Chương 13: Cơ minh
Thấy lão già cũng chủ động bước ra khỏi hàng, Hoàng đế mới tạm thời thu lại giận dữ. Biểu cảm trên khuôn mặt cũng hòa hoãn đi không ít, thái độ đối với lão nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Có gì muốn nói?
Lúc này lão già mới bày ra vẻ mặt không kiêu không nịnh, điềm tĩnh đáp:
- Hoàng thượng minh xét! Tứ vương gia Cao Viễn tuy tuổi còn trẻ nhưng cũng được coi là tài trí hơn người. Từ xưa đến nay "Vạn binh dễ kiếm, tinh tướng khó tìm". Thất bại chỉ là chuyện thường tình của binh gia, nhất thời xuất nhân ý liệu(1) mà thôi. Thần mạo muội khẩn xin Hoàng thượng hãy để ngài ấy lập công chuộc tội.
Ngừng một chút, lão lại nói tiếp:
- Thần xin đảm bảo trong vòng ba năm, Tứ vương gia Cao Viễn sẽ lập được đại công. Quyết không phụ lòng kì vọng của Hoàng thượng!
Lời nói trảm đinh tiệt sắt(1) của lão đã khiến Hoàng thượng động lòng. Nhưng Hoàng đế cũng không dễ dàng bỏ qua chuyện này được. Ông ta hắng giọng một cái, cố giữ dáng vẻ không chấp nhận. Nhưng chỉ cần là người mắt sáng thì ai ai cũng có thể thấy rõ Hoàng thượng đang khiêm nhượng đi rất nhiều.
- Hừ! Tội chết có thể tha, nhưng phạm lỗi tất phải chịu phạt. Bắt đầu từ hôm nay, bãi bỏ chức vị Thống soái của Cao Viễn, cắt bổng lộc hai năm và thu lại toàn bộ binh quyền của hắn. Mọi chuyện sau này, Trẫm sẽ từ từ xem xét! Bãi triều!
Buổi thượng triều cứ như vậy mà kết thúc, để lại trong lòng mỗi người một cảm giác lo sợ không nói thành lời, nhưng hơn hết vẫn là ganh tị với Cơ Minh. Nghĩ lại vừa rồi hơn mười viên quan quỳ xuống đất cầu xin cũng không bằng vài ba lời nói của lão khiến cho ai nấy cũng cảm thấy nghẹn một bụng ghen tức. Nhưng người khôn khéo ở chốn quan trường này dù có hận Cơ Minh đến thấu xương đi chăng nữa thì ở trước mặt lão ta, bọn họ vẫn phải vui vẻ nịnh nọt lấy lòng. Bởi lẽ có một sự thật là Hoàng thượng rất coi trọng lão. Trong triều này người ta còn âm thầm truyền tai nhau rằng, một lời nói của lão cũng có thể sánh ngang với một đạo thánh chỉ.
...
Hai mươi năm trước, Hoàng đế Đông quốc lúc bấy giờ còn là thái tử Ung Vĩ Thành cùng với đại tướng quân Cao Triết Hiên - tức cha của Cao Viễn, dẫn binh xuống phía Nam nhằm mở mang bờ cõi. Trùng hợp thay, An Hòa quốc và Tây Ly đều nhắm đến vùng đất rộng lớn này. Binh lực ba nước lúc bấy giờ đều ngang bằng nhau, chiến đấu ròng rã mấy năm trời vẫn không định được thắng bại. Ngay tại thời điểm đó, một người tự xưng Cơ Minh đã tìm đến doanh trại Đông quốc. Người này nổi danh trong giang hồ là một bậc kì tài thần cơ diệu toán. Ông ta đã quan sát thời cuộc mấy năm nay, trong lòng sáng tỏ được nhiều điều. Cho nên ông đã quyết định tìm đến thái tử Ung Vĩ Thành để phò tá người.
