Chương 3: Gặp nhau
Trường học X - nơi Hoài An nhận công tác vào cuối tháng Tám, cách thành phố hơn chín mươi kilomet về phía Tây. Sau vài trận mưa giông, bờ đất đằng sau mọc lên những mảng cúc dại li ti vàng ươm. Dưới nắng sớm chúng càng rực lên. Rừng được tiếp thêm nguồn sống mới, dương xỉ đua nhau vươn lên xanh mơn mởn hai bên đường. Xa xa sương mù lơ lửng lưng chừng núi vừa huyền ảo vừa hoang dại.
Hoài An cùng giáo viên chạy xe vào bản làng vận động trẻ em đến lớp. Sương trắng che khuất tầm nhìn, đọng trên mí mắt, trên tóc, trên tấm chắn bụi nón bảo hiểm. Thêm phần đường lầy kéo dài vài trăm mét, vừa dốc, vừa trơn. Xe chạy lên được một chút lại trùi ngược về sau. Phụ nữ chân yếu tay mềm không ai can đảm chạy qua đoạn lầy này cả. Tất cả đành bỏ xe lại bên vệ đường, cuốc bộ vào làng.
Những ngôi nhà sàn trong bản nằm thưa thớt nhau, nhà nào cũng có vài ba đứa trẻ chạch dưới mười lăm tuổi, đứa lớn ẵm đứa nhỏ đứng trước cửa nhìn theo các cô giáo. Thoạt đầu ba mẹ chúng từ chối không cho chúng đi học. Cuộc sống bao đời nay của họ vẫn ổn, đến mùa ai gọi gì thì làm nấy, phác keo, hái cà phê, trồng lúa,... đủ cho họ sống rồi, đi học là vừa tốn tiền vừa mất người lao động. Thấy vậy, chị Thúy và Mai phải khuyên nhủ lắm họ mới hiểu việc cho con đi học quan trọng nhường nào.
Chập chiều Hoài An cùng mọi người quay trở về. Sương xuống làm mọi thứ mờ đi, họ phải nương theo đèn pha của xe chở gỗ về đến Thị trấn. Đến trường ai cũng lấm lem, quần áo dính đầy bùn khô queo quắp, bám chặt đến khó cởi. Tầm bảy giờ, khi tất cả đã tắm rửa sạch sẽ, Hoài An ra ngoài vườn nhặt nhạnh rau dại về nấu nồi mì thật to cho sáu bảy người ăn. Đám rau tập tàng được cái lớn nhanh như phổng, hôm trước vừa hái xong hôm nay đã lên um tùm nên ngày nào cũng có rau ăn.
..........
Adam Scott - giáo viên người Mĩ dạy Tiếng Anh, là người nói Tiếng Việt thành thạo và hiểu phong cách sống như một người bản xứ. Đến chị Thúy, giáo viên dạy Văn gần hai mươi năm năm phải thốt lên rằng "Trời ơi Adam! Cậu có phải là người Mĩ không?" Anh chỉ biết cười. Adam học Tiếng Việt lúc còn ở Mĩ từ một người bạn du học sinh Việt Nam. Nhiều lần Adam ngẫm lại liệu hành động này có điên rồ với một người có quốc tịch Mĩ như anh không?. Chả có lý do gì để anh phải khổ mình ngượng ngạo tập tành tiếng Việt. Nhưng rồi, bằng một cách thần kỳ khó lý giải, mỗi lần nghe người bạn ấy kể về Việt Nam, y như rằng đêm đó Adam lại nằm mơ thấy mình khoác lên bộ đồ màu lính Việt, tay cầm súng băng qua mưa đạn. Dưới chân, xác bộ đội nằm la liệt, có những thi thể bị đạn bắn mà cũng có những thi thể không còn nguyên vẹn do nổ boom, mìn. Máu của họ chảy xuống hòa lẫn nước mưa đỏ ngầu từng hố boom. Và rồi, anh cứ chạy mãi như thế cho đến khi trước mặt chỉ còn là một màu trắng tinh, Adam bước qua luồng ánh sáng đó, một khung cảnh bình yên hiện ra trước mắt. Bầu trời trong xanh có đàn cò trắng đang bay, cánh đồng lúa vàng óng ngã nghiêng theo gió, người dân vui vẻ hát bài ca mùa gặt. Rồi từ đâu, một cô gái chạy đến bên anh, nở nụ cười hạnh phúc. "Mình ơi! Mình đã về rồi!". Tỉnh dậy, Adam đã thấy nước mắt ướt đẫm gối. Anh không hiểu ý nghĩa giấc mơ đó là gì. Cũng không biết người phụ nữ ấy là ai. Nhưng điều khiến Adam ngạc nhiên hơn là cô gái ấy nói Tiếng Việt và anh vẫn hiểu cô ấy nói gì trong mơ. Lúc tỉnh dậy Adam lại quên bẵn đi cô ấy nói gì, chỉ nhớ man mán là cô ấy mừng anh trở về sau chiến tranh. "Đó có phải là tiền kiếp của mình không?" Adam thoáng nghĩ như thế.
