Chương 3: Ân Lan Hương
Tư Chân không biết mình đã ngủ bao lâu, nhưng chắc chắn tất cả không phải là mơ. Tư Chân đã tỉnh, mở đôi mắt đen láy của mình nhìn lên trần nhà. Căn phòng lúc này cửa sổ đã mở, làn gió mới lùa vào qua cửa gỗ. Cậu quay nhẹ đầu đưa mắt nhìn lên bầu trời trong trong xanh. Qua một đêm mưa, mọi thứ như được rửa sạch cuốn trôi mọi lớp bụi bám trên chúng. Tán lá rơi rụng khắp sân đã được quét sạch chỉ còn đọng lại những vũng nước nhỏ, những giọt nước còn sót lại vẫn thi thoảng thay nhau rơi xuống mặt đất ẩm ướt. Chỉ một cơn gió nhẹ cũng làm chúng rung rinh. Tư Chân nghe được tiếng đập cánh của một đàn chim sẻ. Có lẽ chúng đã bắt đầu một ngày mới sau mưa bão. Cậu cũng nên vậy nhỉ? Một kiếp sống nên được bắt đầu, tiếp diễn? Có lẽ vậy nhưng cũng không hẳn vậy.
Tư Chân ngồi dậy chậm dãi, một buổi sáng bình yên đã lâu không được cảm nhận. Chao ôi! Cái không khí sạch sẽ thơm ngát sự sống đang tràn ngập hai lá phổi của cậu. Cậu thật muốn cảm nhận trọn vẹn những ngày yên bình này, giá như cứ kéo dài như vậy mãi không phải tốt sao? Không gặp lũ người đó, không cần nhìn thấy những kẻ đó sẽ không đau khổ, tủi nhục cũng không cần thù hận dai dẳng như vậy.
Tư Chân bước xuống giường quan sát một chút phòng của cậu. Có chút nhỏ nhưng đều là quen thuộc, bên cạnh chiếc giường đơn là bàn học nhỏ trên đó để ngay ngắn mấy quyển tập viết, góc phía cuối giường mắc một đôi trạc để treo quần áo. Cậu trong lúc đó đã nhanh tay cuốn màn gấp chăn gọn gàng. Cánh cửa phòng mở ra không có ai ở nhà, Tư Chân ra vòi nước trước sân để rửa mặt. Sau đó cậu trở lại phòng khách, nói phòng khách thì không hẳn vì nó hợp với gian bếp ngay bên cạnh, Tư Chân thấy trên bàn úp lồng, lật chiếc lồng ra là một nồi thịt kho tàu và một bát xôi còn ấm. Cậu chắc chắn mẹ đã chuẩn bị chúng, mẹ là người chu đáo nhất cũng là quan tâm cậu nhất. Trên khuân mặt đứa trẻ không giấu nổi vui vẻ, hai chân đung đưa trên ghế ăn từng miếng một đặc biệt quy củ.
Bây giờ cũng đã hơn 6 giờ sáng, Ân Lan Hương đã rời nhà được gần 30 phút để đi làm. Tư Chân sống cùng mẹ ở ngoại ô cách xa trung tâm thành phố. Chỗ cậu đang ở là khu của những gia đình nghèo khó hoặc vô gia cư lang thang đến trú. Vì thế mà ở đây tự động tạo nên một khu ổ chuột không đến mức chật hẹp. Thời điểm này là cuối hè, Tư Chân chuẩn bị vào lớp một, Ân Lan Hương vì điều này mà muốn sắm sửa cho cậu vào năm học mới nên làm nhiều thêm chút việc.