Nhờ có những kế sách và mưu lược của Cơ Minh, Đông quốc đã nhanh chóng giành được vùng đất này. An Hòa quốc thua cuộc đành phải rút lui về thành Thiết Nam, lấy sông Tô Giang làm ranh giới phân chia hai nước. Không những vậy, Đông quốc còn đánh bại đội quân Tây Ly, ép bọn họ phải lui vào sâu trong núi. Dãy núi đó có tên Hoàng Lĩnh, dễ thủ khó công, kéo dài từ Nam tới Bắc hình thành một bước tường thiên nhiên kiên cố bảo vệ Tây Ly khỏi sự tấn công của các nước khác. Nhờ vậy Tây Ly mới không bị Đông quốc truy cùng diệt tận. Nhưng đồng thời nó cũng hạn chế tối đa việc qua lại giữa Tây Ly với An Hòa và Đông quốc.
Sau khi giúp Đông quốc mở rộng lãnh thổ, thái tử Ung Vĩ Thành dễ dàng lên ngôi xưng đế, bên mình luôn có Cơ Minh đi theo phò trợ. Đại tướng quân Cao Triết Hiên được Ung Vĩ Thành phong Vương, đứng hàng thứ tư trong các vị vương gia. Thậm chí Hoàng đế Ung Vĩ Thành còn hứa gả tam công chúa Ung Châu Nhã vừa mới đầy tháng cho con trai của Cao Triết Hiên - tức Cao Viễn, để thể hiện thái độ coi trọng hiền thần của bậc đế vương.
Thấm thoát hai mươi năm qua đi, Cao Triết Hiên sớm đã tạ thế. Cao Viễn sáu tuổi được Cơ Minh dạy dỗ, mười sáu tuổi dẫn binh lên phía Bắc dẹp loạn thành công, hai mươi tuổi được Hoàng đế phong chức Thống soái. Có thể nói người học trò này của Cơ Minh là một anh tài xuất chúng. Lão hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của Cao Viễn. Vốn nghĩ rằng hắn có thể giúp Đông quốc đánh bại An Hòa, nhưng không ngờ lại bị An Hòa tính kế như thế. Ngồi trong xe ngựa, trên khuôn mặt già nua đầy nếp nhăn, đôi mắt lão hơi nheo lại, con ngươi bỗng lóe lên tia tinh quái:
- Xem ra bên kia sông... không hề đơn giản!
Xe ngựa đi thêm một đoạn thì dừng chân trước một phủ đệ rộng lớn. Phía trước có hai con sư tử đá được điêu khắc công phu tỉ mỉ. Bên trên có tấm biển khắc ba chữ "Phủ Cao Vương" được sơn son thếp vàng vô cùng nổi bật, trang nghiêm. Cửa chính được làm bằng gỗ sưa đỏ cực kì quý hiếm, hai bên còn đề hai câu đối:
"Vạn đại trường tồn gia thế thịnh
Hiền tôn hiếu tử dẫn quang vinh".
Đây cũng là câu đối do chính tay Cao Triết Hiên viết. Ông mong muốn Cao gia có thể ngàn năm hưng thịnh, con cháu từng người đều hiển hách vinh quang. Nhìn dòng chữ này, ánh mắt Cơ Minh thoáng qua chút luyến tiếc, đáy lòng chợt dâng lên một cảm xúc hoài niệm. Lão khẽ hít sâu một hơi, sau đó mới ung dung bước vào phủ. Cơ Minh quen thuộc đi dọc theo hành lang bên phải, thẳng đến một căn phòng màu nâu đỏ được lợp mái ngói lưu ly xanh thì lão mới dừng lại. Thấy xung quanh không có người canh gác, lão thầm lắc đầu thở dài rồi tiến lên đẩy cửa bước vào.
Ánh mặt trời nhanh chóng tràn vào căn phòng đầy lãnh khí, thâm u. Dương quang mạnh mẽ lập tức sưởi ấm cả gian phòng, nhưng đồng thời nó cũng vô tình chạm vào ngọn lửa giận trong lòng vị gia chủ nơi đây. Bấy giờ nam tử ở bên trong đầu tóc rối bù, y phục lộn xộn, trên người còn phát ra mùi rượu nồng nặc khó chịu cau mày quát lớn:
- Không muốn chết thì cút ngay cho bản vương!