Mẹ của Adam theo Chúa Giê-su, bà không muốn con mình rơi vào trạng thái mê muội về thứ gọi là tiền kiếp, luân hồi mà Adam luôn nhắc tới. Bà hết lòng khuyên con trai đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Linh hồn, thân xác con người là do Chúa ban tặng, làm gì có chuyện kiếp trước anh là người Việt Nam. Nhưng khi thấy Adam hoàn toàn nghiêm túc bà chỉ còn cách khuyên anh sang Việt Nam tìm người con gái trong mơ. Bà tin rằng Adam sẽ không tìm được, càng không thể sống được ở Việt Nam quá năm năm. Trước khi Adam ra sân bay, bà trao cho anh sợi dây chuyền có mặt Thánh giá: "Nếu con có đức tin, con sẽ biết mình cần làm gì. Cầu Chúa che chở cho con. Yêu con!"
Adam đến Việt Nam, sống ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được hai năm. Trong chuyến du lịch Phú Quốc, anh gặp Mai - cô giáo dạy Ngoại Ngữ huyện miền núi, Mai kể cho anh nghe về những đứa trẻ vùng cao không có điều kiện đến trường. Cuối cùng, sau nhiều tháng cùng Mai trãi nghiệm, Adam quyết định chọn X là nơi để anh mang ngôn ngữ của mình dạy cho các em. Thấy Adam cởi mở, lại tha thiết bày tỏ muốn dạy Tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam nên mọi người quý mến anh lắm. Có gì ngon cũng mời Adam. Chị Thúy còn bảo "Adam sắp thành người Việt rồi nên tên cũng bỏ A để thành Đam nghe cho nó Việt hơn". Từ đó mọi người gọi anh bằng cái tên mới là Đam.
Hôm nay Adam bị cảm, người mềm oặt nằm trên giường cả ngày. Nghe tiếng mọi người trở về, anh gắng gượng xuống khu bếp hỏi thăm.
- Anh Đam phải không. Anh đã khỏe chưa? Mời anh vào đây cùng ăn với mọi người cho vui. - Giọng Hoài An vọng ra từ phòng bếp.
Adam nhìn qua ô cửa, Hoài An đang mĩm cười với anh. Bóng dáng người con gái nhỏ nhắn ấy chợt gợi cho anh nhớ về cô gái trong giấc mơ của mình. "Là cô ấy". Adam dụi mắt liên tục, nhìn Hoài An lại lần nữa. "Đúng là cô ấy rồi!" Đôi mắt Adam sáng rực trong đêm. Anh không giấu nỗi cảm xúc hạnh phúc, cảm giác kiếp trước của mình đang ùa về, trên con đường đất hai bên lúa chín vàng óng, Hoài An đang đứng chờ đợi anh. Adam vội chạy về phòng gửi email cho mẹ.
