển về từ bao giờ, sao anh biết chúng tôi ở đây mà đến?
Tôi rùng mình choàng dậy, nhìn về cửa thấy một cảnh đành loạng choạng bước ra ngăn mẹ nói những lời chọc giận anh. Có điều, thái độ ôn tồn của anh khiến tôi bất giác cảm thấy an ổn. Thấy tôi trong bộ đồ thun mặc nhà bước đến, đôi mắt rủ xuống anh mỉm cười đáp lời mẹ tôi:
– Cô Quỳnh, đã lâu không gặp, cô vẫn khỏe chứ?
– Nhờ phúc của bà nội anh và của anh mà chúng tôi vẫn khỏe lắm, chưa chết được!
– Hôm nay đến đây cháu có chút quà nhỏ biếu cô chú!
– Không dám, chúng tôi nào dám nhận thịnh tình của đại thiếu gia nhà họ Lâm như anh!
Mẹ tôi ngúng nguẩy cầm cây chổi chít vừa quét vừa hất về anh hàm ý xua đuổi. Tôi giữ lại cây chổi trên tay mẹ, nhẹ giọng nói:
– Mẹ, mẹ vào nhà đi, để con nói chuyện với anh ấy.
– Con đừng ra ngoài gió máy, để mẹ đóng cửa lại cho yên! Còn anh, nhà chúng tôi tồi tàn không xứng tiếp anh đâu, mời anh về cho!
– Mẹ… chuyện ngày xưa con sẽ giải thích với mẹ sau… Mẹ cứ vào nhà đi!
Hải Đăng đưa ánh mắt có chút áy náy hướng về tấm lưng mẹ tôi quay ngoắt vào trong nhà. Đặt giỏ trái cây xuống bậu cửa, tầm mắt anh rơi trên khuôn mặt trắng bệch của tôi, dường như đáy mắt anh ánh lên tia chua xót.
– Cô ốm thế nào?
– Tôi cảm bình thường thôi… nghỉ ngơi một ngày là khỏi. Anh đến đây có việc gì?
– Đừng chủ quan, đến bệnh viện kiểm tra đi!
Trước đôi mắt thâm trầm dường như chứa đựng âu lo của Hải Đăng, tôi vội xua tay:
– Thôi… không cần! Lúc này tôi chỉ muốn được nghỉ ngơi thôi! Cảm ơn anh… đã quan tâm!
Tôi vừa dứt lời, bất chợt anh nắm chặt tay tôi kéo ra ngoài. Sức tôi lúc này hoàn toàn không thể chống cự lại anh, hơn nữa không muốn mẹ hiểu lầm sâu thêm về anh, tôi đành chịu bước theo anh ra chiếc xe hơi sang trọng sáng bừng cả con ngõ nghèo. Nhiều người cùng khu trọ đưa đôi mắt tò mò về hai chúng tôi, một người cao lớn sang trọng tỏa ra toàn mùi tiền, người kia thì vừa rách nát vừa yếu ớt đến tội nghiệp, quả là một bức tranh tương phản rõ nét gây chú ý. Bất ngờ, anh quay người lại, nâng cơ thể tôi lên ngang người làm tôi đứng hình, bức tranh tương phản lúc này chợt hòa thành bức họa âm dương đen trắng.
– Bỏ tôi xuống… tôi tự đi được!
– Sợ cô bước ra được đến xe thì tôi phải chở cô đi cấp cứu mất!
– Làm gì đến nỗi… tôi uống thuốc rồi!
Tôi đỏ mặt cãi lại. Cơ thể nóng hầm hập của tôi được bao trọn trong đôi bàn tay vững chãi ấm áp, tôi ngoan ngoãn im lặng, chấp nhận để anh đặt vào ghế phụ trong xe. Bao nhiêu năm quen biết, hình như… đây là lần đầu tiên anh nâng niu tôi như lúc này. Đại thiếu gia hống hách thích quát tháo ra oai đâu rồi? Dường như… có gì đó sai sai thì phải?
Anh còn vươn tay định cài dây bảo hiểm cho tôi nhưng tôi gạt tay anh, tự mình lắp vào người. Việc anh quan tâm chăm sóc tôi thế này… tôi thực sự không quen.
Khởi động chiếc xe, anh chăm chú nhìn đường. Khu vực này đường xá không mấy đông đúc do nằm gần sông, giá nhà rất rẻ, nhiều nhà không số không tên, cũng là nơi tận cùng tồi tàn ở thành phố này, nơi phù hợp nhất mà chúng tôi có thể chịu đựng những năm qua. Anh nhíu mày, bất chợt lên tiếng khi bánh xe chèn qua những ổ gà sũng nước mưa:
– Biệt phủ nhà họ Lâm còn nhiều phòng trống, từ mai gia đình cô dọn trở lại đi! Ba tôi từng mời mẹ cô trở về làm quản gia, tôi nghĩ đó là ý kiến hay!
– Anh nghĩ chúng tôi có bị điên không mà quay lại nơi đó? Có phải anh muốn tôi về đó để… hàng đêm…
Tôi cắn chặt răng vào môi, hai má nóng ran không thể nói hết câu. Tôi muốn anh tin tôi không giết con anh, thế nhưng đối diện với anh, tôi vẫn cứ không sao giải thích cho rõ. Hít một hơi, tôi lạnh nhạt hỏi:
– Anh không hận vì tôi giết con anh nữa à?
– Nếu không hận thì tôi đã không cần cô trả lại nó cho tôi!
Lý do cũng hợp lý ghê… Tôi gật đầu, nhếch miệng chua chát:
– Vậy… nếu anh tin tôi không giết con anh, anh sẽ buông tha cho tôi chứ?
Tôi vừa nói vừa cầm bàn tay anh đặt lên vết sẹo mổ hở bên trái nơi bụng dưới năm nào, nước mắt tôi cũng lăn dài trên má. Cảm giác toàn thân anh chấn động khi những ngón tay chạm đến nơi da thịt gồ ghề thành một vệt dài, hai mắt anh long lên quay sang tôi, nửa như chất vấn, nửa như sợ hãi cùng đau xót.
– Anh tập trung lái xe đi, tôi sẽ giải thích ngay bây giờ.
Hải Đăng không tiếp tục để chiếc xe đi một đường thẳng, anh lui về lề đường rồi dừng xe lại. Anh quay sang tôi, trực tiếp vạch áo tôi lên để nhìn tận mắt vết sẹo dài bên bụng trái suốt đời không bao giờ biến mất, ẩn sâu trong đó là nhân quả tàn nhẫn mà tôi phải hứng chịu. Người phụ nữ khác có vết sẹo nơi vùng bụng là vì họ chào đón đứa con của mình, còn tôi… tôi có vết sẹo này là vì…
– Tôi đã phải mổ hở cắt vòi trứng trái vì thai ngoài tử cung. Sau đó… tôi trải qua mổ hở lần hai lấy ổ nhiễm trùng như anh đã biết. Bệnh án năm ấy tôi vẫn còn lưu lại. Tôi không giết con anh, anh tin rồi chứ?
Tôi không biết chính xác điều gì ẩn trong đáy mắt sâu thẳm tối tăm kia, chỉ biết dường như đáy mắt ấy loang loáng nước. Cơn đau năm nào lại dội về làm cơ thể tôi tê dại, vô thức run lên. Anh cứ vậy sững lại nhìn tôi, chẳng biết qua bao lâu, khi tôi trấn tĩnh sau cơn xúc động liền chỉnh lại áo, gạt dòng nước mắt khẽ lăn trên má.