- Là ta!
Giọng nói trầm ấm cất lên mang theo chút hiền từ lẫn chua xót làm Cao Viễn thoáng chốc giật mình. Nghe được giọng nói dịu dàng của sư phụ, cõi lòng hắn như được chữa lành sau những tổn thương vừa qua. Hắn lập tức vội quỳ gối xuống đất, nặng nề lê từng bước tiến đến dưới chân ông rồi dập đầu tạ tội:
- Sư phụ! Con bất tài, vô dụng. Người hãy mắng con, đánh con đi!
Quỳ dưới chân Cơ Minh, Cao Viễn ngoan ngoãn hiểu chuyện tựa như một đứa trẻ. Nhìn người học trò mình yêu thương nhất thành ra bộ dáng này, tâm lão tựa hồ bị ai đó bóp nghẹn. Thất bại ở Thiết Nam thành vừa qua chẳng khác nào một nhát dao chém vào thể diện của lão ta. Đối với một người có bản tính cao ngạo như lão thì việc này thật nhục nhã hơn bao giờ hết. Cơ Minh nhắm mắt thở ra một hơi dài, sau đó cúi đầu nhìn xuống phía dưới, giọng nói trong phút chốc đã thay đổi mười phần. Giờ phút này âm thanh vang lên đã không còn mềm mại thương xót, mà chỉ còn lại sự cứng rắn, quyết liệt:
- Đứng lên đi! Hôm nay ta đến đây không phải để trách con, mắng con. Mà là để cùng con lấy lại danh dự cho Cao gia, lấy lại quang phục rực rỡ cho Đông quốc này!
...
Chú thích
(1) Xuất nhân ý liệu: vượt ra ngoài suy tính, tiên đoán của con người.
(2) Trảm đinh tiệt sắt hay (trảm đinh tiệt thiết): ý nói chắc như đinh đóng cột
- Có gì muốn nói?
Lúc này lão già mới bày ra vẻ mặt không kiêu không nịnh, điềm tĩnh đáp:
- Hoàng thượng minh xét! Tứ vương gia Cao Viễn tuy tuổi còn trẻ nhưng cũng được coi là tài trí hơn người. Từ xưa đến nay "Vạn binh dễ kiếm, tinh tướng khó tìm". Thất bại chỉ là chuyện thường tình của binh gia, nhất thời xuất nhân ý liệu(1) mà thôi. Thần mạo muội khẩn xin Hoàng thượng hãy để ngài ấy lập công chuộc tội.
Ngừng một chút, lão lại nói tiếp:
- Thần xin đảm bảo trong vòng ba năm, Tứ vương gia Cao Viễn sẽ lập được đại công. Quyết không phụ lòng kì vọng của Hoàng thượng!
Lời nói trảm đinh tiệt sắt(1) của lão đã khiến Hoàng thượng động lòng. Nhưng Hoàng đế cũng không dễ dàng bỏ qua chuyện này được. Ông ta hắng giọng một cái, cố giữ dáng vẻ không chấp nhận. Nhưng chỉ cần là người mắt sáng thì ai ai cũng có thể thấy rõ Hoàng thượng đang khiêm nhượng đi rất nhiều.
- Hừ! Tội chết có thể tha, nhưng phạm lỗi tất phải chịu phạt. Bắt đầu từ hôm nay, bãi bỏ chức vị Thống soái của Cao Viễn, cắt bổng lộc hai năm và thu lại toàn bộ binh quyền của hắn. Mọi chuyện sau này, Trẫm sẽ từ từ xem xét! Bãi triều!