"Mẹ ơi! con đã tìm được cô ấy rồi.
Người con gái trong mơ của con đấy mẹ ạ. Cô ấy có thật, bằng xương bằng thịt trước mắt con. Mẹ không biết con vui như thế nào đâu và con chỉ muốn báo tin này cho mẹ.
Yêu mẹ!
Hoài An cùng giáo viên chạy xe vào bản làng vận động trẻ em đến lớp. Sương trắng che khuất tầm nhìn, đọng trên mí mắt, trên tóc, trên tấm chắn bụi nón bảo hiểm. Thêm phần đường lầy kéo dài vài trăm mét, vừa dốc, vừa trơn. Xe chạy lên được một chút lại trùi ngược về sau. Phụ nữ chân yếu tay mềm không ai can đảm chạy qua đoạn lầy này cả. Tất cả đành bỏ xe lại bên vệ đường, cuốc bộ vào làng.
Những ngôi nhà sàn trong bản nằm thưa thớt nhau, nhà nào cũng có vài ba đứa trẻ chạch dưới mười lăm tuổi, đứa lớn ẵm đứa nhỏ đứng trước cửa nhìn theo các cô giáo. Thoạt đầu ba mẹ chúng từ chối không cho chúng đi học. Cuộc sống bao đời nay của họ vẫn ổn, đến mùa ai gọi gì thì làm nấy, phác keo, hái cà phê, trồng lúa,... đủ cho họ sống rồi, đi học là vừa tốn tiền vừa mất người lao động. Thấy vậy, chị Thúy và Mai phải khuyên nhủ lắm họ mới hiểu việc cho con đi học quan trọng nhường nào.
Chập chiều Hoài An cùng mọi người quay trở về. Sương xuống làm mọi thứ mờ đi, họ phải nương theo đèn pha của xe chở gỗ về đến Thị trấn. Đến trường ai cũng lấm lem, quần áo dính đầy bùn khô queo quắp, bám chặt đến khó cởi. Tầm bảy giờ, khi tất cả đã tắm rửa sạch sẽ, Hoài An ra ngoài vườn nhặt nhạnh rau dại về nấu nồi mì thật to cho sáu bảy người ăn. Đám rau tập tàng được cái lớn nhanh như phổng, hôm trước vừa hái xong hôm nay đã lên um tùm nên ngày nào cũng có rau ăn.
..........
Adam Scott - giáo viên người Mĩ dạy Tiếng Anh, là người nói Tiếng Việt thành thạo và hiểu phong cách sống như một người bản xứ. Đến chị Thúy, giáo viên dạy Văn gần hai mươi năm năm phải thốt lên rằng "Trời ơi Adam! Cậu có phải là người Mĩ không?" Anh chỉ biết cười. Adam học Tiếng Việt lúc còn ở Mĩ từ một người bạn du học sinh Việt Nam. Nhiều lần Adam ngẫm lại liệu hành động này có điên rồ với một người có quốc tịch Mĩ như anh không?. Chả có lý do gì để anh phải khổ mình ngượng ngạo tập tành tiếng Việt. Nhưng rồi, bằng một cách thần kỳ khó lý giải, mỗi lần nghe người bạn ấy kể về Việt Nam, y như rằng đêm đó Adam lại nằm mơ thấy mình khoác lên bộ đồ màu lính Việt, tay cầm súng băng qua mưa đạn. Dưới chân, xác bộ đội nằm la liệt, có những thi thể bị đạn bắn mà cũng có những thi thể không còn nguyên vẹn do nổ boom, mìn. Máu của họ chảy xuống hòa lẫn nước mưa đỏ ngầu từng hố boom. Và rồi, anh cứ chạy mãi như thế cho đến khi trước mặt chỉ còn là một màu trắng tinh, Adam bước qua luồng ánh sáng đó, một khung cảnh bình yên hiện ra trước mắt. Bầu trời trong xanh có đàn cò trắng đang bay, cánh đồng lúa vàng óng ngã nghiêng theo gió, người dân vui vẻ hát bài ca mùa gặt. Rồi từ đâu, một cô gái chạy đến bên anh, nở nụ cười hạnh phúc. "Mình ơi! Mình đã về rồi!". Tỉnh dậy, Adam đã thấy nước mắt ướt đẫm gối. Anh không hiểu ý nghĩa giấc mơ đó là gì. Cũng không biết người phụ nữ ấy là ai. Nhưng điều khiến Adam ngạc nhiên hơn là cô gái ấy nói Tiếng Việt và anh vẫn hiểu cô ấy nói gì trong mơ. Lúc tỉnh dậy Adam lại quên bẵn đi cô ấy nói gì, chỉ nhớ man mán là cô ấy mừng anh trở về sau chiến tranh. "Đó có phải là tiền kiếp của mình không?" Adam thoáng nghĩ như thế.