Ân Lan Hương có thể coi là mẹ đơn thân mặc dù đã lấy chồng. Còn hắn người chồng này đang ở đâu thì cô không còn bận tâm lưu luyến nữa rồi. Có chăng cũng chỉ là thất vọng không thể nào tha thứ. Hắn ta là Tư Bân, trên khai sinh có thể gọi là cha của Tư Chân. Vốn Ân Lan Hương đã nghĩ mình có cuộc sống đủ hạnh phúc rồi. Khi Tư Bân mới cưới cô về còn rất quan tâm cô, làm ăn đang lúc khá khẩm dư dả. Mọi sự sẽ tưởng chừng êm ấm nào ngờ đang trên đà làm ăn lại bị phá sản trắng tay không những vậy còn thua lỗ nợ nần. Tư Chân sinh ra chưa đầy một tuổi hắn đã bỏ chốn để lại số nợ cho Ân Lan Hương gánh chịu. Bọn đòi nợ đến đe dọa, cô cũng đã nghĩ vay tiền người quen để trả dần nhưng trớ trêu thay Ân Lan Hương làm gì có tư cách gọi hai từ người thân chứ. Cô vì kết hôn với Tư Bân mà bỏ nhà ra đi còn đâu mặt mũi quay về. Bọn chúng siết đất, siết nhà, cô đành bế con lang thang, may sao tìm được nơi này rồi cũng thử kiếm việc làm. Ban đầu là không quen, sau dần cô cũng tìm được việc làm, đôi tay trước kia nhẵn nhụi, mềm mại giờ đã chai sần. Một ngày cô làm thêm đến 4 công việc, công việc làm phục vụ cho một quán ăn là chính, mấy cái khác là có việc gì làm việc đấy chủ yếu là đan lát, làm công bán thời gian.
" Bàn số 2, cho ba bát mì dương xuân "
" Có ngay thưa quí khách " Ân Lan Hương bỗng nghĩ vu vơ liền hồi thần trở lại công việc chính.
Đây là quán ăn sáng mở từ 6 giờ sáng đến hơn 10 giờ trưa mới đóng cửa. Quán làm ăn tốt, khách khứa nhiều lúc đông đến nỗi phải xếp cả bàn lên vỉa hè. Tầm này cũng đã gần trưa, bà chủ chuẩn bị đóng cửa quán rồi mặc dù vậy vẫn còn lác đác một vài người đến.
Quán ăn này nằm trên giao lộ ngã ba ngay mặt đường. Tuy quán trông hơi cũ nhưng cơ sở vật chất liên tục được củng cố gần đây mở thêm hai gian khách đến đều có chỗ thoải mái cả. Bà chủ nói nhà ăn này được gần hai chục năm rồi, Ân Lan Hương mới làm ở đây được chưa đầy 3 năm cũng đã xem như nhân viên thân thiết, đều được bà chủ chiếu cố. Bà Lương chủ tiệm sau biết được hoàn cảnh của cô cũng thương tình đi làm cho cô dắt theo đứa trẻ mới hai tuổi lại vì không ai trông nhưng đặc biệt ngoan ngoãn làm người nào trông thấy đều đặc biệt có thiện cảm yêu thích.
"Lan Hương cô đem phần bánh này về cho đứa trẻ ở nhà, dạo này không thấy dẫn sang quán thế " Bà từ trong tủ hấp lấy ra phần bánh bao còn lại.
" Bà Lương tốt quá, cháu cảm ơn bà, Chân Chân sắp vào lớp một rồi cho nó ở nhà tập viết ạ "
" Được rồi mau về xem thằng bé đói bụng rồi đấy, tôi đóng cửa tiệm ngay bây giờ "
Ân Lan Hương mỉm cười chào bà rồi lên chiếc xe đạp cũ trở về nhà.
Con đường dẫn đến khu tự lập khá dài và ngoằn nghoèo nhiều đoạn gấp khúc. Chỗ hai mẹ con Ân Lan Hương ở tuy vật chất không tốt nhưng tốt ở chỗ người xung quanh có lẽ cùng hoàn cảnh nên phần nào đỡ đần lẫn nhau. Tuy vẫn có một vài thành phần bất hảo thỉnh thoảng ghé vào nhưng may mắn không phá hại ai cả vì vốn dĩ ở đây đã nghèo kiết xác làm gì có mà lấy mà trộm được.