Buổi thượng triều cứ như vậy mà kết thúc, để lại trong lòng mỗi người một cảm giác lo sợ không nói thành lời, nhưng hơn hết vẫn là ganh tị với Cơ Minh. Nghĩ lại vừa rồi hơn mười viên quan quỳ xuống đất cầu xin cũng không bằng vài ba lời nói của lão khiến cho ai nấy cũng cảm thấy nghẹn một bụng ghen tức. Nhưng người khôn khéo ở chốn quan trường này dù có hận Cơ Minh đến thấu xương đi chăng nữa thì ở trước mặt lão ta, bọn họ vẫn phải vui vẻ nịnh nọt lấy lòng. Bởi lẽ có một sự thật là Hoàng thượng rất coi trọng lão. Trong triều này người ta còn âm thầm truyền tai nhau rằng, một lời nói của lão cũng có thể sánh ngang với một đạo thánh chỉ.
...
Hai mươi năm trước, Hoàng đế Đông quốc lúc bấy giờ còn là thái tử Ung Vĩ Thành cùng với đại tướng quân Cao Triết Hiên - tức cha của Cao Viễn, dẫn binh xuống phía Nam nhằm mở mang bờ cõi. Trùng hợp thay, An Hòa quốc và Tây Ly đều nhắm đến vùng đất rộng lớn này. Binh lực ba nước lúc bấy giờ đều ngang bằng nhau, chiến đấu ròng rã mấy năm trời vẫn không định được thắng bại. Ngay tại thời điểm đó, một người tự xưng Cơ Minh đã tìm đến doanh trại Đông quốc. Người này nổi danh trong giang hồ là một bậc kì tài thần cơ diệu toán. Ông ta đã quan sát thời cuộc mấy năm nay, trong lòng sáng tỏ được nhiều điều. Cho nên ông đã quyết định tìm đến thái tử Ung Vĩ Thành để phò tá người.
Nhờ có những kế sách và mưu lược của Cơ Minh, Đông quốc đã nhanh chóng giành được vùng đất này. An Hòa quốc thua cuộc đành phải rút lui về thành Thiết Nam, lấy sông Tô Giang làm ranh giới phân chia hai nước. Không những vậy, Đông quốc còn đánh bại đội quân Tây Ly, ép bọn họ phải lui vào sâu trong núi. Dãy núi đó có tên Hoàng Lĩnh, dễ thủ khó công, kéo dài từ Nam tới Bắc hình thành một bước tường thiên nhiên kiên cố bảo vệ Tây Ly khỏi sự tấn công của các nước khác. Nhờ vậy Tây Ly mới không bị Đông quốc truy cùng diệt tận. Nhưng đồng thời nó cũng hạn chế tối đa việc qua lại giữa Tây Ly với An Hòa và Đông quốc.
Sau khi giúp Đông quốc mở rộng lãnh thổ, thái tử Ung Vĩ Thành dễ dàng lên ngôi xưng đế, bên mình luôn có Cơ Minh đi theo phò trợ. Đại tướng quân Cao Triết Hiên được Ung Vĩ Thành phong Vương, đứng hàng thứ tư trong các vị vương gia. Thậm chí Hoàng đế Ung Vĩ Thành còn hứa gả tam công chúa Ung Châu Nhã vừa mới đầy tháng cho con trai của Cao Triết Hiên - tức Cao Viễn, để thể hiện thái độ coi trọng hiền thần của bậc đế vương.
Thấm thoát hai mươi năm qua đi, Cao Triết Hiên sớm đã tạ thế. Cao Viễn sáu tuổi được Cơ Minh dạy dỗ, mười sáu tuổi dẫn binh lên phía Bắc dẹp loạn thành công, hai mươi tuổi được Hoàng đế phong chức Thống soái. Có thể nói người học trò này của Cơ Minh là một anh tài xuất chúng. Lão hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của Cao Viễn. Vốn nghĩ rằng hắn có thể giúp Đông quốc đánh bại An Hòa, nhưng không ngờ lại bị An Hòa tính kế như thế. Ngồi trong xe ngựa, trên khuôn mặt già nua đầy nếp nhăn, đôi mắt lão hơi nheo lại, con ngươi bỗng lóe lên tia tinh quái:
- Xem ra bên kia sông... không hề đơn giản!