Mẹ của Adam theo Chúa Giê-su, bà không muốn con mình rơi vào trạng thái mê muội về thứ gọi là tiền kiếp, luân hồi mà Adam luôn nhắc tới. Bà hết lòng khuyên con trai đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Linh hồn, thân xác con người là do Chúa ban tặng, làm gì có chuyện kiếp trước anh là người Việt Nam. Nhưng khi thấy Adam hoàn toàn nghiêm túc bà chỉ còn cách khuyên anh sang Việt Nam tìm người con gái trong mơ. Bà tin rằng Adam sẽ không tìm được, càng không thể sống được ở Việt Nam quá năm năm. Trước khi Adam ra sân bay, bà trao cho anh sợi dây chuyền có mặt Thánh giá: "Nếu con có đức tin, con sẽ biết mình cần làm gì. Cầu Chúa che chở cho con. Yêu con!"
Adam đến Việt Nam, sống ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được hai năm. Trong chuyến du lịch Phú Quốc, anh gặp Mai - cô giáo dạy Ngoại Ngữ huyện miền núi, Mai kể cho anh nghe về những đứa trẻ vùng cao không có điều kiện đến trường. Cuối cùng, sau nhiều tháng cùng Mai trãi nghiệm, Adam quyết định chọn X là nơi để anh mang ngôn ngữ của mình dạy cho các em. Thấy Adam cởi mở, lại tha thiết bày tỏ muốn dạy Tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam nên mọi người quý mến anh lắm. Có gì ngon cũng mời Adam. Chị Thúy còn bảo "Adam sắp thành người Việt rồi nên tên cũng bỏ A để thành Đam nghe cho nó Việt hơn". Từ đó mọi người gọi anh bằng cái tên mới là Đam.
Hôm nay Adam bị cảm, người mềm oặt nằm trên giường cả ngày. Nghe tiếng mọi người trở về, anh gắng gượng xuống khu bếp hỏi thăm.
- Anh Đam phải không. Anh đã khỏe chưa? Mời anh vào đây cùng ăn với mọi người cho vui. - Giọng Hoài An vọng ra từ phòng bếp.
Adam nhìn qua ô cửa, Hoài An đang mĩm cười với anh. Bóng dáng người con gái nhỏ nhắn ấy chợt gợi cho anh nhớ về cô gái trong giấc mơ của mình. "Là cô ấy". Adam dụi mắt liên tục, nhìn Hoài An lại lần nữa. "Đúng là cô ấy rồi!" Đôi mắt Adam sáng rực trong đêm. Anh không giấu nỗi cảm xúc hạnh phúc, cảm giác kiếp trước của mình đang ùa về, trên con đường đất hai bên lúa chín vàng óng, Hoài An đang đứng chờ đợi anh. Adam vội chạy về phòng gửi email cho mẹ.
"Mẹ ơi! con đã tìm được cô ấy rồi.
Người con gái trong mơ của con đấy mẹ ạ. Cô ấy có thật, bằng xương bằng thịt trước mắt con. Mẹ không biết con vui như thế nào đâu và con chỉ muốn báo tin này cho mẹ.
Yêu mẹ!