Cô nhanh chóng đạp xe, Ân Lan Hương sợ Tư Chân ở nhà một mình sẽ buồn vốn trẻ con nên phải chơi đùa chạy nhảy.
"Chân Chân, mẹ về rồi "
" Bà Lương còn cho cả bánh nữa "
Cô dựng xe vào góc sân nhìn đứa trẻ ngồi trên thềm đợi mình đi làm về cảm thấy rất hạnh phúc. May mắn cuộc đời cô có một thiên thần nhỏ bé, Ân Lan Hương mỉm cười dịu dàng nhìn đứa trẻ ngày nào cô còn bế bồng không chịu rời nửa bước.
Tư Chân ngồi dậy chậm dãi, một buổi sáng bình yên đã lâu không được cảm nhận. Chao ôi! Cái không khí sạch sẽ thơm ngát sự sống đang tràn ngập hai lá phổi của cậu. Cậu thật muốn cảm nhận trọn vẹn những ngày yên bình này, giá như cứ kéo dài như vậy mãi không phải tốt sao? Không gặp lũ người đó, không cần nhìn thấy những kẻ đó sẽ không đau khổ, tủi nhục cũng không cần thù hận dai dẳng như vậy.
Tư Chân bước xuống giường quan sát một chút phòng của cậu. Có chút nhỏ nhưng đều là quen thuộc, bên cạnh chiếc giường đơn là bàn học nhỏ trên đó để ngay ngắn mấy quyển tập viết, góc phía cuối giường mắc một đôi trạc để treo quần áo. Cậu trong lúc đó đã nhanh tay cuốn màn gấp chăn gọn gàng. Cánh cửa phòng mở ra không có ai ở nhà, Tư Chân ra vòi nước trước sân để rửa mặt. Sau đó cậu trở lại phòng khách, nói phòng khách thì không hẳn vì nó hợp với gian bếp ngay bên cạnh, Tư Chân thấy trên bàn úp lồng, lật chiếc lồng ra là một nồi thịt kho tàu và một bát xôi còn ấm. Cậu chắc chắn mẹ đã chuẩn bị chúng, mẹ là người chu đáo nhất cũng là quan tâm cậu nhất. Trên khuân mặt đứa trẻ không giấu nổi vui vẻ, hai chân đung đưa trên ghế ăn từng miếng một đặc biệt quy củ.
Bây giờ cũng đã hơn 6 giờ sáng, Ân Lan Hương đã rời nhà được gần 30 phút để đi làm. Tư Chân sống cùng mẹ ở ngoại ô cách xa trung tâm thành phố. Chỗ cậu đang ở là khu của những gia đình nghèo khó hoặc vô gia cư lang thang đến trú. Vì thế mà ở đây tự động tạo nên một khu ổ chuột không đến mức chật hẹp. Thời điểm này là cuối hè, Tư Chân chuẩn bị vào lớp một, Ân Lan Hương vì điều này mà muốn sắm sửa cho cậu vào năm học mới nên làm nhiều thêm chút việc.
Ân Lan Hương có thể coi là mẹ đơn thân mặc dù đã lấy chồng. Còn hắn người chồng này đang ở đâu thì cô không còn bận tâm lưu luyến nữa rồi. Có chăng cũng chỉ là thất vọng không thể nào tha thứ. Hắn ta là Tư Bân, trên khai sinh có thể gọi là cha của Tư Chân. Vốn Ân Lan Hương đã nghĩ mình có cuộc sống đủ hạnh phúc rồi. Khi Tư Bân mới cưới cô về còn rất quan tâm cô, làm ăn đang lúc khá khẩm dư dả. Mọi sự sẽ tưởng chừng êm ấm nào ngờ đang trên đà làm ăn lại bị phá sản trắng tay không những vậy còn thua lỗ nợ nần. Tư Chân sinh ra chưa đầy một tuổi hắn đã bỏ chốn để lại số nợ cho Ân Lan Hương gánh chịu. Bọn đòi nợ đến đe dọa, cô cũng đã nghĩ vay tiền người quen để trả dần nhưng trớ trêu thay Ân Lan Hương làm gì có tư cách gọi hai từ người thân chứ. Cô vì kết hôn với Tư Bân mà bỏ nhà ra đi còn đâu mặt mũi quay về. Bọn chúng siết đất, siết nhà, cô đành bế con lang thang, may sao tìm được nơi này rồi cũng thử kiếm việc làm. Ban đầu là không quen, sau dần cô cũng tìm được việc làm, đôi tay trước kia nhẵn nhụi, mềm mại giờ đã chai sần. Một ngày cô làm thêm đến 4 công việc, công việc làm phục vụ cho một quán ăn là chính, mấy cái khác là có việc gì làm việc đấy chủ yếu là đan lát, làm công bán thời gian.