Xe ngựa đi thêm một đoạn thì dừng chân trước một phủ đệ rộng lớn. Phía trước có hai con sư tử đá được điêu khắc công phu tỉ mỉ. Bên trên có tấm biển khắc ba chữ "Phủ Cao Vương" được sơn son thếp vàng vô cùng nổi bật, trang nghiêm. Cửa chính được làm bằng gỗ sưa đỏ cực kì quý hiếm, hai bên còn đề hai câu đối:
"Vạn đại trường tồn gia thế thịnh
Hiền tôn hiếu tử dẫn quang vinh".
Đây cũng là câu đối do chính tay Cao Triết Hiên viết. Ông mong muốn Cao gia có thể ngàn năm hưng thịnh, con cháu từng người đều hiển hách vinh quang. Nhìn dòng chữ này, ánh mắt Cơ Minh thoáng qua chút luyến tiếc, đáy lòng chợt dâng lên một cảm xúc hoài niệm. Lão khẽ hít sâu một hơi, sau đó mới ung dung bước vào phủ. Cơ Minh quen thuộc đi dọc theo hành lang bên phải, thẳng đến một căn phòng màu nâu đỏ được lợp mái ngói lưu ly xanh thì lão mới dừng lại. Thấy xung quanh không có người canh gác, lão thầm lắc đầu thở dài rồi tiến lên đẩy cửa bước vào.
Ánh mặt trời nhanh chóng tràn vào căn phòng đầy lãnh khí, thâm u. Dương quang mạnh mẽ lập tức sưởi ấm cả gian phòng, nhưng đồng thời nó cũng vô tình chạm vào ngọn lửa giận trong lòng vị gia chủ nơi đây. Bấy giờ nam tử ở bên trong đầu tóc rối bù, y phục lộn xộn, trên người còn phát ra mùi rượu nồng nặc khó chịu cau mày quát lớn:
- Không muốn chết thì cút ngay cho bản vương!
- Là ta!
Giọng nói trầm ấm cất lên mang theo chút hiền từ lẫn chua xót làm Cao Viễn thoáng chốc giật mình. Nghe được giọng nói dịu dàng của sư phụ, cõi lòng hắn như được chữa lành sau những tổn thương vừa qua. Hắn lập tức vội quỳ gối xuống đất, nặng nề lê từng bước tiến đến dưới chân ông rồi dập đầu tạ tội:
- Sư phụ! Con bất tài, vô dụng. Người hãy mắng con, đánh con đi!
Quỳ dưới chân Cơ Minh, Cao Viễn ngoan ngoãn hiểu chuyện tựa như một đứa trẻ. Nhìn người học trò mình yêu thương nhất thành ra bộ dáng này, tâm lão tựa hồ bị ai đó bóp nghẹn. Thất bại ở Thiết Nam thành vừa qua chẳng khác nào một nhát dao chém vào thể diện của lão ta. Đối với một người có bản tính cao ngạo như lão thì việc này thật nhục nhã hơn bao giờ hết. Cơ Minh nhắm mắt thở ra một hơi dài, sau đó cúi đầu nhìn xuống phía dưới, giọng nói trong phút chốc đã thay đổi mười phần. Giờ phút này âm thanh vang lên đã không còn mềm mại thương xót, mà chỉ còn lại sự cứng rắn, quyết liệt:
- Đứng lên đi! Hôm nay ta đến đây không phải để trách con, mắng con. Mà là để cùng con lấy lại danh dự cho Cao gia, lấy lại quang phục rực rỡ cho Đông quốc này!
...
Chú thích
(1) Xuất nhân ý liệu: vượt ra ngoài suy tính, tiên đoán của con người.
(2) Trảm đinh tiệt sắt hay (trảm đinh tiệt thiết): ý nói chắc như đinh đóng cột