" Bàn số 2, cho ba bát mì dương xuân "
" Có ngay thưa quí khách " Ân Lan Hương bỗng nghĩ vu vơ liền hồi thần trở lại công việc chính.
Đây là quán ăn sáng mở từ 6 giờ sáng đến hơn 10 giờ trưa mới đóng cửa. Quán làm ăn tốt, khách khứa nhiều lúc đông đến nỗi phải xếp cả bàn lên vỉa hè. Tầm này cũng đã gần trưa, bà chủ chuẩn bị đóng cửa quán rồi mặc dù vậy vẫn còn lác đác một vài người đến.
Quán ăn này nằm trên giao lộ ngã ba ngay mặt đường. Tuy quán trông hơi cũ nhưng cơ sở vật chất liên tục được củng cố gần đây mở thêm hai gian khách đến đều có chỗ thoải mái cả. Bà chủ nói nhà ăn này được gần hai chục năm rồi, Ân Lan Hương mới làm ở đây được chưa đầy 3 năm cũng đã xem như nhân viên thân thiết, đều được bà chủ chiếu cố. Bà Lương chủ tiệm sau biết được hoàn cảnh của cô cũng thương tình đi làm cho cô dắt theo đứa trẻ mới hai tuổi lại vì không ai trông nhưng đặc biệt ngoan ngoãn làm người nào trông thấy đều đặc biệt có thiện cảm yêu thích.
"Lan Hương cô đem phần bánh này về cho đứa trẻ ở nhà, dạo này không thấy dẫn sang quán thế " Bà từ trong tủ hấp lấy ra phần bánh bao còn lại.
" Bà Lương tốt quá, cháu cảm ơn bà, Chân Chân sắp vào lớp một rồi cho nó ở nhà tập viết ạ "
" Được rồi mau về xem thằng bé đói bụng rồi đấy, tôi đóng cửa tiệm ngay bây giờ "
Ân Lan Hương mỉm cười chào bà rồi lên chiếc xe đạp cũ trở về nhà.
Con đường dẫn đến khu tự lập khá dài và ngoằn nghoèo nhiều đoạn gấp khúc. Chỗ hai mẹ con Ân Lan Hương ở tuy vật chất không tốt nhưng tốt ở chỗ người xung quanh có lẽ cùng hoàn cảnh nên phần nào đỡ đần lẫn nhau. Tuy vẫn có một vài thành phần bất hảo thỉnh thoảng ghé vào nhưng may mắn không phá hại ai cả vì vốn dĩ ở đây đã nghèo kiết xác làm gì có mà lấy mà trộm được.
Cô nhanh chóng đạp xe, Ân Lan Hương sợ Tư Chân ở nhà một mình sẽ buồn vốn trẻ con nên phải chơi đùa chạy nhảy.
"Chân Chân, mẹ về rồi "
" Bà Lương còn cho cả bánh nữa "
Cô dựng xe vào góc sân nhìn đứa trẻ ngồi trên thềm đợi mình đi làm về cảm thấy rất hạnh phúc. May mắn cuộc đời cô có một thiên thần nhỏ bé, Ân Lan Hương mỉm cười dịu dàng nhìn đứa trẻ ngày nào cô còn bế bồng không chịu rời nửa bước.